Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

C h ụ p M a c r o L à G ì?

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • C h ụ p M a c r o L à G ì?

    C h ụ p M a c r o L à G ì?

    Macro là một trong những kiểu chụp cơ bản mà hầu hết những người mới bắt đầu đều biết vì nó khá dễ dàng. Đây cũng là kiểu chụp được ứng dụng rất nhiều trong chụp ảnh sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa rõ "chụp macro là gì" và khi chụp ảnh macro cần chú ý những gì. Cùng đọc bài viết này để tìm hiểu sâu hơn về cách chụp này nhé.



    Chụp macro là kiểu chụp cận cảnh và đối tượng trong ảnh được phóng to hơn đối tượng bên ngoài thực tế. Chụp macro đòi hỏi sự đam mê và sự kiên trì ở người chụp thì mới có thể tạo ra được những bức ảnh mà phong cách này muốn hướng tới.

    Trong chụp ảnh sản phẩm, kiểu chụp này sẽ giúp làm nổi bật các chi tiết đặc sắc và màu sắc của sản phẩm. Ngoài ra, kiểu chụp này còn được ứng dụng nhiều trong chụp ảnh sự kiện, chụp ảnh chân dung, ảnh thời trang,...






    Cần lưu ý điều gì khi chọn ống kính chụp macro?


    Có nhiều ống được thiết kế riêng để phục vụ cho việc chụp macro. Các ống kính macro thường có độ phóng đại 1:1 và tiêu cự lý tưởng là khoảng tầm 85 – 105mm. Đối với những người yêu thích thể loại chụp này thì việc sở hữu một chiếc lens chụp macro sẽ là yếu tố đầu tiên cần phải có.

    Độ phóng đại của ống kính chính là một trong những thông số bạn cần quan tâm khi mua ống kính macro. Độ phóng đại bao gồm 2 yếu tố chính là tiêu cự và khoảng cách lấy nét tối thiểu.





    Những điều cần lưu ý khi chụp ảnh macro sản phẩm chuyên nghiệp


    Có thể nói chụp ảnh macro khá đơn giản với một số kỹ thuật cơ bản, tuy nhiên khi sử dụng cách chụp này để chụp ảnh nội thất thì cũng yêu cầu người chụp phải có kỹ thuật chuyên nghiệp hơn. Sau đây là một vài lưu ý để bạn có được những bức ảnh chụp macro chất lượng:

    1. Chọn thiết bị phù hợp với ống kính macro

    Việc chọn tỷ lệ phóng đại của ống kính macro là yếu tố rất quan trọng. Tỉ lệ phóng đại chuẩn của ống kính macro là 1:1. Tất cả những ống kính có tỉ lệ nhỏ hơn con số này thì đấy không phải là ống kính macro.

    Bạn cần khéo léo chọn lens có tiêu cự phù hợp với từng loại sản phẩm bạn định chụp. Ví dụ như với các sản phẩm nhỏ như trang sức, bạn có thể chọn ống có tiêu cự tầm 50 – 65mm. Với các sản phẩm lớn hơn bạn có thể chọn lens có tiêu cự 85 – 180mm.



    2. Lấy nét bằng tay

    Hình ảnh rõ ràng, sắc nét là những yếu tố để làm nên một bức ảnh đẹp. Bên cạnh đó, độn nét còn giúp ảnh macro phân biệt với các loại ảnh khác cần có độ sâu trường ảnh (DOF). Và để tăng DOF, người dùng cần để khẩu độ nhỏ càng tốt và cần tự lấy nét bằng tay. Kỹ thuật này sẽ giúp bạn tăng độ sắc nét nơi vùng đối tượng.



    3. Tốc độ bấm máy

    Để chụp macro tại các sự kiện, cần học cách kiểm soát được tốc độ bấm máy vì hầu hết các chủ thể đều không ở dạng tĩnh. Với dạng chủ thể ở động như này bạn cần bấm máy thật nhanh để bắt được tư thế, góc ảnh đẹp lí tưởng.



    4. Dùng chân máy

    Chân máy là một phụ kiện không thể thiếu nếu bạn muốn chụp ảnh macro một cách chuyên nghiệp. Chân máy sẽ giúp máy ảnh của bạn ở thế cố định và tránh out net, nhòe ảnh do tay run. Hãy nhớ rằng, với nghệ thuật macro, chỉ cần một chút run tay cũng có thể ví như một cơn địa chấn mạnh đối với chủ thể được chụp.





    5. Ánh sáng


    Trong macro, ánh sáng là điều vô cùng cần thiết. Khi dùng marco để chụp ảnh nội thất, nếu chỉ muốn dùng ánh sáng tự nhiên thì bạn cần hiểu rõ về cường độ, hướng sáng, sự tác động và chọn góc máy phù hợp, hay cần thêm phụ kiện che chắn để có chất lượng ánh sáng tốt nhất cho chủ thể của mình. Bên cạnh đó, để ánh sáng được mềm mại hơn, tự nhiên hơn thì bạn nên sử dụng thêm miếng tản sáng.



    6. Sáng tạo các góc chụp


    Chụp macro cũng là một nghệ thuật và nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sáng tạo từ việc chọn góc chụp, đối tượng. Luôn tìm tòi những vẻ đẹp mới lạ mà bạn có thể khai thác, sáng tạo chính là chìa khóa thành công ở mọi lĩnh vực và cả trong chụp ảnh cũng thế.




    Trên đây là những lưu ý chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về thể loại chụp ảnh macro. Hy vọng, bài viết này đã mang đến cho bạn những kiến thức mới, bổ ích khi theo đuổi đam mê của mình trong lĩnh vực nhiếp ảnh.

    (ST)

Working...
X