Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Đ ẹ p và X ấ u

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đ ẹ p và X ấ u


    Đ ẹ p và X ấ u




    Làm thế nào để càng ngày chúng ta càng đẹp thêm? Và làm thế nào càng ngày cái xấu càng giảm lần đi? Chuyện coi bình thường, dân dã, vậy mà tất cả căn cứ ở câu, kể như là câu châm ngôn: Tâm Sanh Tướng.

    Thưa, tâm tốt đẹp thì mặt mày sáng sủa, vượng khí thêm lên, vui. Còn ngược lại, tâm cứ toan tính những lọc lừa xấu xa đê hèn, mưu cầu lợi cho riêng mình, mặc hại cho người, thì mặt mũi lơ láo, mắt nhìn ngang dọc đảo điên chả giống ai cả.

    Trong bài kinh trung bộ, đức Phật cũng lý giải về đẹp và xấu. Trong một buổi dó, Như Lai đang thọ trai ở tịnh xá, thì có một chàng trai đi tới và kính cẩn hỏi ngài:
    • « Thưa ngài, cùng một nhân duyên, sao lại có kẻ xấu người đẹp khác nhau? »

    Thế Tôn trả lời rằng:
    • « Cùng một nhân duyên, có người khi bị đụng chạm hay xúc phạm, họ vẫn tự tại, an nhiên hòa ái, không chống đối thô kệch, khi mãn kiếp, đủ phước duyên họ trở lại làm một người đẹp. Có người khác, khi bị va chạm vậy, họ vội tăng sân hận lên chống đối, đáp trả thô lậu, mãn kiếp, nếu có sanh lại làm người, sẽ là một người xấu. Nhân như vậy, duyên như vậy, nên có kẻ xấu có đẹp ».

    Xin cảm ơn người đã đặt câu hỏi từ 2500 năm trước.

    Lời Pháp Phật vô tâm ta và ở lại đó. Ta có một đời sống biết quán sát với tư duy tuệ giác mà ứng dụng ứng xử với người với mình để mong có một cuộc sống tốt, một thân hình với dung nhan đẹp, một tâm ý sáng ngời, từ bi, đạo hạnh, đem hạnh phúc cho người cho mình cho đời. Hằng ngày sống chung đụng con người mọi người kề cận nhau, thầy giảng, chúng ta như chén bát úp trên chõng, trên cái sóng chén úp thời xa xưa, nên va chạm xô đẩy nhau luôn luôn.

    Xẩy đến có một người nóng nảy, không tự trấn an kịp, sẽ khó chịu, bất bình, chống trả với sân hận. Sân hận này giắt chúng ta tái sanh vào nơi ác thú, mang hình tướng xấu xa. Nhìn một ai đó đang nóng giận bực tức, thấy mặt mũi đỏ gay như gà chọi, đang có một năng lực xấu rất nóng thiêu đốt họ, mặt bị mụn sần, da vẻ căng bóng. Thấy rất tội nghiệp.

    Cũng tự ngàn xưa, thầy Minh Thiền kể là, có một vị hòa thượng xuống đò ở một bờ sông nọ. Người đưa đò xưa ấy, đưa đò qua sóng nước bằng một mái dầm tay. Khi đó, trên thuyền có thầy và thêm 5, 3 vị khách, khách thương buôn thúng bán mẹt cùng muốn qua sông. Đò đang rời bến, thì có một vị khách nam, còn trẻ, hớt hải chạy tới kêu:
    • « Chủ đò, chờ ta! »
    Khách trên thuyền không chịu vì nắng đã quá sào, nhưng hòa thượng nói nếu qua sông rồi trở lại bờ bên này thì e lâu quá, chủ đò nên dừng lại chờ cho khách trễ giờ lên với, người ta cấp bách thì cũng như mình cấp bách vậy. Khi người khách trẻ lên được đò rồi, không biết có lầm tưởng gì không mà mang cái mặt mũi hung tợn, chạy lại nói với hòa thượng:
    • « Ông lui ra, bá ngọ, đây là chỗ tôi ngồi! »

    Hòa thượng lúng túng đứng lên, có chậm chạp, nên bị ông khách trẻ bực mình lấy roi quất vào mình hòa thượng, bị chảy máu. Khách lao xao nhưng rồi im, sợ, nên không ai dám nói chi, họ chỉ thấy tội cho thầy đã làm ơn mắc oán. Rồi đò cập bờ, mọi người lục tục quang gánh lên. Họ không quên nhìn thầy bình tĩnh ra mé thuyền, vớt nước rửa chút máu còn dính ở cánh tay, ở áo cà sa. Người vừa đánh thầy, còn rất thanh niên, sáp lại hỏi:
    • « Còn đau không? »
      « Không ».
      « Ông khùng hả? Bị đánh mà không đau ? »
      « Không, ta không khùng. Ta không sân hận nên không đau. Người, người nóng giận, bực tức điên đầu, đã đau, rồi đánh ta, người còn đau hơn! »

    Người trẻ đó, lúc trước mặt đỏ như vang, lúc này mặt anh ta vàng như nghệ. Anh ta cúi cuống thấp hơn, rồi ngỏ ý xin lỗi:
    • « Thầy ơi, con chưa thấy ai bình tĩnh như thầy còn con đây, nóng nẩy điên rồ ».

    Giờ thì anh khóc rống lên:
    • « Con đây, con như cây khô gặp mưa. Như lữ hành đói khát gặp cơm… »

    Thanh niên đó xin thầy tha cho tội đã đánh thầy và xin theo về chùa nhờ hồng ân tam bảo gia trì. Hòa thượng bằng lòng tất cả, ngài đã làm một nghĩa cử tạo ra cuộc tao ngộ tương phùng, để hướng dẫn một chúng sanh đầy sân hận, hung hăng về nẻo giác bình an.

    Sân hận đang và lúc nào cũng đầy dẫy trong cuộc sống ta bà hỗn tạp. Sân hận đi thông qua những cảm xúc làm con người khó và không tự kiểm soát nổi. Vậy thì muốn vơi bớt đi, thầy khuyên chúng sanh không tự đem tai ương tới bằng lời nói khen hay chê. Với cả hai âm thanh khen và chê, chúng sanh khó giữ tâm bình an. Vì sao ư ? Thưa là: Ăn miếng trả miếng, vẫn là bình thường, nhưng ân oán sẽ chập chùng tiếp diễn. Nên xóa đi. Ăn miếng không trả miếng, là tâm địa của người hiền của người con Phật, biết lấy từ bi ôn hòa mà đối đãi với nhau bằng tình người. Vì cuộc đời đã, vẫn, đang rất khổ đau, nên vị thầy qua đò đã mang tình người thắp sáng tình người, đem đạo đức thắp sáng đạo đức. Nó ghét mình ư? Đó là chuyện của nó, rồi cảm xúc sẽ qua đi. Thầy giữ tâm an trú trong chánh niệm vì thầy là con Phật, thầy làm bổn phận hoằng dương chánh pháp.

    Trong kinh Trung Bộ, ngay Phật cũng từng bị chê trách, chống đối, từ gièm pha đến dọa bị giết. Nhưng Như Lai không nao núng, ngài ung dung, bình thản, an nhiên, tha thứ và yêu thương cả họ. Ngài là vị từ ái tối thượng, làm gương cho hết thẩy nhân sinh.

    Cũng theo lời kinh dậy, điều quan trọng là giữ tâm thế. Không nên chao đảo vì bị xô đẩy. Người có tâm địa sân hận, tham lam nóng nẩy, là người ích kỷ, là ác, chính là người ngu si trong vô minh. Người đó chưa sắm sửa được cho mình nổi « cây gươm sáng » tuệ giác, rất mù mờ trước hình ảnh sáng suốt của đức đại trí Văn Thù Sư Lợi!

    Dù cho có dung nhan, thân thể đẹp đi nữa. Thì sẽ không đẹp lâu bền, cái đẹp mong manh vô căn cứ đó rất mau tàn, sẽ trả thanh xuân cho quá khứ tàn phai. Còn người có tâm đạo, vui vẻ hòa ái, buông xả thì họ có pháp thể khinh an, tốt người đẹp tướng bền lâu.

    Chúng ta đọc thêm chuyện lẩn thẩn rất nóng giận của một nhân vật lừng danh, là thi sĩ Tô Đông Pha, đời Tống (Trung Hoa) ông là tác giả tiền hậu Xích Bích, để coi ông vượt qua hỏa lò tam giới như thế nào.

    Thưa, có thế, ông Tô Đông Pha là một thi sĩ đời nhà Tống, nên không thuộc nhóm đường thi. Không may cho ông là nhà cầm quyền Vương An Thạch lúc bấy giờ muốn cải cách xã hội. Họ không ưa gì nhóm thi sĩ tài ba này. Chính quyền muốn đầy ải phát vãng nhóm thi nhân về nơi rừng thiêng nước độc như Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây… Họ nổi tiếng như thế đó, ảnh hưởng sâu sắc tới Việt Nam, mà một thời sau, thầy Tuệ Sỹ của chúng ta, cảm cái tài năng thi tứ năng động lung linh của ông thi sĩ nhà Tống, mà thầy chúng ta đã đi vào:
    « Tô Đông Pha khung trời viễn mộng » đầy thiền đạo và thi ca: « Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn, Ai mang quán trọ mà ngăn nẻo về? » B.G.

    Tô Đông Pha đã mang vào « khung trời viễn mộng » những gì? Ngoài nguồn thơ lai láng lung linh, còn lại là những đọa đấy, những khổ lụy và nhiều phiêu bồng tân toan, chúng ám ảnh thầy Tuệ Sỹ tôi: « Đá mòn phơi nẻo tà dương, Nằm nghe nước lũ khóc chừng cuộc chơi ».

    Tô Đông Pha cũng mang cái nghiệp tù đầy như thầy tôi, ông bị giam trong nhà lao rất lâu. Vì Vương An Thạch không ưa những người làm thơ văn, mà theo ông là cổ hủ, một lũ thoái hóa, phi lao động, chỉ biết ngồi làm thơ than mây khóc gió. Khi Tô Đông Pha bị đả kích ở Hoàng Châu, may thay cho ông là ông gặp được nhà sư Phật Ấn ở chùa Quy Tông. Hàng Châu và Quy Tông là đối ngạn. Bên này và bên kia một dòng sông. Nhờ đó mà nhà thơ và hoà thượng Phật Ấn thường qua lại giao tiếp, trao đổi thi văn và cùng nhau ngoạn cảnh. Nhà sư cảm thi ca tuyệt vời của Tô Đông pha. Tô Đông Pha cảm thiền đạo của sư phụ.

    Ngài Phật Ấn, nguyên hiệu là Giác Lão, ngài dậy Phật pháp và thiền đạo cho họ Tô. Tới một ngày, họ Tô làm được một bài kệ, liền viết vội vào giấy hoa tiên, nhờ một tiểu đồng đi xuống chèo ngay tức thì qua sông, đến Quy Tông trình lên sư phụ Phật Ấn, tỏ cùng ngài là ông đã xả bỏ hết lợi suy, vui khổ, vinh nhục, khen chê… Ông muốn chứng tỏ với sư phụ là ông không còn sợ Vương An Thạch nữa, không còn bị lay động bởi bát phong nữa.

    Sư phụ đọc xong thì phê vào sau bài kệ : « trung tiện » rồi đưa tiểu đồng biểu mang về đưa cho họ Tô liền thời. Họ Tô đọc thấy hai chữ « trung tiện » thì nổi cáu, tức, như bị kiến cắn, lửa đốt, ông lập tức tự tay chèo đò sang sông, vừa đến nơi, đã thấy có sẵn ngài Phật Ấn ung dung đứng chờ ông tự bao giờ. Họ Tô lớn tiếng trách sư phụ coi rẻ công tu tập của ông. Ông kể lể, là ông bị ghét bỏ, là ông đã đi theo ngài tu thiền bấy lâu, sao ngài nỡ lòng nào mà đối xử với ông thô bạo? Ngài Phật Ấn nghe trách móc, chỉ mỉm cười, ngài đi qua đi lại thong dong trên bờ sông nghe Tô Đông Pha nói đã đời, rồi ngài ung dung trả lời:
    • « Ô hô, người bảo bát phong không còn làm người lay động, mà giờ này, người lại bị lay động vì hai chữ đó ư? »

    Tô giựt mình thảng thốt, rồi hiểu ra ngay, họ Tô lặng lẽ vái chào rồi âm thầm tự mò về bờ, bên của mình. Đúng là chưa đáo bỉ ngạn!

    Khen thay, đáng mặt Tô Đông Pha, con người tiếng tăm lừng lẫy thi bá một thời. Ông đã tự nổi lửa, lửa vừa bùng lên, ông kịp thời tự mình dập tắt lửa, tránh được bị thiêu bị đốt tan hoang. Thiên hạ chúng ta có cố gắng bắt chước thi sĩ Tô Đông Pha được tí chút nào không? Và cuộc sống ta bà luôn luôn bị tràn bờ sân hận, rồi chiến tranh từ mồi lửa sân hận đang bùng phát dữ dội khắp nơi.

    Nguyện cầu khổ nạn tiêu tan,
    Chúng sanh an lạc thế gian thái bình.




    Chúc Thanh
    (Paris, oct 2023)

Working...
X