Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Chuyện li kỳ về "dị nhân "

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chuyện li kỳ về "dị nhân "

    Anh Điệu đang đâm xuyên các thanh thép nan hoa xe đạp sắc nhọn qua yết hầu, vùng mặt

    Chuyện li kỳ về "dị nhân "


    Anh Điệu đang đâm xuyên các thanh thép nan hoa xe đạp sắc nhọn qua yết hầu, vùng mặt


    Từ một chàng đi hái cà phê thuê, Nguyễn Đắc Điệu (ở xã Hồng Dụ, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) đến với nghề “ăn kim loại” như chuyện duyên số. Lang thang đi xem xiếc, rồi lọt vào "mắt xanh" của một thầy dạy võ, anh Điệu mày mò học hỏi suốt 10 năm để có thể nuốt trôi 15 thanh kiếm, chọc kim loại sắc nhọn xuyên má, lưỡi cũng như đập búa tạ vào đầu mà chẳng hề hấn gì.



    Để trở thành kỷ lục gia của Việt Nam về thành tích nuốt kiếm, anh Điệu đã trải qua một tuổi thơ kì lạ và quá trình luyện võ công rất gian truân.

    “Thằng dở người”

    Người anh trai của Nguyễn Đắc Điệu mở đầu câu chuyện: “Bố tôi bị dị tật bẩm sinh, không thể nói được. Hai cụ sinh được bảy người con thì trong số năm anh em trai, chỉ có mỗi nó (Nguyễn Đắc Điệu - PV) là đứa khác người. Tính nó hiền lành, ít nói. Đi học xong rồi về nhà cứ nằm lỳ ở trong phòng, chẳng giao tiếp với nhiều người. Thú thực, công việc nhà nông bận bịu tối ngày nên bố mẹ tôi cũng không có nhiều thời gian để chăm sóc, quan tâm đến từng người con nên khi nhận biết những biểu hiện có phần khác thường của em nó, ai cũng lo. Lơ mơ nó bị bệnh trầm cảm hay có vấn đề gì về thần kinh thì nguy”.





    Mỗi thanh kiếm dài 56 cm


    Từ nhỏ Điệu đã có những biểu hiện khác thường, không giống như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Tuổi thơ của cậu nhóc này dày đặc những hành vi kỳ quái.

    Anh Điệu kể rằng mình có thói quen sưu tập những vật dụng mà nhiều nhà đổ đi như gạch đá, kim loại nhỏ rồi về tự uốn cong, nghịch chơi. “Cũng không biết tại sao mình lại như vậy. Nhưng khi đi tìm tòi các vật dụng mà người ta vứt đi, tôi có cảm giác rất thú vị”, anh Điệu nói.

    Đặc biệt, từ nhỏ, Điệu đã có niềm đam mê nhạc cụ. Vì nhà nghèo không có tiền để mua sắm nên anh lân la đến hỏi mượn rồi học lỏm từ những ông cụ... hành nghề thổi kèn đám ma trong làng.

    Vì thế, khi nhớ lại thời kỳ ấu thơ của Điệu, anh Thanh Thản - người bạn hàng xóm của anh chàng kì lạ này kể: “Bọn trẻ chúng tôi đứa nào cũng hiếu động, không đá bóng thì đi chăn trâu. Đằng này thằng Điệu nó khác người quá, chẳng tham gia làm lụng gì cả, suốt ngày ra đồng, ra bãi rác nhặt nhạnh những đồ vứt đi. Lại còn thích thổi kèn đám ma, chơi organ. Tụi nhỏ bọn tui đặt luôn cho cậu ấy biệt hiệu: "Thằng dở người”.

    Gia nhập đoàn xiếc

    Nhà đông anh em, cuộc sống ngày càng khó khăn vì thế khi học xong cấp 3, mặc dù lực học rất khá nhưng vì thương bố mẹ vất vả nên năm 1992 anh Điệu đã xin phép gia đình vào Gia Lai, ở tạm nhà người anh trai ruột để đi hái cà phê thuê, kiếm tiền mưu sinh.



    Vận công nuốt kiếm

    Đến với miền đất đỏ Cao Nguyên với bao điều kỳ thú, một lần nghe tin có đoàn xiếc về biểu diễn, Điệu cùng một số người bạn đã đi xem cho biết. Qua vài lần xem diễn, một lần trong đoàn xiếc có nhạc công bị ốm không thể biểu diễn, anh Điệu lân la và liều xin lên sân khấu thử chơi vài bản nhạc.

    Thấy Điệu có thể chơi trống, guitar và đàn organ, nghệ sĩ Hoàng Lộc - Trưởng Đoàn xiếc Đại Dương (nay trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên) đã quyết định cho chàng trai đa tài này gia nhập đoàn xiếc.

    “Họ làm được thì mình cũng làm được”

    Được nhận vào Đoàn xiếc Đại Dương, anh Điệu như cá gặp nước. Những chuyến lưu diễn từ Bắc chí Nam đã mang lại cho anh những khoản thu nhập rất khá so với những ngày đi hái cà phê thuê.

    Trong suốt quá trình từ năm 1992-1995, năng khiếu chơi nhạc của anh đã dần được phát lộ và trở nên hoàn hảo. Thậm chí, Điệu đã nhiều lần tự chơi nhạc và hát trên sân khấu khiến nhiều người khán giả trầm trồ ngợi khen.

    Nghệ sĩ Hoàng Lộc cho biết: “Tôi bất ngờ về một con người kỳ quái và rất đa tài như anh Điệu. Không được đào tạo bài bản, chẳng qua trường lớp âm nhạc nào nhưng cậu ấy ta chơi nhạc rất tự tin, thuần thục và trở thành người quan trọng bậc nhất trong mỗi chuyến lưu diễn của đoàn”.

    Bên cạnh việc chơi nhạc, Điệu còn có thể trình diễn những màn tung hứng điệu nghệ bằng chân. Nhưng chàng trai này vẫn trăn trở với suy nghĩ rằng mình phải có một tiết mục gì đó lạ mắt để góp sức nhiều hơn nữa vào việc duy trì và phát triển Đoàn xiếc Đại Dương - nơi đã tạo điều kiện và giúp anh có nghề kiếm kế sinh nhai.

    Trong khoảng thời gian làm việc tại Đoàn xiếc Đại Dương, Điệu thường xem các bạn diễn trình diễn các tiết mục mạo hiểm như đâm dao vào người, công phá gạch đá. Anh liền bật ra ý nghĩa: “Họ làm được thì mình cũng có thể làm được”.

    Thế rồi sau nhiều lần chăm chú dõi theo các “siêu nhân” biểu diễn, cuối cùng Điệp cũng có cơ hội tiếp cận nghệ sĩ Ba Minh (bố vợ anh Hoàng Lộc) và được ông quý mến, nhận làm đệ tử.

    Được sư phụ Ba Minh ưu ái truyền nghề nhưng đi kèm với cái nghề luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có thể lấy đi sinh mạng của mình bất cứ lúc nào như nghề nuốt kiếm, biết bao khó khăn thử thách. Lần đầu, khi cầm cây kiếm dài hơn 20cm lưỡi sắc nhọn, chân tay Điệu run bắn. Vừa đưa vào miệng, do không quen có vật lạ đi vào cơ thể và phần cuống họng, yết hầu anh đã bị chảy máu, xung huyết khi va chạm với thanh kiếm. Cả tuần lễ, Điệu không thể ăn được cơm.

    Phát lộ tài năng

    “Đã xác định từ trước rằng việc nuốt kiếm là nguy hiểm, phải kiên trì, không thể ỉ lại sức mạnh của việc vận nội công, nhưng thực sự nguy hiểm quá. Có lần vì máu chảy nhiều quá, tôi phải đi cấp cứu và phải nhờ thuốc của sư phụ mới có thể qua khỏi. Trước đây nói với bố mẹ là đi làm với đoàn xiếc chỉ là gảy đàn, chơi nhạc, chứ có dám nói là đi học nuốt kiếm đâu. Các cụ mà biết, hẳn đã bắt tôi đoạn tuyệt với đoàn xiếc. Thế thì tiếc lắm”, Điệu tâm sự.

    Rồi dần dà qua thời gian, khả năng nuốt kiếm của Điệu cũng có tiến triển. Năm 1995, Điệu chỉ nuốt được một cây kiếm thì đến năm 2007, anh đã được nhận bằng chứng nhận Kỷ lục gia của Việt Nam khi ấn được tới 15 thanh kiếm dài 56cm qua miệng vào bụng mình.

    Bên cạnh đó, Điệu có khả năng nhấc hai xô nước bằng yết hầu, cũng như đâm kim nan hoa bằng thép xuyên má khiến nhiều người kinh ngạc.

    Khuôn mặt hiền lành của Đắc Điệu hiện bị biến dạng bởi di chứng những lần nuốt kiếm và những màn đâm thép xuyên mặt. Nhưng với, đó là "chuyện nhỏ" bởi đam mê nghề nghiệp và mong muốn đương đầu với thử thách luôn "cháy" trong anh.



    15 thanh kiếm này làm bằng inox, mỗi thanh có tổng chiều dài 85cm (riêng phần lưỡi dài 56cm)


    Dưới cái rét cắt da cắt thịt của thời tiết miền Bắc, sau nhiều lần hẹn (do anh Điệu thường bận đi diễn), cuối cùng chúng tôi cũng gặp được Điệu tại nhà riêng của anh và được tận mắt chứng kiến những màn biểu diễn đắc sắc của “dị nhân” này.

    Nuốt kiếm, đâm thép qua mặt dưới cái lạnh 10 độ C

    Đón chúng tôi ở đầu làng Hồng Dụ (xã Hồng Dụ, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) khi đồng hồ đã sang quá bữa trưa, Điệu nói: “Từ sáng tới giờ chưa dám ăn gì, biểu diễn nuốt kiếm có những đặc thù riêng và trước khi diễn nuốt kiếm phải tuyệt đối nhịn ăn”.

    Vừa uống xong ly nước trà nóng, anh Điệu dẫn chúng tôi lên sân thượng và dặn: “Đừng sốc quá nhé!”.

    Một tấm vải màu đen được anh chải giữa nền sân thượng, 15 thanh kiếm kèm theo một thanh cong, một thanh có cạnh lưỡi răng cưa và một thanh đơn có mũi sắc nhọn được anh bày ra. Bộ đồ nghề “đặc chủng” sáng lóa ấy được anh lau rửa hằng ngày để tránh bị bụi bẩn bám vào, nếu không khi kiếm vào bụng sẽ rất nguy hiểm.

    Nhiệt độ ngoài trời đã xuống dưới 10 độ C, Điệu thực hiện vài động tác làm nóng mình rồi cởi chiếc áo ấm, trần mình giữa trời đông. Điệu nói sẽ biểu diễn các tiết mục từ dễ đến khó (thanh kiếm đơn, rồi đến thanh kim loại có hình lưỡi răng cưa và sau cùng đưa 15 thanh kiếm vào miệng).

    Dứt lời, Điệu cầm thanh kiếm đơn trên tay, vận nội công rồi từ từ há miệng, đưa kiếm qua miệng vào cổ. Thanh kiếm dường như biết nghe lời, cứ thế lừ lừ đi xuống bụng. Vừa đẩy kiếm xuống sâu, Điệu vừa kết hợp dùng lực hai bàn tay ấn cho kiếm đi hết vào trong đến khi lút cán.

    Càng bất ngờ hơn ở phần sau, anh Điệu dùng thanh kim loại có hình răng cưa dài 50cm, tiếp tục đưa qua cổ họng, xuống bụng. Sau màn biểu diễn này, chúng tôi nhìn rõ những tụ máu trước ngực Điệu nên bảo anh dừng tay rồi hãy thực hiện tiếp. Nhưng Điệu chắc nịch: “Chẳng sao đâu, lúc vận công, máu tụ về trước ngực là chuyện bình thường”.

    Nói xong, “dị nhân” này cầm 15 thanh kiếm sáng bóng trên tay, vận nội công rồi gộp cả 15 thanh kiếm thành một khối, nhét tất cả vào miệng. 15 thanh kiếm có tổng chiều dài 85cm, anh Điệu ấn kiếm xuống sâu trong cổ họng với kết quả đưa hết lưỡi kiếm có chiều dài 56cm, chỉ còn lại phần cán phía trên.

    Trong tài liệu của Hiệp hội những người nuốt kiếm quốc tế (SSAI), người nuốt kiếm đạt chuẩn phải nuốt cây kiếm sâu 38cm.

    Nuốt ực nước bọt vào trong, Điệu tiếp tục với màn biểu diễn đâm các thanh nan hoa xe đạp bằng thép xuyên qua mặt. Ba thanh thép có mũi nhọn được anh vân vê nhẹ nhàng “xâu” qua yết hầu mà không hề chảy máu. Vừa thực hiện xong, Điệu nói với chúng tôi: “Hôm nay trời lạnh nên thực hiện có phần khó khăn, vừa phải vận nội công cho ấm người vừa phải tập trung vì chỉ một phút sơ sẩy là có thể mất mạng”.

    Đâm thanh thép qua yết hầu, sắc mặt anh Điệu vẫn lạnh tanh, rồi từ từ rút từng thanh ra khỏi cổ không bị chảy máu mà chỉ để lại những nốt thâm nhỏ. Chỉ vài phút sau, khi chúng tôi sờ lên cổ Điệu thì những vết thâm đó đã lặn mất từ lúc nào.


    Bí quyết trở thành kỷ lục gia


    Vừa dọn, bó lại đống thanh kiếm vừa được biểu diễn xong, anh Điệu lý giải về cách mình có thể điều khiển được các cơ quan nội tạng, nhất là dạ dày. Anh Điệu cho biết: “Thông thường biểu diễn các tiết mục mạo hiểm, nhiều người bảo rằng phải vận nội công trước.

    Nhưng kỳ thực trong quá trình nuốt kiếm thì vừa đưa kiếm vào cổ họng phải vừa vận nội công, ép thực quản sang một bên, không được để đụng chạm đến bộ phận này, do thực quản rất dễ bị tổn thương khi gặp bất cứ vật cứng nào. Khi kiếm xuống gần vị trí dạ dày, hoặc là ép dạ dày sang bên trái hoặc bên phải. Đối với loại kiếm hình cong lưỡi liềm thì quá trình dạ dày bị ép cũng phải đi theo đường cong của kiếm”.

    Mạo hiểm, đánh bạc với sự sống nhưng điều lạ kỳ với Điệu mỗi lần thực hiện nuốt kiếm lại mang lại cho anh cảm giác dễ chịu. “Đường kiếm đi đến đâu, trong người cảm tưởng như có thức ăn đi vào dạ dày nên rất khoan khoái”, Điệu nói.



    Anh Điệu bên vợ và con

    Năm 2007, khi tham gia chương trình Tìm kiếm kỷ lục Việt Nam do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức, vì muốn khán giả được chiêm ngưỡng kỹ năng đặc biệt cũng như đảm bảo tính xác thực, anh Điệu được Ban tổ chức yêu cầu phải thực hiện màn nuốt 15 thanh kiếm có chiều dài về phần lưỡi đi vào bụng là 56cm tại Bệnh viện Tràng An (Hà Nội) dưới sự giám sát của máy móc y học hiện đại, có thể thấy rõ đường đi của kiếm khi được đưa từ miệng xuống bụng. Cuộc trình diễn thành công, đã giúp anh được công nhận là kỷ lục gia, ghi vào sổ Guinness Việt Nam với tư cách người có thể nuốt nhiều kiếm và dài nhất Việt Nam.

    Riêng với màn đâm thanh thép vào yết hầu, mặt và lưỡi, theo Điệu thì tiết mục này đòi hỏi quá trình tập luyện công phu hơn. “Với người bình thường thì khi có vật sắc nhọn đâm vào người, điều tất yếu sẽ gây chảy máu, thương tích. Vì thế với chúng tôi khi biểu diễn tiết mục này thì ngoài vận khí công để không còn cảm giác đau đớn, còn phải biết lựa chọn vị trí của mạch máu. Để trong quá trình đưa thanh kim loại vào vùng thịt sẽ không gây phá vỡ các mạch máu, mao mạch. Vì thế phải nắm rõ được cấu tạo của cơ thể rồi mới dám thực hiện” - Điệu vừa nói vừa chỉ tay vào vùng yết hầu đang tím tái sau khi dồn nén các mao mạch máu lại để các thanh kim loại xuyên qua.

    Về màn đâm nan hoa sắc qua lưỡi, anh Điệu chia sẻ: “Bộ phận lưỡi phức tạp hơn vì các mao mạch máu li ti, lại là cơ quan vị giác, rất khó để điều khiển nó phải theo ý mình. Lúc đưa thanh nam hoa qua lưỡi chỉ cần tìm được “đầu mối” của điểm xuyên vào, lúc đó mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn”.

    Con người có thể làm được những điều không tưởng, nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Đó là chưa kể luôn tiềm ẩn những nguy cơ, có thể lấy mất tính mạng con người, vì thế chúng ta không nên mạo hiểm thực hiện. Đó cũng là lời khuyên chân thành của kỷ lục gia vốn trải qua bao thằng trầm để đạt đến đạt đến đỉnh cao về nuốt kiếm, muốn nhắn nhủ tới độc giả.


  • #2
    Hay quá, cám ơn Sis PP đưa tin nha.

    Thân,
    Nahoku
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

    Comment


    • #3
      Thanks nha!

      Comment


      • #4
        Nếu được đi biểu diển các nước khác thì tha hồ làm tiền

        Comment


        • #5
          Cám ơn nhiềuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu

          Comment

          Working...
          X