Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Còi Không Hụ Du Ký - Lâm Hoàng Mạnh

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Còi Không Hụ Du Ký - Lâm Hoàng Mạnh

    - 1 -


    hững điều trông thấy mà đau đớn lòng(Nguyễn Du)Chiếc A 380 to xù, double decker, thế hệ mới toanh của Airbus, đậu ngay gate 20 của Terminal 3, Heathrow Airport, đợi chúng tôi làm thủ tục boarding. Ngày 27-4-2005, cả thế giới hân hoan chào đón chiếc Airbus A 380 của liên doanh Âu Châu trình làng, một máy bay loại khủng xuất xưởng phục vụ loài người. Nhưng phải đợi đến ngày 25 tháng 10 năm 2007 chuyến bay đầu tiên với A 380 của hãng Singapore Airlines mới thực sự phục vụ hành khách. Nhìn qua trên báo giấy và báo mạng cũng như trên truyền hình Sky, BBC, ITV, Channel 4 và 5 mà đã con mắt. Tôi tự nhủ không biết đến ngày nào mình mới được ngồi chiếc ghế A 380 này, không ngờ hôm nay niềm đam mê và mơ ước ấy thành sự thật.Chiếc A 380 chở khách đường dài, chứ đi du lịch quanh Châu Âu đừng có mơ. Nhiều năm nay chúng tôi thường đi nghỉ mát quanh quanh mấy đảo Canaria, Corfu, Malta, Rhodes… chỉ ngồi A 321 hay Boeing 373 là hết cỡ. Cho nên khi đến WestEast Travel Ltd của anh chị Liêm Phương hỏi vé về Việt Nam, cậu nhân viên sau khi “lướt mạng”, đưa ra cho tôi nhiều lựa chọn, nhưng bảo, chỉ có hãng Singapore Airlines khi đổi ngày bay ở Việt Nam về London không bị charge (nộp thêm lệ phí) và được ngồi A 380. Tuyệt! Tôi ưng ngay.Tôi nhờ họ làm luôn visa dù có đắt hơn chút đỉnh so với tự mình cầm đơn vác mặt đến tòa đại sứ quán Việt Nam. Tôi chả ưa cán bộ nhân viên tòa đại sứ, thấy mặt họ, cảm thấy thế nào ấy, dù họ và tôi cả đời chưa hề biết nhau, hơn nữa tôi không muốn đến xin xỏ, mong được quan chức cộng sản ban ơn cấp visa. Thêm mấy chục Anh kim, đại lý bán vé máy bay thay mình vác mặt đến tòa đại sứ nộp giấy xin visa có hơn không.Chuyện thu lệ phí visa của các tòa đại sứ Việt Nam trên thế giới cũng thể hiện sự tham nhũng, lừa dối, không tôn trọng chính sách của nhà nước cộng sản Việt Nam… Theo văn bản quy định của Bộ Ngoại giao Việt Nam, lệ phí visa 1 lần nhập cảnh/25 đô- la Mỹ, nhưng ở UK họ thu 25 bảng/lần, ở các nước Châu Âu như Pháp, Đức… họ thu đồng Euro, nếu theo tỷ giá hối đoái, đồng bảng Anh thường gần 1,50 Mỹ kim và đồng Euro xấp xỉ 1,3 Mỹ kim. Có nghĩa là tòa đại sứ quán nhập nhèm tính gian, kiếm chác thêm, hơn nữa họ chỉ thu tiền mặt, bất đắc dĩ họ mới nhận trả bằng thẻ tín dụng. Theo cách nói của người Việt, đó là lộc của cán bộ nhân viên tòa đại sứ. Vợ chồng tôi nộp 50 bảng/người/lần, cho WestEast Travel Ltd, lý do, xin gấp (nộp đơn dưới 3 tuần). OK, miễn là nhanh gọn. Nhiều người xúi tôi xin visa dài hạn 5 năm để những năm sau nếu về Việt Nam đỡ phải xin xỏ mất thời gian. Nhưng chúng tôi ít khi về Việt Nam, lần du lịch trước cách đây đã gần 6 năm, vì thế tôi thấy không cần thiết, hơn nữa với visa 5 năm có nghĩa là mình chấp nhận là công dân của nhà nước CHXHCN Việt Nam, điều mà tôi không muốn. Từ ngày 01-7-2015, chính phủ Việt Nam công bố, người mang hộ chiếu các nước Tây Ấu trong đó có Vương Quốc Anh đến du lịch Việt Nam dưới 14 ngày (2 tuần) được miễn visa. Chính sách này làm cho cán bộ nhân viên sứ quán Việt Nam ở các nước Anh, Pháp, Thụy Điển…. hết lộc. Nói một cách nôm na, thế là từ nay trở đi “móm” về khoản thu trội, nhưng tôi tin họ đủ mánh khóe tìm cách móc túi hầu bao Vịt Cừu bằng nhiều thủ đoạn khác. Tuy vậy, đây cũng là một bước chuyển biến mới của chính phủ Việt Nam, bởi người có Passport Vương Quốc Anh, Phần Lan, Thụy Điển có thể đi du lịch đến 173 nước không cần xin visa. Chắc chắn công dân 3 quốc gia trên đến Việt Nam du lịch không ai muốn trốn ở lại làm người rơm, sống chui lủi như chuột như người Việt từng làm ở Anh, Pháp, Mỹ…. và cả Hàn Quốc, Đài Loan khi du lịch hay hết thời hạn xuất khẩu lao động. Thói ăn cắp vặt của người Việt kể cả du học sinh, tiếp viên hàng không, phi công tiếp tay chuyển hàng ăn cắp từ Nhật, Úc…. đã gây tiếng rất xấu cho người cầm quốc tịch Việt Nam, đến nỗi những cô gái đi du lịch lẻ bị chặn không cho nhập cảnh tại Singapore vì nghi ngờ có thể làm gái điếm chui với danh nghĩa du lịch. Hãy đọc các bản tin sau đây trên báo mạng lề phải của Việt Nam.Tờ Kênh 14 VN ngày 30-12-2015 đăng tít “Thói ăn cắp vặt của một bộ phận củas người Việt - Đừng chặn đường du học sinh đi sau” trong đó có đoạn: “Tại một vài nơi trên đất Nhật, người Việt không khỏi đau lòng khi nhìn thấy tấm biển báo mà người Nhật ghi bằng tiếng Việt với nội dung “Không đưo875c ăn cắp”, “ăn cắp là hành vi xấu sẽ bị cảnh sát bắt”. Đáng buồn, đó lại là một vấn nạn trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật.”Tờ Tuổi Trẻ Online ngày 20-3-2016 viết “Ắn cắp ở Singapore, 5 du khách người Việt bị đi tù”. Nhiều cửa hàng ở nước ngoài treo bảng bằng chữ Việt để cảnh cáo người Việt nếu ăn cắp sẽ bị đi tù. Thật đau long nếu ai là người Việt còn chút tự trọng và dây thần kinh xấu hổ không bị đứt.

    Bản thông báo treo trước các ô cửa kính tại các siêu thị ở Nhật.Cabin A 380, hạng ecolomy class ghế ngồi rộng hơn so với Boeing 777 hay 787 cũng như 747 mà tôi đã từng được ngồi qua. Boeing 747 ghế rộng 44, 5 cm còn A 380 rộng 48 cm, chiếc ti vi ngay sau lưng ghế phía trước có màn hình mỏng cỡ 10,6 inch, nhiều chương trình film từ hoạt hình đến các film hành động cho khách lựa chọn, trong suốt thời gian bay.Ai đã từng đi tuyến đường dài từ 12 đến 15 giờ bay mới thấy mệt mỏi, suốt thời gian ấy, ta bị kìm kẹp trong một không gian chật hẹp, gò bó, tù túng. Một khoảng cách rộng hơn chút xíu, một màn hình ti-vi nhiều chương trình cũng đủ cho du khách thấy thoải mái, đỡ mệt mỏi hơn. Tất nhiên nếu ngồi ghế hạng VIP hay hạng thương gia thì khác. Giá vé đâu có rẻ, gấp 2 đến 3 lần. Nhưng phải nói, ngồi hạng VIP hay hạng thương gia thích thật. Năm 2001, nhận được tin mẹ ốm nặng, nhà tôi và con gái về gấp, chỉ còn vé hạng thương gia đành phải mua. Hai mẹ con bay từ Heathrow Airport về Nội bài bằng Boeing 777, nhà tôi kể, ghế rộng rãi và nếu ngả ghế nằm ngủ thật thoải mái, khác hẳn economy class. Thằng con lớn của tôi, do công việc, thường xuyên đi Mỹ, Canada và Pháp làm việc, vé Business class, nó bảo chiêu đãi viên cứ khoảng 1 giờ lại mang sâm-banh đến mời. Khổ cái thằng con tôi không biết uống bia và rượu, chả bù cho tôi, tuổi già sinh tật, chỉ nghiện champagne. Champagne cũng đủ loại, loại xoàng uống chua, mùi vị chả ra gì, bét ra cũng 25 hay 30 bảng/chai 750 ml, gọi là uống được. Tôi chưa được thưởng thức loại tiền trăm hay tiền nghìn bảng/chai, không biết nó ngon đến đâu nên không dám lạm bàn.Sau 13 giờ giờ bay, 6.30 sáng ngày 06-4 đến Changi Airport, Singapore, chúng tôi xuống. Từ Terminal 3, đi tube đến Terminal 1 làm thủ tục transfer đi Hà Nội. Lần này, không phải A 380 Airbus mà là Boeing, cũng vẫn hãng Singapore Airlines, vẫn 3 hàng ghế ngang, nhưng chỉ có 9 ghế ngồi. Theo kinh nghiệm cá nhân, sự khác nhau giữa Airbus và Boeing là hàng ghế ngang, Boeing thường 3 hàng ghế ngang, có từ 7 ghế đến 10 ghế (Boeing 747), còn Airbus A 321 chỉ có 2 hàng ghế ngang với 6 ghế, (A 380 có 3 hàng, 10 ghế).Bữa ăn trên A 380 khá ngon và có 3 lựa chọn, đồ uống có đầy đủ từ bia, rượu vang, đến Cognac, Whisky miễn phí. Các nữ tiếp viên hàng không, khuôn mặt khả ái, trong bộ quần áo hoa văn truyền thống, niềm nở, ân cần, chu đáo phục vụ hành khách. Chuyến bay đường dài 13 giờ có 4 bữa kể cả snack (bữa ăn phụ), tính cũng chu đáo và đáng đồng tiền bỏ ra.Chỉ còn 3 giờ bay nữa chúng tôi sẽ đặt chân đến Hà Nội, Việt Nam, mảnh đất tôi đã sinh ra, lớn lên, bao kỷ niệm vui buồn của cả một thời xa xưa, hiện lại dần trong ký ức, như những thước film quay chậm. Tôi xốn xang như lần đầu tiên trở về, lòng bồi hồi, nao nao, khó tả, bởi tôi không tin vào chính mình, nhớ lại cách đây 31 năm, cái ngày vợ chồng tôi cùng đàn con thơ dại, lôi thôi lếch thếch, tay xách nách mang bước lên chiếc thuyền mỏng như lá tre, rời bến Máy Chai, Hải Phòng ra đi làm người tỵ nạn, lại có ngày trở về như hôm nay, không phải bằng thuyền mà trên chiếc Boeing, không phải trong bộ quần áo nhem nhuốc bẩn thỉu, với tội danh lưu vong, phản động, mà được khoác chiếc áo gấm xênh xang “Việt kiều”, được công an hải quan đón tiếp chứ không xua đuổi, truy lùng, khác hẳn cái buổi chiều hoàng hôn giữa biển cả mênh mông, tại phao số không, tên đại úy Hùng, buông một câu đểu cáng “Chúc bà con lên đường ăn cá, đừng để cá ăn”, khi hắn cắt dây kéo thuyền ngày 16-6-1979! Và cũng đêm ấy, bọn sĩ quan và binh lính Đảo Ngọc, tay lăm lăm khẩu AK hăm dọa, thò tay vào cạp quần chúng tôi móc nốt những chỉ vàng cuối cùng của những kẻ đi tỵ nạn khốn cùng, nạn nhân của của chiến tranh bẩn thỉu Trung-Việt mà một thời đã từng vang tiếng quân hành;

    Việt Nam Trung HoaNúi liền núiSông liền sôngChung một biển ĐôngSáng tình hữu nghịĐẹp như vừng đông.

    Chiếc Boeing rùng mình, lắc mạnh, tôi bừng tỉnh. Máy bay đã hạ cánh an toàn. Hà Nội đã dưới chân. Ôi, Hà Nội với những cửa ô, nơi có 36 phố cổ (mà ngày nay các ngôi nhà trên phố này nhà sắp đổ và người sống ở đây thật khổ), Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh… nơi một thời người Hà Nội di cư vào Nam từng than thở mỗi khi nhớ về đất ngàn năm văn hiến, rơi vào tay cộng sản năm 1954:

    Ai về thương liễu Hồ Gươm úaNăm cửa ô hờn dưới nắng trưaBăm sáu phố phường nằm ủ rũNghe trời Hà Nội khóc trong mưa.

    Hà Nội đã dưới chân tôi. Theo đoàn người, vợ chồng tôi xuống máy bay, một tay xách túi du lịch, một tay cầm hộ chiếu và giấy khai báo nhập cảnh. So với 2004, lần này tờ khai nhập-xuất cảnh đơn giản hơn rất nhiều. Đặc biệt, hàng chữ đầu tiên ghi bằng Việt ngữ và Anh ngữ chỉ in hàng chữ “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, còn hàng chữ “Độc lập - Tự do – Hạnh phúc” đã bỏ. Phải chăng nhà nước cộng sản Việt Nam xác nhận đất nước Việt Nam hết độc lập, nhân dân Việt Nam không còn tự do và cũng chẳng hạnh phúc!
    Tờ khai nhập xuất cảnh
    Người sĩ quan công an cửa khẩu Nội Bài lần này cầm passport, đối chiếu trên máy vi tính đặt trước mặt, nét mặt bình thản, không nói một lời, khác hẳn những lần trước, ánh mắt soi mói, khó chịu nếu không có tờ 20 Mỹ kim kẹp trong passport. Khoảng 5 phút sau, anh đóng dấu nhập cảnh, trả hộ chiếu. Tôi ra sảnh đường phi trường lấy hành lý. Mọi chuyện đơn giản, thoải mái khác hẳn về Việt nam lần trước, hoạnh hoẹ đủ điều, nếu trong passport không kẹp “tờ Mỹ kim”, trong đơn yêu cầu thăm thân nhân 3 tháng, anh ta chỉ đóng dấu hạn 1 tháng, nếu ai không kiểm tra, thế là mắc hợm. Khi xuất cảnh rắc rối to, bị phạt tiền là cái chắc vì quá hạn cho phép. Nhiều người đã mắc bẫy cò ke sĩ quan xuất nhập cảnh. Năm 2002 vợ chồng anh chị Minh-Anh phàn nàn với tôi về chuyện nhập cảnh khi anh chị về Việt Nam 2001. Chị là người khuyết tật, phải ngồi xe lăn, nhưng hồi ấy phi trường Nội Bài chưa có xe lăn phục vụ, chị phải 2 tay chống 2 cái nạng inox. Chị phàn nàn với tôi:-Anh biết không, em phải đứng trước quầy xuất nhập cảnh gần 20 phút để làm thủ tục, mà chân em thì đau như muốn khuỵu xuống. Sau em đành phải móc ví đưa tờ 20 đô là Mỹ, mới xong.Tôi cười:-Sao chị dại thế. Nếu muốn đút lót thì chị kẹp ngay vào hộ chiếu khi đưa cho nó. Bây giờ nó hành chị 20 phút chán chê mê mỏi, không tìm được lý do gì chắc nó buộc phải cho chị nhập cảnh, Há cớ gì lại còn đút cho nò tiền trong khi nó hành hạ chị. Nếu là tôi, chỉ cần sau 5 phút nó hành, tôi sẽ ngôi lăn xuống sàn kêu rầm lên đau đớn. Ví bố nó dám hành chị nữa đấy.Anh chồng cười ngượng:-Đúng là dại, bị hành hạ mà vẫn phải đút lót cho lũ khốn kiếp đó.Vợ chồng tôi ra sân bay tìm taxi. Không có còi hụ đi hộ tống trên quãng đường từ sân bay Nội Bài về Hà Đông, quê vợ tôi. À quên, bây giờ là Hà Nội 2, phân biệt với Hà Nội cũ. Tôi, hôm nay, Việt kiều Còi Không Hụ về Việt Nam thăm thân nhân khác hẳn anh chàng X luật sư người Mỹ gốc Việt ngày 30-4-1975 theo cha mẹ đu càng máy bay trực thăng ra Biển Đông, nay về Việt Nam ăn tết 2010 dự buổi họp mặt đầu năm do chính phủ Việt Nam tổ chức được công an hộ tống kéo còi hụ, đã “sung sướng” viết bài ca ngợi “chính sách cởi mở, hoà giải dân tộc”, không những thế anh ta tự nhận là Việt kiều còi hụ. Tôi vốn ghét tiếng còi hụ. Tại sao vậy? Tiếng còi hụ thường đem đến tai hoạ, điểm chẳng lành cho tất cả lương dân. Thông thường chỉ có 3 loại còi hụ:

    1. Còi hụ xe cứu thương. Mỗi khi xe cứu thương nổi còi hụ, có người nào đó bị tai nạn đụng xe hay đang mắc bệnh hiểm nghèo, thập tử nhất sinh, tử thần đang giơ lưỡi hái đón họ về phủ Diêm Vương. Chiếc xe cứu thương đang lao nhanh giành giật sinh mạng của người bất hạnh đang trong vòng tay của Tử thần.

    2. Còi hụ xe cứu hỏa. Khi xe cứu hỏa hú còi chạy như bay, “cháy to, cháy to”, chắc hắn đâu đây trong thành phố, thị xã có nhà ai đang bị thần hỏa hỏi thăm, xe đến chậm tất cả sẽ cháy trụi, công sức một đời của một gia đình hay nhiều gia đình trở thành đống tro tàn.

    3. Còi hụ xe cảnh sát
    . Xe cảnh sát nổi còi hụ chắc hẳn một người hay nhóm người nào đó đã gây ra án mạng, người bất đồng chính kiến hay bà con bị cướp đất đi biểu tình… bị chính quyền địa phương huy động cảnh sát đến giải tán, bắt bớ, đàn áp, họ sẵn sàng rút còng số 8 xích tay ngay, nếu không chịu giải tán.Với tôi, tiếng còi hụ chỉ báo niềm đau và nỗi thống khổ cho con người. Tôi ghét tiếng còi hụ và không thích còi hụ hộ tống.Ấy thế, có Việt kiều Mỹ về Việt Nam, còi hụ hộ tống, đã lấy làm vinh dự, hãnh diện, tự nhận mình, Việt kiều Còi Hụ!

  • #2
    Hà Nội 2 và người Mường Hà Nội 2


    Năm 2008, Hà Nội mở rộng chiếm gọn mấy tỉnh xung quanh, Hà Tây, Vĩnh Phú, không những thế, “ngoạm luôn” 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, giáp ranh với huyện Chương Mỹ. Sau 2 năm thành “người Hà Nội 2”, cuộc đời của bà con dân tộc Mường có gì thay đổi? Quê vợ tôi sát vùng Lương Sơn, Hòa Bình, vì thế lần “du lịch” này, tôi quyết tìm hiểu đời sống bà con người Mường Hà Nội 2, sau hai năm sáp nhập thành người đất Tràng An ra sao. Là người đã từng sống, làm việc ở tỉnh H. gần 15 năm, vốn tiếng Mường tuy lâu không sử dụng, nhưng cũng còn nhớ chút chút khi gặp bà con. Chính nhờ vốn tiếng Mường, tôi trở thành người “nhà”, họ dễ dàng tâm sự, cởi mở “gan ruột”. Chủ nhân căn nhà sàn đổ nát, anh H.v.B, tuổi ngoại ngũ tuần, mái tóc muối tiêu, nét mặt đen xạm, gày gò lam lũ, già trước tuổi. Anh bảo, nhà còn 2 vợ chồng và thằng con út, 12 tuổi, hai đứa lớn theo người trong xóm vào Nam làm thuê mấy năm nay. Công việc của chúng vất vả, lương bổng chỉ đủ ăn, chẳng dư được đồng nào giúp bố mẹ. Anh chép miệng, thôi cũng may, không phải nuôi chúng là tốt rồi. Hỏi, anh chị kiếm sống bằng gì. Chị vợ chép miệng, bác tính, có hơn sào ruộng, năm nào cũng hạn, năng xuất kém lắm, chúng em phải đi phụ thợ xây để sống. Công một ngày từ 50 đến 70 ngàn, anh bảo, tưởng nhiều, nhưng tiền mất giá, cái gì cũng tăng giá, chẳng đủ sống. Nhìn xung quanh nhà, tất cả đồ đạc của anh chị, giá có bán đi cũng chẳng được là bao. Anh cười gần như mếu, mấy năm nay, mình ốm quá, bao nhiêu tiền kiếm được vào thuốc hết rồi, làm gì có tiền mà sửa nhà. Anh chị đồng ý cho tôi chụp ảnh nhà sàn nhưng không đồng ý đưa ảnh anh chị lên mặt báo. Anh chị bảo, xấu hổ và buồn lắm.



    Ảnh căn nhà sàn xiêu vẹo, đổ nát của người Hà Nội 2



    Tài sản trong gia đình
    Dưới đây là nhà của “tỷ phú phá đá” xã Liên Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình, được đền bù xấp xỉ tỷ đồng, sau 7 năm, ngoài căn nhà xây 2 tầng và một số đồ đạc mua sắm, bây giờ họ đã trắng tay. Không nghề nghiệp, không ruộng vườn, con cái phiêu dạt, mỗi đứa một phương vào Nam kiếm sống, trong xóm còn lại người già và trẻ con, không biết làm gì, ngày ngày họ đành kéo nhau lên núi phá đá độ nhật.



    Căn nhà khang trang của người dân được đền bù giải tỏa.



    Hàng ngày họ vào núi, phá đá làm kế sinh nhai



    Công việc nặng nhọc, các bà các chị cũng phải làm kiếm sống
    Tâm sự, các anh bảo, bờ xôi ruộng mật mà cha ông họ khai phá từ ngàn năm, nay chính phủ thu hồi giao cho doanh nghiệp nước ngoài làm sân golf, biến họ thành cố nông trong thời đại nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, đành kéo nhau lên núi phá đá bằng phương pháp thủ công (búa tạ và choòng), cạy những tảng đá, bán cho các công trường làm đường đổi lấy miếng ăn hàng ngày. Tôi hỏi, làm vất vả như thế thu nhập có khá không. Vuốt mồ hôi chảy như tắm trên khuôn mặt xạm nắng, anh Đ.C.Ch. bảo, bình quân mỗi công từ 50 đến 70 ngàn/ngày. Số tiền 70 ngàn, quy đổi ra tiền Mỹ kim được gần 4 đô, và có thể mua được hơn kg thịt lợn. Nhưng anh bảo, ngày mưa không làm được. Đá trơn, dễ bị tai nạn. Miền Bắc đang bước vào mùa bão, mưa gió thất thường, vào núi phá đá cũng ngày đực ngày cái, đâu được thường xuyên. Mấy năm trước, các anh cũng theo người làng ra Chợ Người ở Hà Nội, cũng chẳng nên cơm nên cháo gì, đành thôi. Ngày hè, nắng như đổ lửa, đá hấp thụ nhiệt, cái nóng mùa hè tăng lên bội phần, đào được 4, 5 mét khối đá cho đầy chiếc xe “Ben” tải, không phải là dễ. Giá bán 1 xe “ben đá 5 khối có 500 ngàn kể cả công bốc lên xe. Một tuần lễ, ơn trời không mưa, họ, 7 người, cũng kiếm được 3 đến 4 triệu, chia nhau đắp đổi qua ngày. Tôi hỏi, phá đá có vi phạm “chiếm dụng tài nguyên quốc gia” không? Nét mặt căng thẳng, vừa nói vừa lấy bàn tay chém vào không khí, anh Đ. C. Vm bảo, chúng tôi đói, không phá đá lấy gì mà bỏ mồm. Tù còn hơn chết đói! Nhóm phá đá này, gồm sáu gia đình, anh em con cháu trong nhà, những người “tỷ phú không xu”, đang cạy đá núi, độ nhật. Với cái tuổi trên 50, họ còn đủ sức “gặm” những tảng đá này bao lâu nữa?

    Người Việt đón ngày lễ 30-4-2010 ở Việt Nam Trong khi người Hà Nội 2 sống cuộc đời lầm than, người Hà Nội 1 sống trong cảnh nhà lầu xe hơi. Năm nay, ngày (lễ) 30 tháng 4 rơi vào thứ Sáu, kèm theo ngày 1-5 được nghỉ bù vào thứ Hai, cho nên công nhân viên chức nhà nước được nghỉ 4 ngày, dân Hà Nội 1 đua nhau đi du lịch. Họ là người Tràng An thanh lịch, quần áo xênh xang, ô tô bóng nhoáng bon bon trên đường quốc lộ… và nạn kẹt xe nhiều giờ tất nhiên đã xảy ra. Người Hà Nội 1 đã giải tỏa “bức xúc” bằng… như thế này đây, ngay trên đường Láng – Hòa Lạc.

    Đây là mail của anh bạn gửi kèm theo ảnh chụp, gửi ngày 03-5-2010 Sáng 30-4 ngày nghỉ, đưa gia đình lên Ba Vì chơi. Chưa ra khỏi thành phố thì tắc đường Láng – Hoà Lạc mất gần 2 giờ. Khói, bụi, tiếng gầm rú của xe… là chuyện thường ngày ở Hà Nội. Nhưng không may cho tôi là một mợ, do không kìm nổi bức xúc (không ra nổi khỏi xe) đã phải sử dụng “niệu liệu pháp” xử lý tại chỗ sát bên xe tôi.




    Tắc đường tai hại quá!!!!

    Từ khi sáp nhập, chuyện tàu xe đỡ vất vả cho người dân Hà Đông, hàng ngày có nhiều chuyến xe bus Hà Nội - Chương Mỹ, Hà Nội - Mỹ Đức, Hà Nội-Yên Nghĩa, Mỹ Đình - Yên Nghĩa, Lương Yên - Yên Nghĩa… giá vé đồng hạng 3000 đồng (15 cent Mỹ kim), riêng Hà Đông - Xuân Mai giá vé 8000 đồng (45 cent Mỹ kim).

    Như người Việt bản xứ, vợ chồng tôi đón xe bus Xuân Mai - Hà Đông, xuống bến Yên Nghĩa đi Hải Phòng. Cứ mười lăm hay hai mươi phút một chuyến, xe có điều hòa, rộng rãi, nhưng sàn xe toàn đất, bụi mù mỗi khi khách lên xuống. Ngồi trong xe, khách đeo khẩu trang, chẳng khác gì đi xe máy hay đi bộ trên đường phố. Việt Nam đang bước vào hè, trời nóng, đất cát bụi mù, mỗi khi ô tô, xe máy chạy qua, ai cũng đeo khẩu trang chống bụi. Người ta bảo ở Việt Nam có “nền văn hóa đa dạng”, đó là văn hóa còi, văn hóa chen lấn, văn hóa phong bì… và văn hóa khẩu trang. Bụi mù trời! Những ngày ở Việt Nam, chúng tôi cũng đeo khẩu trang mỗi khi ra khỏi nhà.
    Khu nhà chờ bến xe Yên Nghĩa hai tầng, khang trang, rộng rãi. Tầng dưới, gần chục quầy bán vé, gần trăm ghế bằng inox sáng loáng cho khách ngồi chờ. Trông thì đẹp, nhưng kiểm tra kỹ, đồ inox này mỏng dính và mềm oặt chẳng hơn đồ nhuôm là bao, nếu so với inox ở Vương Quốc Anh thuộc loại phế phẩm, vứt bãi rác, không ai thèm nhặt. Quầy bán vé không có người, khách lên xe trả tiền, không cần mua vé. Trong nhà chờ oi ả, nóng nực, ngột ngạt, hàng chục chiếc quạt trần đứng im, trang trí cho đẹp, vì cúp điện! Có người đùa, bảo, trên thế giới có nhiều giải thể thao bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn… với đủ các loại Cup, nhưng không có nước nào lại có Cup … Điện như ở nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. Cúp Điện không trừ tỉnh nào, khu phố nào, vì thế ở các thành phố đông khách du lịch nước ngoài chính phủ thể hiện “văn minh và lịch sự hơn” chút đỉnh nên thỉnh thoảng cũng có lịch Cúp Điện, còn ở tỉnh lẻ hay nông thôn thì cúp điện bất tử… không thèm báo trước.
    Cúp điện ở Việt Nam trở thành nỗi khốn khổ của người dân, nhất là trong mùa hè nóng nực. Đang ở London, không khí trong lành, tháng Tư nhiệt độ 15 đến 18 độ C, tháng Bảy tháng Tám ngày nóng nhất nhiệt độ 27 đến 28 độ C là cùng, cần quạt có quạt, muốn bia lạnh có bia lạnh, nay về Việt Nam sống trong vùng nông thôn hẻo lánh, nhiệt độ ngày hè thường xuyên 35-37 độ C, nóng như lò nướng bánh mì, lại thường xuyên bị cúp điện, bây giờ chúng tôi mới hiểu nỗi thống khổ của người dân lao động Việt Nam những ngày mất điện. Đang bữa cơm, đèn bỗng tắt phụt, tất cả kêu a a a… hò nhau tìm nến, tìm diêm và chửi nhà máy điện, chửi chính phủ, dân đã thiếu điện lại đem biếu không cho anh bạn Pa-thét Lào. Thế là bữa cơm mất ngon. Cậu em rể nhà tôi kể, có kỳ cúp điện hơn tuần, thóc xay không được, phải đong gạo chợ, nhiều hộ nuôi tôm phá sản chỉ vì không chạy được máy sục ô-xy. Không đèn, không quạt, trời nóng như nung, muỗi vo ve, không thể ngồi trong nhà, chúng tôi đem ghế ra sân hóng gió, tán chuyện gẫu, đợi giấc ngủ. Đang thiu thiu, đèn bật sáng! Tiếng ồ ồ lại vang lên, lồm cồm bò dậy tắt đèn, bật quạt. Gần 12 giờ đêm, đèn bật sáng. Thế có điên không chứ! Sáng hôm sau, 8 giờ lại điệp khúc cúp điện! Lúc cần cho bữa ăn thì cúp, lúc đi ngủ lại cho. Cúp điện bất tử là chuyện xảy ra thường xuyên không chỉ ở nông thôn mà ngay cả ở Hà Nội – trung tâm văn hóa, bộ mặt quốc gia – cũng chịu cảnh độc quyền xin-cho của nền “kinh tế thị trường định hướng XHCN” quái thai!
    Bến xe Yên Nghĩa rất ít cây xanh, ngày hè, nắng như đổ lửa, xung quanh toàn khối bê tông, không một cơn gió, điện lại cúp, nhà chờ nóng hầm hập, quạt điện đứng im, chịu chết.
    Trong bến, đủ chỗ chứa cho hàng trăm xe khách, nhưng chỉ lèo tèo trên dưới chục xe đang chờ đón khách các tuyến đi Tây Bắc: Hoà Bình, Tân Lạc, Lạc Sơn, Sơn La, Lai Châu; Tuyến Việt Bắc: Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn…. xe đi Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Bảo, Kiến An… Ngay sát bến dành cho xe buýt là nơi dành riêng cho xe ôm đón khách.
    Tầng 2, mới sử dụng một nửa làm nhà hàng bình dân, khá sạch sẽ, món ăn cũng tạm được đối với người đang đói. Tô phở 15 ngàn, ở Hà Nội tô phở Xướng, phở Cường, phở Thìn… giá 25 ngàn, thời giá bây giờ 50 ngàn. Suất cơm 25 ngàn, 3 món, ngoài ra khách có thể tự chọn, gà luộc, lợn quay, cá kho… 30 ngàn/đĩa. Bia Hà Nội ướp lạnh 10 ngàn/chai. Từ 01-5-2010, nhà nước thông báo tăng lương (chưa được lĩnh), hàng hóa tăng ngay, bia tăng 2 ngàn, thành 12 ngàn/chai. Nhưng vẫn còn rẻ chán, hôm 15 tháng 4, vợ chồng tôi lang thang Bờ Hồ, ghé vào Thủy Tạ, gọi 2 chai bia Hà Nội và 2 miếng bánh ngọt, trả 140 ngàn. Tính ra, bia Hà Nội giá 35 ngàn/chai 500ml và miếng bánh cũng 35 ngàn. Bia Hà Nội mua cả két 20 chai tại siêu thị có 120 ngàn, 6 ngàn/chai, lãi 600%! Xem bảng thực đơn, tất cả mọi thứ giá đồng loạt 35 ngàn từ cốc kem cho đến miếng bánh ga-tô. Cơm đĩa 140 ngàn/suất. Chà! Quá đắt so với đồng lương người lao động phổ thông. Anh bạn Nguyễn Học bảo, người ta tính tiền ghế ngồi hóng mát, đâu có tính tiền bia. Hà Nội nóng như rang, ngồi dưới bóng mát, nhìn ra Tháp Rùa, hứng gió hồ Hoàn Kiếm mát rượi trong nửa giờ, giá có 70 ngàn/người, rẻ chán. Hà Nội tấc đất tấc vàng là như vậy!
    Năm 2004, muốn về Xuân Mai, chúng tôi phải đón xe Hà Nội - Hòa Bình, giá vé tùy thuộc sự nổi hứng của tài và phụ xe. Hồi ấy giá vé Hà Đông-Hòa Bình có 12 ngàn/vé – bây giờ 25 ngàn – đi Xuân Mai phải trả như đi Hòa Bình. Chê hả, nghỉ cho khỏe, xuống, cho người khác lên, tay phụ xe làu bàu mắng khi vợ tôi thắc mắc. Bây giờ tuyến xe bus nhiều, xe đò bớt hống hách, các bác xe ôm cũng ế luôn. Nhiều người sợ xe ôm, nhất là vợ chồng tôi. Chín tuần lễ ở Việt Nam, chẳng dám đi xe ôm, đi xa, xe bus, taxi, đi gần, xích lô hay đi bộ. Hãi xe ôm lắm, bởi 70% tai nạn giao thông ở Việt Nam do xe hai bánh gắn máy gây ra. Chả thế dân Việt Nam có câu:

    Ra đường sợ nhất Honda
    Về nhà sợ nhất vợ già khỏa thân.
    Last edited by Poupi; 23-06-2016, 11:27 AM.

    Comment


    • #3
      Thành Phố Hoa Phượng Đỏ


      ải Phòng vào hè, những hàng phượng vĩ ven đường trổ đầy hoa, đỏ cả bầu trời, đỏ cả những kỷ niệm xưa của tuổi học trò. Với tôi, Hải Phòng vẫn thơ và mộng như tuổi thiếu thời, tôi bỏ Hải Phòng làm người viễn xứ. Hải Phòng không bỏ tôi. Hôm nay trở về, Hải Phòng vẫn ôm gọn tôi vào lòng. Chỉ có con người rời bỏ mảnh đất quê hương, chứ quê hương không bao giờ từ bỏ những người con của nó. Tôi buộc phải rời bỏ Hải Phòng, rời bỏ Việt Nam vì chế độ của Lê Duẩn chứ đâu dám chê mảnh đất đồng chua nước mặn. Hải Phòng vẫn mãi mãi là máu, là thịt của tôi dù ngày nay tôi đã là thần dân của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị Vương Quốc Anh đã ba mươi năm nay.Những ngày ở Hải Phòng, chúng tôi thăm lại Bến Tam Bạc, nhớ ngày hè năm 1979, nơi đây, gia đình tôi cũng như hàng ngàn người Việt gốc Hoa miền Bắc nằm vật nằm vạ, đau khổ, vô vọng tìm thuyền đi Hong Kong, tìm sự sống và tự do. Bến Tam Bạc ngày nay đã bỏ, không còn thuyền neo đậu




      Bến Tam Bạc tháng 6.2010.

      Chúng tôi đến Bến Máy Chai, nơi đây, ngày 15-6-1979, ba thuyền chúng tôi xuất bến. Bến Máy Chai lác đác vài con thuyền chở hàng đang đậu, ven bờ hai dãy phố thuộc khu cảng mới. Ba mươi mốt năm, vật đổi sao rời, biển cả nương dâu, nhưng kỷ niệm xưa vẫn không phai mờ trong ký ức. Vợ tôi lặng người, khi đứng bên Bến Tam Bạc, Bến Máy Chai. Chắc kỷ niệm đau thương của những ngày khốn khó đang hiện dần trong nếp nghĩ

      Bến Máy Chai năm 2010.

      Hải Phòng thay đổi quá, nhiều cao ốc, cầu chui, cầu vượt khác hẳn năm 2004. Hôm nay, 20 tháng 4, tôi về thăm phố cũ, thăm bà cô tuổi ngoại 80, gặp bạn bè từ tuổi học trò và đặc biệt gặp người bạn mới, Nguyễn Học – tiến sĩ một đêm(2) -, tốt nghiệp ở Nga. Tôi quen anh thông qua loạt bài “Buồn vui đời thuyền nhân” đăng tải trên talawas. Biết tôi về Việt Nam, sẽ xuống Hải Phòng, anh nhã ý hội ngộ và mời chúng tôi về nhà anh tá túc. Vợ chồng tôi cám ơn, nại, có tuổi, ăn ngủ thất thường, tôi có tật xấu, ngủ ngáy rất to, đến vợ tôi còn không chịu nổi huống chi bạn bè. Vả lại hotel bây giờ nhiều, chúng tôi xin ở khách sạn cho tiện. Anh giao hẹn, gần nhà anh có hotel, vậy về đấy tá túc, anh em gần nhau hàn huyên. Tuyệt! OK!Người bạn mới quen, Nguyễn Học, đã ngoại lục tuần, mái tóc muối tiêu, thông minh, nhanh nhẹn, hóm hỉnh, khôi hài, tôi gọi anh với biệt danh Mõ Hà Nội. Cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, anh sang Nga du học. Khi thành trì XHCN Liên Xô và cộng sản Đông Âu sụp đổ, như nhiều nghiên cứu sinh Việt Nam, anh ở lại Nga, xoay sang buôn bán, tranh thủ kiếm tiền. Gần 10 năm ở Moscow, anh từng chung vốn làm ăn với một số người… và nhiều vị nay là quan chức của Hà Nội, Hải Phòng, đều giàu có. Kiến thức rộng, vui tính và rất hài hước, anh hỏi:-Có biết vì sao họ giàu nhanh thế không?Tôi cười:-Không có những phi vụ bất hợp pháp làm sao mà giàu nhanh đến thế được.Tôi dẫn câu nói bất hủ của văn hào Pháp, Honoré de Balzac: “Behind every great fortune there is a crime” (Đằng sau mỗi tài sản lớn đều chứa đựng tội ác).Anh cười ngất. Chính xác! Sau khi kiếm được số tiền kha khá (cũng do buôn lậu), anh hồi hương và bây giờ cũng thuộc “đại gia” nhưng tầm cỡ thế nào, đầu tư ngành gì, chịu không biết, tôi cũng không tìm hiểu và không nên tìm hiểu.Xe Hoàng Ngân rời Bến Yên Nghĩa 14 giờ, mãi gần 18 giờ mới đến Hải Phòng. Hầu như tất cả xe đò ở Việt Nam rời bến đều theo một quy luật bất thành văn.1. Xe đưa ma: Sau khi rời bến, số lượng khách rất ít, chưa đến 1/3 số ghế, vì thế xe chạy rất chậm, vét khách dọc đường. Người Việt trong nước gọi là “xe tang”, vì xe đi rất chậm, chậm như xe đám ma.2. Xe đua: Sau gần 10 km “đưa ma”, hết khách vét, xe bắt đầu tăng tốc, chạy thục mạng, như cuộc đua, lạng lách, vượt ẩu, bấm còi liên tục… tìm cách đến địa điểm có khách ở Gia Lâm, Châu Quỳ, Bần… Giai đoạn này hành khách xanh xám mặt mày, cái chết rình rập, nhưng chẳng biết kêu ai.3. Giảm tốc đột ngột: Đang phóng như điên, xe ngược chiều ra dấu có “Anh hùng Núp”, lập tức xe giảm tốc độ đột ngột, hành khách dúi đầu về phía trước. Cảnh sát giao thông Việt Nam được mệnh danh “Anh hùng Núp”(3), vì họ thường nấp sau lùm cây, tòa nhà lớn, thậm chí trên tầng thượng của nhà cao tầng bên đường quốc lộ, đặt súng bắn tốc độ.



      Anh hùng Núp trên nóc nhà cao tầng đường 5.

      Đến gần Cầu Rào, Nguyễn Học đã chờ sẵn. Chiếc xe 4 chỗ ngồi, còn bóng nước sơn mùa xanh da trời, do anh lái đưa chúng tôi về nhà. Sau khi chạy qua nhiều ngõ ngách, xe đỗ lại trước một biệt thự kiểu Pháp một tầng. Cánh cổng sắt từ từ mở, chị Liên, phu nhân Nguyễn Học, đang đợi chúng tôi. Một chiếc sân lát gạch màu đỏ au hiện ra, rộng chừng trên 50 mét vuông, bày nhiều chậu cây cảnh quý hiếm. Sát bên, nhà để xe hơi. Tuyệt! Đúng kiểu biệt thự dành cho đôi uyên ương già trong buổi xế chiều. Gần trung tâm thành phố, tấc đất tấc vàng, anh dám dành một khoảng trời xanh cho cuộc sống, cho lá phổi cũng là điều rất đáng mến. Ngày nay, ở Việt Nam, người ta sẵn sàng xây nhà ống cao tầng, bán ngay những mảnh đất còn dư để lấy tiền, không ai vung phí như anh, bày cây cảnh và hòn non bộ. Anh chị chơi sang dữ!Phòng khách khá rộng, đơn sơ, trang nhã. Một bộ sa-lông màu sữa, chiếc ti vi màu 24 inch, bàn uống nước, tường treo một vài bức tranh phong cảnh Nga, trong đó có bức Mùa Thu Vàng của Levitan, hoạ sĩ vĩ đại Nga của thế kỷ XIX.

      Sau khi chào hỏi, uống nước, nói chuyện phiếm, tôi đề nghị anh đưa sang nhận phòng khách sạn như đã hẹn. Anh chị cố mời, chúng tôi không chịu, anh đành đưa đến một hotel gần đó.Gọi là hotel, nhưng nó giống như nhà trọ 3 tầng, bẩn thỉu. Giá phòng từ 200 ngàn đến 300 ngàn/ngày đêm. Chúng tôi chọn phòng 300 ngàn, vì có 2 giường và bồn tắm. Phòng quá bẩn, ga trải giường, gối nệm còn bừa bãi, đây đó nhặt được cả bao cao su (condom) ngay dưới sàn nhà. Ghê quá! Xin đổi phòng, nhưng các phòng khác còn tệ hơn. Đã gần 9 giờ đêm, hơn nữa, chưa biết quanh đây có hotel nào khả dĩ hơn, đành yêu cầu làm tổng vệ sinh. Tôi nói với nhà tôi, thôi, chịu khó, mai tìm hotel khác.Sáng hôm sau, mới 7 giờ, Nguyễn Học đã đưa xe đến, nói nhỏ, đưa anh chị tìm hotel khác, em cũng không ngờ nó bẩn thỉu đến như vậy. Học làm sao biết được, tuy gần nhà, nhưng có bao giờ anh nghỉ lại mà biết sạch hay bẩn.

      Đây giống như một động mãi dâm trá hình, có lẽ những nhà nghỉ khác cũng vậy. Trong ngõ hẹp, làm gì có khách du lịch, không có khách làng chơi, thanh thiếu niên mất nết đưa nhau vào làm tình, chủ khách sạn chỉ có “móm”!Sau một hồi loanh quanh, Học đưa chúng tôi đến Hotel Cát Dài, với giá 300 ngàn/ngày đêm (>15 Mỹ kim). Đây cũng thuộc loại nhà nghỉ rẻ tiền, nhưng sạch sẽ, chúng tôi chấp nhận, lý do, từ 7 giờ sáng, chúng tôi đi chơi đến 9 – 10 giờ đêm. Chỉ cần chỗ tắm rửa, có giường ngả lưng vài giờ đồng hồ cho đỡ mệt là OK.Bến Bính bây giờ không còn phà đưa khách qua sông, thay vào đó là chiếc cầu Bính, nối liền huyện Thủy Nguyên, Quảng Yên, Quảng Ninh với Hải Phòng. Ngày xưa mỗi khi qua phà, lại gặp người đàn bà mù bám vai đứa con trai lên chín lên mười hát xẩm độ thân. Tiếng hát sầu thảm, ai oán, kể lể thân phận mẹ góa con côi, mù lòa, lưu lạc đất khách quê người, xin ông đi qua bà đi lại nhón tay làm phúc cứu giúp. Nay phà không còn, đứa bé bây giờ chắc lớn tuổi, đang ở phương trời nào? Có thoát cảnh bị gậy lầm than hay không? Tôi tự hỏi khi xe bon bon qua cầu Bính.Vượt qua Cầu Bính sang Thủy Nguyên, xuyên dọc đường phố huyện, hướng về Vịnh Hạ Long. Đường qua Núi Đèo bây giờ phố xá sầm uất, hai bên đường nhà cao tầng mọc lên san sát, cửa hàng, khách sạn… chẳng kém gì nội thành Hải Phòng.

      Nhưng trong các xã của huyện Thủy Nguyên, chỉ có xã Ngọc Lễ giàu có nhất. Lý do, có nhiều người vượt biên từ những năm 1980, đa số định cư ở Anh, gửi tiền về giúp đỡ và đầu tư. Là một xã miền biển, nhưng có rất nhiều nhà xây 3 đến 5 tầng khang trang, đếm không xuể. Đường trong xã đông vui, nhộn nhịp như phố huyện, cũng nhà hàng, khách sạn, quán bia ôm, cà-fê ôm, karaoke, gội đầu tẩm quất từ A đến Z phục vụ thâu đêm. Trong chuyến du lịch Trung Quốc, chị Hương người xã Ngọc Lễ cùng đoàn, kể, chị có 2 đứa con gái định cư ở Anh, dạng hôn thuê, do người em họ mở tiệm Nails làm mối giúp, nhờ chúng, chị có cửa hàng cà-fê năm tầng, kiêm karaoke và nhà nghỉ. Hỏi, quan xã có hay đến không? Chị cười, thường xuyên. Lương chủ tịch, bí thư xã có triệu bạc/tháng, tiền ở đâu ra? Ơ hay, họ thiếu gì tiền. Bán đất công, bán dự án và thiếu gì người mời vì cần đến họ. Tiền đâu có thiếu, nhà họ còn to đẹp hơn nhà chúng em.

      Comment


      • #4
        Cát Hải, Cát Bà


        ôm sau, chúng tôi đi Cát Bà. Từ Hải Phòng qua cảng Đình Vũ sang phà đến Cát Hải. Đường cảng Đình Vũ mới làm, thế mà đã đầy ổ trâu, ổ voi, lầy lội như đường Trường Sơn, những ngày chiến tranh. Phà Bến Gót bao giờ cũng nhiều xe, đông khách, chở quá trọng tải, có xe phải đậu ngang trên sàn cầu lên xuống, rất nguy hiểm, một sự cố nào đó xe có thể trôi

        tuột xuống biển!


        Xe và người trên phà Cát Hải đi Cát BàChiếc phà rẽ sóng lướt về phía đảo Cát Bà, sông nước mênh mông, đứng cạnh tôi, Học chỉ tay vào dòng nước xiết, bảo:-Đây là cửa Nam Triệu mà ngày xưa công an Việt Nam đã kéo thuyền anh chị ra phao số 0.Tôi lặng người, lòng bâng khuâng khó tả. Mới là cửa biển mà sóng nước đã mênh mông, xa xa một con thuyền đang nhấp nhô theo sóng. Tự nhiên tôi liên tưởng tới chiếc thuyền nhỏ như con thuyền xa xa kia, 31 năm trước, qua cửa sông này. Hôm nay đứng trên phà, nhìn con thuyền cô đơn, lênh đênh trên biển, không thể tưởng tượng ngày ấy chúng tôi “dũng cảm và liều lĩnh” đến thế. Dám đem sinh mạng của mình, của vợ và đàn con thơ lên thuyền, lênh đênh trên biển cả, thách thức Thái dương Thần nữ. Phải chăng ngày ấy, chúng tôi cùng đường! Tập đoàn Lê Duẩn đã ra lệnh bài xích xua đuổi người Hoa chúng tôi, cấm làm việc trong 7 ngành nghề, ai đang làm buộc phải thôi việc, triệt đường sống. Ở lại chắc chết, không chết ngay, cũng chết dần chết mòn.

        Chỉ còn con đường ra đi. Thế là dắt díu bồng bế nhau lên thuyền, không biết chết là gì. Giá như hôm nay, có ai bảo, trả triệu đô, tôi cũng không dám làm lại cuộc vượt biển như 31 năm cũ. Cứ nghĩ đến cơn giông đêm 18-6-1979 ở biển Bắc Hải, tôi vẫn còn nổi da gà!Vợ chồng Học biết chúng tôi nhớ cảnh cũ, anh cười:-Phải cảm ơn Lê Duẩn chứ, nếu không có chuyện bài xích xua đuổi, làm gì có vợ chồng Việt kiều Lâm Hoàng Mạnh về thăm cố hương hôm nay!Đường vào huyện đảo có 2 đường, đường cũ do Pháp xây dựng và con đường mới hoàn thành gần đây. Đường khá đẹp, quanh co bám theo sườn núi, có đoạn xuyên qua xẻ qua núi. Học bảo, công nhân làm đường xẻ núi bằng tay, chứ không như các nước tư bản bằng các phương tiện hiện đại. Sức người là chính, máy móc là phụ.

        Du khách phải cám ơn công nhân làm đường, đã đổ bao mồ hôi và cả máu mới có con đường trải nhựa hôm nay.Chúng tôi dừng xe ở bãi để xe, trước cổng chào huyện đảo, chưa kịp mở cửa, một đoàn tiếp thị nam nữ xúm quanh, gõ cửa kính. Kính hạ xuống, hàng chục bàn tay thò vào, kèm theo danh thiếp, gí vào mặt, với lời chào mời tha thiết. Cầm tất cả card visit, Học bảo:-Vâng, khi nào cần chúng tôi sẽ gọi.Xuống xe, họ không buông tha, đi một bước, theo một bước, mời mọc, yêu cầu chúng tôi hứa hẹn. Khó chịu, vợ chồng tôi cố vượt lên trước, hơn 10 người chia 2 tốp, bám theo anh chị Học và bám theo vợ chồng tôi. Sốt ruột, nhà tôi bảo:-Các anh cũng phải để chúng tôi thở chứ. Vừa đi đường xa đến.Tưởng họ buông tha, không ngờ họ càng bám:-Ấy các bác mệt vào hotel của cháu nghỉ, khỏe ngay.Vừa nói anh thanh niên vừa kéo tay tôi chỉ vào khách sạn ở tít cuối đường đối diện.-Giá phòng mềm lắm, có 200 ngàn thôi. Các bác vào nhé.Không cần biết đồng ý hay không, anh ta kéo tay tôi đi.Ngay lúc ấy, hai anh khác kéo nhà tôi:
        -Các bác vào nhà hàng chúng cháu, ngon rẻ lắm.Người nọ kéo, người kia lôi, chúng tôi như con mồi của đàn cá.
        Bực mình, nhà tôi bảo:
        -Các anh có để chúng tôi yên được không?

        Lúc ấy họ mới giãn ra, nhưng đi một bước, theo một bước, kè kè sát bên, rất khó chịu. Học ghé tai tôi nói nhỏ:-Hôm nay thì thế, mấy hôm nữa, nghỉ lễ 30-4, chả có ma nào ra lôi kéo anh chị đâu. Khách đông như kiến, nhà hàng khách sạn cháy phòng, chẳng có giá 200 ngàn đâu. Chúng chém từ 500 ngàn/phòng trở lên!Ngày hè, tuy mới 10 giờ sáng, nắng đã gay gắt, vừa đến huyện đảo, đường xa chưa kịp thở, chúng tôi bị nhóm tiếp thị lôi vào nhà nghỉ như thể chúng tôi là những cặp bồ lẩn vợ trốn chồng ra đảo làm tình không bằng!Du khách nước ngoài đến Việt Nam rất sợ lối tiếp thị dai như đỉa, thô lỗ mất lịch sự như thế này, vì thế đã đi không bao giờ trở lại.Không chịu nổi, chúng tôi lên xe sang khu vực Con Cò 2. Xe vừa đỗ, hai chiếc xe máy bám sát đuổi theo, cũng đỗ lại ngang thân xe. Nhìn ra, lại hai thanh niên lúc trước kéo tôi vào nhà nghỉ. Ngán ngẩm quá! Để tránh mặt, chúng tôi tìm toilet, hai thanh niên cũng đi theo. Chưa kịp bước vào toilet công cộng, một người đàn ông khoảng 50 tuổi ở đâu xồ ra chắn đường ngay cửa nhà vệ sinh, chìa vé, nói:-Vé 5000 đồng/người.Thông thường đi vệ sinh, 1000 đồng/lần, nhưng ở đây cái gì cũng chặt chém. Chả nhẽ mặc cả, nộp 10.000, vợ tôi và chị Liên bước vào, chưa đầy một phút, quay ra ngay, bảo:-Nhà vệ sinh không có giấy, không có nước.
        Tôi không thể đi được, ông ta trả lại tiền.Y đành trả lại, miệng làu bàu nghe không rõ.Vào hotel Con Cò 2, tôi vờ hỏi thuê phòng, hai bà tranh thủ đi toilet. Khu hotel này kiến trúc theo lối biệt thự Pháp rất đẹp. Chủ nhân, chồng Pháp vợ Việt, về đây đầu tư, giá phòng từ 125 đến 200 Mỹ kim/ngày. Chà, đắt quá! Chả thế không thấy du khách người Việt, toàn dân nước ngoài nằm phơi nắng.Vừa ra cửa, lại đụng ngay hai thanh niên bám theo, lần này họ trắng trợn hơn:-Các bác đến hotel chúng cháu nhé, phòng ở đây đắt lắm.Nguyễn Học đành bảo:-Ừ, chiều tối sẽ đến. Các anh về đi, chúng tôi bây giờ chưa ngủ đâu mà cần nhà nghỉ.Xe chạy quanh, thăm hết huyện đảo, trở lại bến cũ tìm nhà hàng.
        Lại một đoàn tiếp thị nhà hàng, khách sạn đổ xô đến. Nguyễn Học chỉ vào một người đàn ông đứng tuổi trong đám tiếp thị, bảo:-Thôi được, chúng tôi vào nhà hàng của ông này.Nhóm người khác sừng sộ, khà khịa, nhưng Nguyễn Học cũng không vừa:-Ơ hay, vào nhà hàng nào là quyền tôi, các anh các chị bắt bí thế nào được.Nét mặt rạng rỡ, ông kia dẫn chúng tôi ra cầu tầu, hướng về nhà hàng Trang Nhung đậu ngoài bến, giơ hai tay quơ quơ làm hiệu. Một chiếc xuồng mười mã lực rẽ sóng đón chúng tôi. Trước khi lên ăn, Nguyễn Học và tôi chụp ảnh kỷ niệm, ngồi xổm, tay cầm cần lái, như người đang thuyền vượt biển.Nhà hàng nổi, mọi thứ giá cao gấp 3 đến 4 lần nhà hàng trên bờ, khách đã lên, không thể từ chối, muốn bỏ đi nơi khác, chỉ một cách duy nhất, nhảy xuống biển bơi vào bờ!Trong lúc ăn, Nguyễn Học nảy ra chuyện đùa:-Em gửi ảnh vừa chụp, mail cho cậu Chí, bịa chuyện là anh mua xuồng 10 mã lực, từ Hong Kong về Móng Cái, lên VTV4 tố anh em

        hải ngoại, rồi được vào Mặt trận Tổ quốc, anh nghĩ cậu Chí có tin không?



        Chiếc xuồng 10 mã lựcChí, con một cố giáo sư danh tiếng Hà Nội, giáo sư Ngụy Như Kông-Tum là bạn thân của Nguyễn Học từ khi hai người còn làm ở Viện Khoa Học Hà Nội, một viện nghiên cứu tầm cỡ của Bắc Việt. Cuối thập niên 1980, Nguyễn Học và Chí. cùng sang Liên Xô tu nghiệp làm master. Liên Xô sụp đổ, Chí ở lại xoay ra buôn bán và chạy được sang Đức, gia đình anh định cư từ đó cho đến nay. Tôi quen Chí mới gần một năm, cũng qua Talawas, trao đổi qua email, chúng tôi tâm đầu ý hợp, chuyện gì vui buồn đều chia sẻ. Cũng do Chí giới thiệu, tôi mới biết Nguyễn HọcChí thuộc lớp U60, bằng cấp đầy mình, hơn hai mươi năm tỵ nạn xứ người, dày dạn kinh nghiệm, làm sao mà dễ tin, tôi bảo:
        -Chí không tin chuyện chú đâu.-Em viết thật khéo, chắc chắn Chí tin.-Cứ thử đi, nhưng mình không nghĩ Chí lại nhẹ dạ cả tin đến thế. Một thuyền 10 mã lực, không lương thực, thực phẩm, không nước ngọt, không dầu xăng, không la bàn, chẳng biết khỉ gì về sông nước… mà dám vượt biển Hong Kong chạy về Móng Cái, hơn ngàn cây số, họa có là thánh! Chỉ cần nghĩ kỹ một chút là biết ngay chuyện phịa.-Em cược, Chí tin sái cổ cho mà xem.-Mình hiểu, hai cậu thân với nhau từ hồi ở Viện X, cùng sang Nga làm master, Chí tin Học hơn tin mình. Nhưng Chí tóc cũng muối tiêu, tiến sĩ chứ có phải thường đâu, cậu ấy không thể nhẹ dạ cả tin như thế được.-Anh đồng ý rồi nhá!-Đồng ý cả hai tay.Hai hôm sau, Nguyễn Học gặp tôi, cười như phá:
        -Em nói rồi mà,Chí tin sái cổ. Lâm Hoàng Mạnh phản thùng!Chúng tôi cười ngất. Nguyễn Học thêm:-Nếu nó viết mail hỏi, anh đừng trả lời. Em sẽ tố thêm, vì anh mà công an phường mời em lên làm việc. Chắc nó oán anh!Tuần sau, gặp tôi, Học vừa cười vừa nói:-Nhiều người tin lắm. Chiêu của em tuyệt chưa! Nó bảo, viết mail hỏi bạn bè, người ta trả lời, theo dõi VTV4 chả ai thấy mặt L.H.M tố bà con hải ngoại cả. Lại còn hỏi em, thế là thế nào. Cái thằng lạ thật!Cười chán, Nguyễn Học bảo:-Thế mới biết các bố trí thức hải ngoại dễ tin thật, kiểu này chọi với công an cộng sản thắng sao nổi.

        Comment


        • #5
          -

          Đồ sơn và đồ nhà

          Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
          Đi rồi mới thấy, chẳng hơn đồ nhà.

          Đồ sơn là của quốc gia,
          Đồ nhà là của ông bà ngoại cho.Đồ sơn phải mất tiền bo,Đồ nhà cứ thế ro ro mà xài.(Ca dao mới)Nguyễn Học sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, anh thuộc loại ma xó đất Cảng, còn tôi cũng như anh, nhưng xa Hải Phòng từ năm 1960, hàng năm nghỉ phép mới về, năm 1979 thành người viễn xứ, cho nên trong danh sách ma xó, tôi đã bị gạch tên từ đời tám hoánh. Kỳ này về, được ma xó Nguyễn Học đưa đi chơi, “bật mí” những chuyện mật thành phố Cảng.Là một đại gia, các nhà hàng ở Hải Phòng có món ngon (và chưa ngon) ở bất cứ xó xỉnh, phố lớn, ngõ nhỏ hay đường quốc lộ 5 anh đều thông thuộc. Nguyễn Học hứa, đưa chúng tôi thưởng thức các nhà hàng mà anh lui tới.Sáng sớm ngày 24-4, mới gần bẩy giờ, anh chị đã đến đón chúng tôi đi điểm tâm.
          Nhà hàng Gia Viên, khu Hạ Lý, sang trọng, có bãi đậu xe rộng miễn phí, có dàn nam nữ tiếp viên trẻ đẹp, đồng phục màu be, trên môi lúc nào cũng sẵn sàng nở nụ cười cầu tài, lễ phép, ân cần đón khách.Xuống xe, Nguyễn Học ghé tai, bảo:
          -Nhà hàng này có món canh bánh đa, nhưng xin nói trước, nó mô-đi-phê (modify), khác xa cái thời anh chị còn ở Việt Nam.
          Bảng thực đơn có nhiều món, anh chị Nguyễn Học gọi phở, chúng tôi gọi canh bánh đa. Lâu lắm rồi, tôi chưa được ăn ở Hải Phòng, vài chục năm còn gì nữa. Trong lúc chờ, tôi nói với anh chị Nguyễn Học, bao năm nay bây giờ mới được thưởng thức đặc sản canh bánh đa Hải Phòng và kể về hương vị của nó. Chị Liên vợ anh bảo:-Canh bánh đa bây giờ khác rồi.
          -Khác là khác thế nào?
          Nguyễn Học xen vào:
          -Anh ơi! Thời buổi này, cái gì chả thay đổi, huống chi ẩm thực. Xưa rồi cái ngày xưa của anh chị.
          Chị Liên, thêm:
          -Chốc nữa anh chị xem, canh bánh đa có chả lá lốt chiên ròn, thịt lợn băm viên, còn gạch cua, họ trộn lẫn óc đậu với lòng trắng trứng.
          -Trời đất! Lại có khoản ấy nữa.Nguyễn Học cười:
          -Chứ sao! Có thế nó mới chém 35 ngàn một tô chứ! Lõng bõng ít bánh, dăm cuộng rau dút, chút gạch cua, cao thủ lắm 15 ngàn/tô là hết cỡ, buôn bán thế có mà lỗ chỏng gọng!

          Phở của anh chị Nguyễn Học có lòng đỏ trứng gà và đĩa quẩy. Canh bánh đa của chúng tôi đúng như chị Liên nói, có hai miếng chả lá lốt chiên, hai viên thịt lợn băm, hai miếng đậu phụ rán, rau thơm bỏ lên trên, không có rau dút.Tôi thất vọng với món canh bánh đa này. Phải gọi chính xác, món canh bánh đa hổ lốn! Mùi lá lốt, thịt lợn băm viên, đậu phụ rán át mùi cua đồng, còn gạch cua nhấm nháp thật kỹ, óc đậu phụ + lòng trắng trứng + chút gạch cua trộn lẫn! Chịu, nuốt không trôi!Thấy không kham nổi bát canh bánh đa, anh đưa chúng tôi đến nhà hàng bánh cuốn phố Hai Bà Trưng (Cát Dài).
          Bánh cuốn chay, tráng mỏng, xếp rối, rắc hành phi vàng óng ròn tan, bát nước chấm có 2 lát chả quế ngâm. Món bánh cuốn này cũng mô-đi-phê, khác bánh cuốn Thanh Trì có nhân, chúng tôi thưởng thức tuần trước ở Mã Mây, Hà Nội. Chà! Ẩm thực của Hải Phòng thay đổi đến thế rồi sao! Phở bò thêm trứng gà, ăn kèm bánh quẩy! Canh bánh đa có chả lá lốt, thịt băm viên, đâu phụ rán! Bánh cuốn không nhân, rắc đầy hành khô phi ròn, ngọt như trộn đường! Nước chấm thiếu hẳn hương vị tinh dầu cà cuống. Hóa ra về chính quê hương mình, thưởng thức món ăn dân dã lại không bằng ở nhà vợ nấu, chứ đừng nói so với các nhà hàng người Việt ở London!Mear Street, quận Hackney, London, tập trung rất nhiều nhà hàng người Việt, nơi đây có nhiều món thuần tuý, hầu như không có chuyện mô-đi-phê như ở Hải Phòng hay ở Hà Nội. Khu nào đông người Việt, thực khách dễ dàng tìm thấy nhà hàng Việt Nam. Bánh cuốn, giò lụa, chả quế hầu như tiểu siêu thị người Việt khu nào cũng có.
          Có người còn rỉ tai, muốn “mộc tồn”, đặt tiền trước, sẽ có!Ngày nay, ở Hà Nội, nhiều hiệu phở nổi tiếng cũng bán phở “cải lương”. Phở Cường, gần Hàng Mắm, nổi tiếng ngon, nhưng trên bàn cũng có đĩa quẩy, tùy thực khách nào muốn “mô-đi-phê”. Duy phở Sướng, đầu phố Đinh Liệt, vẫn trung thành phở cổ điển, nhưng kỳ này nhà hàng sạch sẽ, không còn cảnh giấy trắng xóa dưới nền nhà.Điểm tâm xong, Nguyễn Học bảo:-Hôm nay ta đi Đồ Sơn.Lên xe, vừa lái, Nguyễn Học vừa đọc:“Chưa đi chưa biết Đồ Sơn Đi rồi mới biết là hơn đồ nhà.Đồ nhà bằng cái lá đaĐồ sơn bằng cái bàn là Liên Xô.”Quay sang hỏi tôi:-Anh đã nghe câu ca này chưa?-Chưa.Chị Liên ngồi hàng ghế sau với nhà tôi, lên tiếng:-Chị em chúng tôi lại có câu:“Chưa đi chưa biết Đồ SơnĐi rồi mới thấy chẳng hơn đồ nhà.Đồ nhà tuy xấu tuy già,Nhưng là đồ thật, không là đồ sơn.”Vợ tôi vốn kín đáo, ít biểu lộ tình cảm ra ngoài, ấy thế cũng không thể nhịn cười. Tôi hỏi:-Câu ca này anh chị xịa ra?-Đâu có. Đã là người Hải Phòng, không ai là không biết.-Có nghĩa Đồ Sơn bây giờ là tụ điểm của làng chơi?-Chứ sao!Rồi anh bảo:-Nhưng đi qua khu đèn đỏ, anh không bao giờ nhìn thấy gái đứng đường ban ngày hay bướm lượn đêm khuya, người bình thường không thể biết. Đặc điểm Đồ Sơn là vậy!Tò mò, tôi hỏi:-Sao vậy?-Luật bất thành văn. Bởi khu nghỉ mát này do Trung ương Đảng quản lý. Nói chính xác, của Văn phòng

          Trung ương Đảng bỏ vốn đầu tư
          !
          Khu đèn đỏ ở Đồ Sơn vào ban đêmNghe anh nói, tôi nửa tin nửa ngờ, nhưng chỉ tuần sau, khi đi tour du lịch Sing-Mã Lai (tour của Hà Nội), mới thấy Học nói đúng. Đàn ông Hải Phòng, Hà Nội, nhiều người thuộc lòng câu ca này. Họ xác nhận, Đồ Sơn là tụ điểm của thác loạn cho tất cả đàn ông thừa tiền, rửng mỡ, thèm của lạ! Giá như ông Tô, Phó Bí thư kiêm Chủ tịch tỉnh Hà Giang, xuống Đồ Sơn chắc không có chuyện bị các “cháu chân dài” tố và báo chí sao biết mà làm rùng beng! Ông Phú đi cùng tour, mới nghỉ hưu, cựu cán bộ của Tổng Công đoàn Việt Nam, người Hà Nội, trong lúc theo hướng dẫn viên du lịch đưa đi dạo khu đèn đỏ Singapore – nơi rất tai tiếng gái Việt làm điếm chui – ghé tai tôi hỏi:-Về Việt Nam, ông đi Đồ Sơn chưa?-Rồi.-Thấy thế nào? Vui vẻ chứ?-Thế nào là thế nào?-Lại còn vờ vĩnh nữa.-Không, thật lòng tôi không hiểu ý ông.Tủm tỉm cười, ông bảo:-Có bằng cái “bàn là Liên Xô” không?À! Hiểu rồi, tôi bảo:-Chưa, cũng nghe kể, nhưng không tin.Tôi kể lại chuyện Nguyễn Học sang tai, rồi hỏi nhỏ:-Đồ Sơn bây giờ kinh khủng đến thế sao?-Đúng 100%.Nói xong, ông ghé tai tôi đọc câu ca mà Nguyễn Học đã đọc, rồi thì thầm:-Nên đi cho biết, hơn “đồ nhà” nhiều. Giá mềm lắm, 150 ngàn một giờ. Em chân dài tận nách, 200 ngàn thôi.Đi sát bên, tôi cũng thì thầm:
          -Bác đi Đồ Sơn lần nào chưa?
          -Vài lần.Rồi ông nháy mắt:-Bí mật, chớ có lộ, bà xã biết.
          Chết liền!Nghề mãi dâm ở Việt Nam tuy chưa được nhà nước chấp nhận, nhưng nó tồn tại ngày một phát triển ở nhiều nơi, từ thành thị tới nông thôn, từ Bắc xuống Nam. Một địa điểm gái mãi dâm tụ tập cũng tiếng (xấu) như Đồ Sơn, đó là Quất Lâm, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Khi báo chí phanh phui, nhà chức trách công khai phủ nhận tụ điểm mãi dâm ấy. Chính vì không dám nhận sự quản lý yếu kém đã để xảy ra những tụ điểm thác loạn, những tệ nạm xã hội mà người dân trong toàn quốc đều biết, riêng có quan chức của chính quyền Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa không (dám) biết nên trên diễn đàn mạng đã có những câu ca dao tố cáo, vạch trần sự ngụy tạo của chính quyền từ Trung ương đến địa phương về từng sự kiện trong cuộc sống ở Việt Nam:Đồ Sơn không có mãi dâmCa-ve không tới Quất Lâm hành nghềHài Nội không có số đềSài Gòn khẳng định chưa hề đua xeFây- Búc (Facebook) không có trẩu treF.A các thím chưa hề quay tayPhương Trinh học tập hăng sayThím Sơn chưa ngủ với gay bao giờCà-phê không có đèn mờ
          Ngọc Trinh chưa có ai sờ vào mông
          Xe xanh chỉ chạy việc công
          Xe bia (beer) bị lật không ai xông vào


          Khu bãi tắm Đồ Sơn mới vào hè (2010) đã quá tải
          Con đường Lạch Tray đi Đồ Sơn được mở rộng, thẳng tắp, hơn nửa giờ sau chúng tôi đã vào thị xã. Lần cuối cùng tôi đến Đồ Sơn, ngày 3-8-1964, gần 50 năm còn gì, cũng là ngày Mỹ đưa máy bay phản lực uy hiếp các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ.Thời bấy giờ, bãi tắm Đồ Sơn chia 3 khu:1- Khu I dành cho nhân dân.2- Khu II dành cho cán bộ cao cấp, nơi đó có nhà nghỉ của Trung ương Đảng.

          Theo Học, khu nghỉ mát xây năm 1960, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng năm 1972, 1982 và 1986.3- Khu III, thuộc Bộ Quốc phòng.Hồi ấy, hai khu này cấm dân vào.Thời Pháp thuộc, cả vụ hè 1950, 1951, chị em tôi ra Pagodong của Đồ Sơn nghỉ mát. Chả là ông chú rể tôi làm nghề chiếu phim ở đấy. Người ta bảo, khu II chính là khu Pagodong, có biệt thự của Cựu hoàng Bảo Đại và bây giờ có thêm khu biệt thự của Trung ương Đảng.Khu biệt thự Cựu hoàng mở cửa cho khách tham quan. Vé vào cửa 10 ngàn/người. Biệt thự gồm hai tầng theo lối kiến trúc của Pháp, xây trên một quả đồi, nhìn ra biển. Từ phía dưới, có con đường trải nhựa nhỏ, chạy quanh co bám theo sườn núi dẫn đến khu biệt thự. Tầng trệt có sảnh đường khá rộng, nơi họp nội các hay nơi gặp mặt thân hữu của Cựu hoàng. Giữa sảnh, có bàn dài, hai bên hai hàng ghế, hơn chục chiếc, chính giữa, hai ghế có tay ngai mạ vàng: Ghế của Cựu hoàng và Nam Phương Hoàng hậu. Kế bên, phòng đọc sách, phòng giải trí kê bàn bi-a. Tầng trên, buồng ngủ của Cựu hoàng, Hoàng tử Bảo Long và các công chúa. Buồng Cựu hoàng được đặt giá, 250 Mỹ kim/đêm cho những ai muốn thưởng thức “Nhất dạ Long sàng”. Buồng ngủ rộng, trên tường treo ảnh Cựu hoàng, Nam Phương Hoàng hậu, ảnh hoàng tử và các công chúa. Một chiếc giường đệm cỡ King Size, phủ khăn trải giường có thêu kim tuyến hình lưỡng long chầu nguyệt màu vàng. Gần đấy, bộ sa-lông da, bàn đọc sách, điện thoại. Buồng bên là buồng tắm, gồm bồn tắm hiện đại mạ vàng, nhà cầu, hệ thống điện và nước hoạt động. Tuy được chăm sóc, nhưng lâu ngày không có người ở, mùi ẩm mốc đâu đó xông vào mũi. Chà! Bỏ ra 250 Mỹ kim để làm chủ căn buồng của Cựu hoàng 24 tiếng đồng hồ kể ra cũng không đến nỗi nào. Tôi quên không hỏi người hướng dẫn, đã có ai làm chủ căn phòng ẩm mốc này một đêm chưa.


          Bến Nghiêng, Đồ Sơn

          Đồ Sơn bây giờ thay đổi quá nhiều. Xóm vạn chài ven đường không còn nữa, thay vào đó một cổng chào lớn, nhiều nơi đường rộng thênh thang, quanh co bám theo sườn núi, đến một bãi biển lát bê-tông, Học bảo:-Đây là Bến Nghiêng, nơi người lính cuối cùng của quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Hải Phòng ngày 13-5-1955.Xe đi qua phố chính của khu du lịch. Hai bên đường, nhà hàng, khách sạn, quán cắt tóc gội đầu, karaoke, quán bia… mọc san sát, cuộc sống thanh bình, không có một dấu hiệu nào của khu đèn đỏ như dư luận đồn thổi. Ngồi xe ô-tô đi lướt qua như tôi, làm sao có thể hình dung và tin rằng chính con phố nhỏ hẹp đáng yêu này mà lại nhiều tai tiếng đến như vậy. Học bảo:
          -Mọi hoạt động ở đây do công an khu vực này bảo kê. Khách làng chơi đến đây an toàn tuyệt đối.Rồi anh nói thêm:
          -Đó là lý do vì, sao dân Hải Phòng ai cũng biết mà tụ điểm này không bị triệt phá.Anh còn nói:
          -Có người cho rằng, đây là nơi Văn phòng Trung ương Đảng bỏ vốn đầu tư.Thấy ánh mắt của tôi nghi ngờ, anh bảo:
          -Ơ hay, ngành nào chả kinh doanh, bộ nào mà chẳng muốn làm giàu. Ngay Bộ Quốc phòng cũng kinh doanh. Anh không thấy cây xăng quân đội bán đầy đường à? Bệnh viện quân y 103, 108… nhận bệnh nhân chữa tư là gì. Cứ có tiền là họ phục vụ. Trí phú địa hào bây giờ có giá chứ chẳng bị “đào tận gốc trốc tận rễ” như ngày xưa. Anh nên nhớ, ở Việt Nam ngày nay, không tiền, xin miễn nhé! Đến đâu người ta cũng bảo “đầu tiên” (tiền đâu) nếu như anh muốn được việc. Anh chị có biết câu ca thời đại bây giờ là gì không?

          Khu biệt thự nghỉ mát của Trung ương ĐảngAnh thản nhiên đọc:
          “Tiền là tiên là Phật
          Là sức bật của tuổi thơ
          Là giấc mơ của tuổi trẻ
          Là sức khỏe của tuổi già
          Là cái đà danh vọng
          Là cái lọng che thân…”

          Anh tiếp:
          -Đấy, sức mạnh của đồng tiền ở Việt Nam bây giờ như thế đó. Không có tiền đóng viện phí, dù sắp chết, bệnh viện cũng không nhận. Bây giờ cái gì cũng nấp dưới chiêu bài xã hội hóa, có nghĩa phải nộp tiền. Tiền trên hết! Tiền muôn năm!Anh cười, kể:-Tháng trước, em đi khám răng, cậu nha sĩ bảo răng em cần nhổ. Em bảo, mồm mình bị bóp và dán băng dính lâu quá, không há to được, làm ơn nhổ răng qua hậu môn được không, mất bao nhiêu tiền tôi cũng trả.
          Mắt cậu ta tròn xoe kinh ngạc, chả hiểu mình nói gì.Anh đưa chúng tôi đi vòng quanh tất cả các khu bãi tắm. Vẫn những bãi tắm ấy, ngày xưa sao tôi thấy đẹp thế, nay gần ½ thế kỷ quay lại, Đồ Sơn thay đổi quá nhiều, nhưng bãi tắm vẫn như cũ, giờ đây cảm thấy bãi tắm Đồ Sơn không còn đẹp như xưa nữa dù nó vẫn vậy. Phải chăng nước Anh là quốc đảo, xung quanh là bờ biển và chúng tôi đã từng đi du lịch, nhiều bãi biển quá đẹp, nổi tiếng ở châu Âu, nên Đồ Sơn không còn là thần tượng nữa.



          Casino ở Đồ Sơn


          Xe chạy tới khu vực casino, nơi dành riêng cho người nước ngoài và Việt kiều. Cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á, chính phủ Việt Nam không khuyến khích trò đỏ đen, vì thế số lượng sòng bạc mở ở Việt nam rất ít, trong đó có Đồ Sơn. Tuy vậy, bất chấp pháp luật, người Việt Nam ngày nay rất mê trò đỏ đen. Họ hy vọng một cách mù quáng, viển vông, một sự may mắn từ trên trời rơi xuống qua những con số đề, xổ số, lá bài, xóc đĩa. Nếu để ý, chiều chiều, rất nhiều người vào quán cóc bán nước chè, quầy xổ số… Người ta thì thầm, thậm thụt, đó chính là những con nghiện số đề, bỏ ra vài chục ngàn hay trăm ngàn… để mua hy vọng làm giàu trong vài giờ. Tiếng thở dài não ruột buông ra khi con số hy vọng trật khấc, họ lại nuôi hy vọng vào ngày mai, cho đến khi trở thành con nợ không trả nổi, thế là mất nhà. Câu thành ngữ “Chơi đề ra đê mà ở”, đã là người Việt, ai cũng biết, ấy thế, họ vẫn lao vào như con thiêu thân thấy ánh đèn!Ngoài đề đóm, chuyện cá cược bóng đá các giải ngoại hạng Anh, Đức, Tây Ban Nha… cũng thu hút rất nhiều con bạc khát nước ở Việt Nam. Không chỉ người có tuổi mà cả sinh viên cũng nghiện. Người Việt trong và ngoài nước vẫn chưa quên vụ cá cược bóng đá triệu đô của một số cán bộ cao cấp của Đảng và nhà nước năm 2008. Đến nay, chuyện ấy đang có dấu hiệu chìm xuồng, đi vào dĩ vãng!Các đại gia Việt Nam không được vào casino trong nước, họ sang Campuchia, Lào, Thái Lan… xả láng. Theo báo chí, mỗi năm các con bạc Việt Nam bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim vào trò đỏ đen ở sòng bài nước ngoài. Chính phủ Việt Nam đang cân nhắc, có thể mở rộng casino cho dân nghiền trong nước, thu lại “chất xanh” rò rỉ, hơn là để nó chảy sang casino nước bạn!Nếu nói không ngoa, hầu hết các đại gia ở Việt Nam đều ưa trò đỏ đen và o bế các em chân dài. Đó là cái “mốt”, có thế mới “sành điệu”, mới xứng danh đại gia Việt Nam ngày nay!Ấy thế, tìm hiểu kỹ, anh bạn tôi, Học tuy là đại gia nhưng lại kỵ trò đỏ đen và “đồ sơn”. Thế mới lạ!

          Comment


          • #6
            Du Hý Lạng Sơn

            Chuẩn bị cho chuyến đi Lạng Sơn, tối 25-4 tôi đến cửa hàng tạp phẩm đối diện với hotel Cát Dài mua bia, Bò Húc, (Red Bull), bánh ngọt.
            Thấy mua nhiều mà không hỏi giá, bà chủ quán, ngoại ngũ tuần, nhìn tôi từ đầu đến chân, lại từ chân lên đầu, hỏi:-Ông anh là Việt kiều Mỹ hả?Tôi vừa trả tiền vừa bảo:-Bà coi tướng nhầm rồi.Bà nguýt tôi một cái, nói:-Ông anh hay sang mua bia, em thấy ở hotel Cát Dài mà.-Tôi ở Sài Gòn ra chơi.
            Cười thật tươi, bà ta nói:
            -Việc gì ông anh phải giấu. Việt kiều càng sang chứ sao.
            Lấp lửng, tôi bảo:
            -Bà tinh ý thật.
            -Da dẻ hồng hào, phong độ thế kia, chỉ có Việt kiều mới có làn da ấy.
            -Thôi tôi xin bà, ‘thất thập cổ lai hy’ rồi.”
            Bà nịnh:
            -Ông anh còn tráng kiện lắm. Ông anh ở Cali hả?
            -Không.
            -Thế ở đâu? London hả?
            Tôi khẽ gật.
            -Ông anh cho em đi theo với.
            -Bà có người nhà ở London?
            -Không, em sang trồng cỏ cho ông anh.
            Tôi phì cười:
            -Chết, nhà tôi làm gì có vườn mà trồng cỏ.
            -Ông anh cứ đùa.
            -Đùa? Trồng cỏ tù mọt xương.
            -Ông anh cứ dọa em. Em quen khối người, chỉ sau vài năm, giàu ú ụ. Họ bảo, bên Anh, ai cũng trồng cỏ. Trúng mánh lắm!
            Bà ta chỉ tay sang một tòa nhà 5 tầng mới xây, cách cửa hàng không xa:
            -Đấy, nhà vợ chồng Nguyễn Ngọc An, Việt kiều London, không trồng cỏ, tiền đâu ra?
            -Họ khoe với bà?Nhìn trước nhìn sau, thấy vắng khách, bà nói nhỏ:
            -Thì bà vợ khoe, em mới biết.Bà thì thầm:
            -Em lạ gì họ. Hồi xưa, vợ chồng tã lắm, chạy vạy mãi mới đủ tiền cho chồng sang Tiệp lao động, chả biết thế nào, chạy được sang Anh, trồng cỏ vài năm, bây giờ có bạc tỷ.



            Cơ sở trồng cần sa của người Việt rơm ở Coventry, Anh quốc, ảnh Telegraph

            Bà kể tên một lô-xích-xông Việt kiều Anh mua nhà ở Hải Phòng, ở 6 tháng, lại về London, vài tháng sau lại sang. Đâu đâu cũng kháo nhau, cứ trốn sang được Anh, người ta thuê trồng cỏ, lương cao ngất ngưởng, ăn ở miễn phí. Vì thế, biết tôi định cư ở Anh, bà ta nửa đùa nửa thật, hỏi sống sượng, xin tình nguyện sang trồng cỏ thuê cho tôi!Thế có chết không! Việt kiều Anh mang tai mang tiếng, không những ở Anh quốc, còn ở Việt Nam, nhất là ở thành phố Cảng thân yêu này. Của đáng tội, đó cũng là sự thật. Những năm gần đây, trên báo chí, các hãng truyền hình Anh thường xuyên loan tin phá vỡ nhiều ổ trồng cần sa của người Việt, trong đó dân Hải Phòng chiếm tỷ lệ rất cao. Năm 2008, tòa án Anh tuyên phạt một bác sĩ người Việt, chuyên viên phẫu thuật, 5 năm tù với tội danh trồng cần sa, rửa tiền. Y chuyển hai triệu rưỡi bảng Anh về Việt Nam đầu tư bất động sản.Sáng hôm sau, trên đường đi Lạng Sơn tôi kể cho anh chị Nguyễn Học chuyện tối qua. Nguyễn Học bảo:-Dân Hải Phòng đua nhau tìm mối sang Anh trồng cỏ là có thật. Gần nhà em có người vượt biên từ năm 1988, định cư ở London, thế mà từ năm 2001 đến 2004 bà ta đã đưa được 7 thân nhân sang Anh trồng cần sa.Chị Liên hỏi:-Nước Anh là quốc đảo, trốn sang đâu có dễ.Nguyễn Học lên tiếng:-Bà chả biết gì, phải có đường dây móc nối, không bị tóm cổ sớm.Nguyễn Học thêm:-Dịch vụ buôn người đâu có rẻ, ít nhất cũng 25, 30 ngàn đô, gần ba bốn trăm triệu chứ ít gì. Số tiền ấy ở Việt Nam buôn bán cũng đủ sống.Nguyễn Học quay sang hỏi tôi:-Anh chị ở Anh đã 30 năm có lẻ, chắc biết đường dây nhập lậu?-Nghe người ta kể, bản thân mình cũng gặp rất nhiều người Việt rơm. Biết ăn nói làm sao, họ là thân nhân của người mình quen. Chả nhẽ tố? Mình biết có người đã nhận em gái út làm con để xin bảo lãnh. Lại có người kết hôn (giả) với dì ruột để bảo lãnh. Chỉ vì muốn sang định cư ở Anh, Pháp, Mỹ… người Việt đã đứt hết thần kinh xấu hổ, sẵn sàng bán linh hồn cho quỷ dữ. Nhưng đa số người này là “tỵ nạn kinh tế” sau năm 1992, chứ chẳng vì chính trị chính em hay là người Việt gốc Hoa bị Lê Duẩn bài xích xua đuổi, họ đa số là dân Hải Phòng nhất là khu vực Chùa Chiếu, quận Lê Chân.Tôi kể cho anh chị về người rơm nhập cư lậu vào Anh như thế nào, theo như người ta kháo nhau bấy lâu nay.Theo bản tin của Ban Việt ngữ BBC, “hiện có 30.000 người Việt sống hợp pháp tại Anh, nhưng cảnh sát ước tính số người Việt sống bất hợp pháp lên tới 35.000 người”, họ xâm nhập bằng nhiều ngả, hợp pháp và bất hợp pháp.1- Du học, du lịch, thăm thân nhân, hôn thuê…2- Đường dây buôn người đưa qua khối Đông Âu, (Nga, Tiệp, Hung, Ba Lan, Đức…) sang Pháp, vượt cảng Dover bằng 3 cách:A- Hộ chiếu giả do nhân viên đại sứ quán Việt Nam tiếp tay.B- Bọn buôn người thuê hộ chiếu Việt kiều 500 bảng/ngày, chúng lái xe sang Pháp đón, chờ tối, đưa người rơm qua cảng Dover. Mánh này qua mặt hải quan Anh dễ dàng, trong lúc tranh tối tranh sáng, ánh sáng đèn pin hải quan không đủ nhận dạng chính xác người trong xe và ảnh

            trong hộ chiếu.C- Trốn trong các xe chở hàng.


            Người Việt rơm trốn trong thùng xe để sang Anh3- Lao động xuất khẩu.

            Năm 2002, 2003, 2004 (?) chính phủ Anh chấp nhận khoảng 100 người Việt Nam sang lao động phổ thông (dịch vụ hotel). Nhưng hết hạn, đến 90% những người này “mất tích”, vì thế Anh quốc xóa hợp đồng xuất khẩu lao động với Việt Nam.Người rơm hầu hết có thân nhân định cư ở Anh, họ là bình phong che chắn nơi ăn chỗ ở, giúp đỡ tiền bạc và việc làm. Trước kia, người rơm làm trong các tiệm nails, bồi bếp, bồi phòng của thân nhân. Năm 2005, Cục Di trú Vương quốc Anh gửi thông báo tới từng cửa tiệm người Việt bằng Anh ngữ và Việt ngữ, cảnh báo, nếu sử dụng lao động nhập cư bất hợp pháp sẽ bị phạt 5000 bảng/người (năm 2009 tăng lên 10 ngàn) và bị truy tố trước pháp luật. Những năm đầu, các tiệm người Việt coi thường giấy cảnh báo của Bộ Nội vụ, từ năm 2007, cảnh sát tăng cường kiểm soát, nhiều tiệm nails, nhà hàng bị phạt, truy tố, chủ tiệm bắt đầu “rét”, không dám chứa chấp. Người rơm chuyển sang trồng cỏ rải rác trên toàn UK, một số mua được thẻ lao động giả, vẫn tiếp tục làm tiệm nails, nhà hàng.

            Comment


            • #7
              Cửa khẩu Tân Thanh

              X e vẫn bon bon trên đường 1A, Nguyễn Học vừa lái vừa nói chuyện cho đỡ buồn ngủ, anh hỏi tôi:-Anh chị đã đi Lạng Sơn bao giờ chưa?-Rồi. Hè 1960, lên thăm ông chú họ bằng đường tầu hỏa. Hà Nội – Lạng Sơn có 150 km, ấy thế mà tầu chạy gần 6 tiếng, chậm như rùa.-Ối dào, thế còn là nhanh, sau này tầu chậm 10 đến 12 tiếng là chuyện bình thường, chả thế nhà thơ Bút Tre viết tặng ông Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường sắt, Hà Đăng Ấn bài thơ:Đường sắt có anh Hà ĐăngẤn cho đường sắt băng băng như rùaToàn ngành phấn khởi thi đuaCuối năm tính sổ vẫn thua xe bò!Đọc xong, Nguyễn Học bảo:
              -Anh biết, nhà vệ sinh trên tầu rất bẩn, ông Bút Tre làm thơ khuyên hành khách thi đua:
              “Sao cho đúng lỗ mới tài,
              Nếu trượt ra ngoài, kỹ thuật còn non,
              Mấy lời nhắn nhủ bà con
              Tầu ta còn chạy, ta còn thi đua!”

              Tôi bảo:
              -Năm 2004, đi tầu vào Sài Gòn, toilet trên tầu vẫn bẩn như thế.
              Vừa lái xe Nguyễn Học vừa kể chuyện, chẳng mấy lúc đã đến Lạng Sơn. Nguyễn Học như ma xó, nơi nào cũng biết, anh bảo:
              -Lạng Sơn có ba chợ, Kỳ Lừa, Đông Kinh và Tân Thanh.
              -Mình đã đi chợ Kỳ Lừa rồi.-Chợ Kỳ Lừa bây giờ vắng, kém xa chợ Đông Kinh và Tân Thanh. Anh đã ăn món Thắng Cố bao giờ chưa?
              -Ngày ấy, mình đi chơi đúng vào phiên chợ Kỳ Lừa, nhìn thấy nấu thắng cố, hãi lắm. Không biết ngày nay món thắng cố đã mô-đi-phê chưa, chứ ngày xưa, chịu. Ngựa giết xong, lột da, lật phần lông lên trên, buộc túm lại làm chảo, (thời ấy rất ít chảo sắt to), thịt ngựa, lòng ngựa, kể cả ruột già, họ tút phân xong, rửa qua loa cho vào ‘chảo’, đổ nước đun, bỏ ít hạt dổi, thảo quả, chẳng muối mắm gì. Khi sôi, thế là múc ra bát bán, họ ăn uống xì xụp với nhau, ai muốn mua thêm thịt, gan, tim thì mua, uống với rượu ngô mang theo.
              Người Kinh chả ai dám ăn.
              -Tháng 9 năm 2008, em lên Mai Châu, chủ nhà trọ, ông già nguời Thái, nấu thắng cố bằng chảo, ruột rửa kỹ hơn, cũng cho thảo quả, hạt dổi, nhưng em cũng chưa dám đụng.Nguyễn Học đưa chúng tôi vào thăm chợ Đông Kinh. Mới cuối tháng Tư mà chợ đầy mận, đặc biệt bán rất nhiều rau sắng, người Lạng Sơn gọi là “rau ngót rừng”. Chùa Hương và Kim Bôi Hòa Bình có nhiều rau này, vợ tôi bảo chị Liên:-Rau sắng đấy, chị mua không?



              Rau sắng ở Lạng Sơn và chùa Hương.Thấy rau sắng, Nguyễn Học đọc luôn bài thơ của thi sĩ Tản Đà:
              “Muốn ăn rau sắng chùa Hương
              Tiền đò sợ tốn, con đường ngại xa
              Mình đi ta ở lại nhà
              Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm.”

              Tôi bảo:
              -Anh có biết ai gửi biếu Tản Đà gói rau sắng qua đường bưu điện, kèm theo bài thơ:
              “Kính dâng rau sắng chùa Hương
              Tiền đò đỡ tốn, con đường đỡ xa
              Không đi xin gửi lại nhà
              Thay cho dưa khú cùng là cà thâm.”

              Nguyễn Học cười:
              -Ai gửi, chịu không biết, nhưng Tản Đà có bài cám ơn người biếu:
              “Mấy lời cảm tạ tri âm
              Đồng bang là nghĩa, đồng tâm là tình.
              Đường xa rau sắng vẫn xanh,
              Tấm lòng thơm thảo, bát canh ngọt ngào.
              Yêu nhau xa cách càng yêu,
              Dẫu rằng suông nhạt mà nhiều chứa chan.
              Núi non khuất nẻo ngư nhàn,
              Tạ lòng xin gửi Thế Gian đưa tình.”

              Tôi cười:
              -Mình nghe người ta kể, nhà văn Phạm Cao Củng gửi cho Tản Đà, chứ chả phải nữ sĩ Song Khuê gửi biếu đâu.Nguyễn Học bảo:-Giai thoại này thực hư em chịu.Chúng tôi vào nhà hàng đặc sản phường Đông Kinh dùng bữa trưa.
              Đặc sản Lạng Sơn có vịt quay Bắc Kinh và lợn sữa quay với lá mắc mật. Hai món này ngon tuyệt! Chính lá mắc mật làm dậy mùi thơm thịt quay mà ở Hà Nội và Hải Phòng không thể có. Theo Học, cây mắc mật mọc ở bờ rào, trước kia không ai biết sử dụng lá này. Sau năm 1995, Lạng Sơn phát triển hàng ăn Tầu, đã học cách quay thịt của người Hoa, lấy lá cây mắc mật quay với thịt. Quả mắc mật, đường kính dưới 1 cm (nhỏ hơn quả olive), có vị lạ, ngâm với măng, ớt, ăn cũng tạm được.




              Góc chợ Tân Thanh
              Ăn xong, chúng tôi lên đường, đến chợ cửa khẩu Tân Thanh. Khu chợ khá lớn, hàng hóa 100% từ Trung Quốc tràn sang, nhưng kém chất lượng, “hét” với giá trên trời! Một sạp quần áo “thùng” chất đống ngay ngoài cổng chợ, chiếc cát-sét rao hàng qua loa phóng thanh oang oang, nhai nhải điệp khúc: “Đại hạ giá! Đại hạ giá! Ba quần 100 ngàn! Vâng chỉ có trăm ngàn! Quý khách mua mau, kẻo không lại hết!” Giống hệt anh chàng bán thuốc ê. Chúng tôi ghé vào, xem kỹ, chất lượng vải rất kém, đường kim mũi chỉ may dối, thuộc hàng “đại rởm”. Ấy thế mà người chen nhau mua, đông như kiến.
              Các quầy trong chợ, hàng bày không ghi giá tiền, ai hỏi, chủ hàng nhìn khách từ đầu đến chân, rồi lại từ chân lên đầu, đoán xem khách ở đâu đến, sau đó mới ra giá. Tôi xem một chiếc áo phông (T-shirt). Chủ hàng, một thanh niên khoảng 25 tuổi, “hét” 150 ngàn đồng (# 6 bảng Anh). Trời đất, áo này ở London bán ma nó mua, nếu có, khoảng 1 bảng là hết cỡ thợ mộc. Hỏi chơi thế thôi, ai ngờ cậu ta bám theo và cứ mè nheo bắt phải trả giá. Tôi đành im lặng, tìm bài chuồn. Người ta bảo, bọn bán hàng ở đây ghê gớm lắm, đã hỏi mà không trả giá chúng giở trò ngay! Người bán hàng ở Việt Nam nói chung rất mất lịch sự, ngay ở Hà Nội, Hải Phòng cũng vậy, hễ đã sờ vào, hay hỏi giá hàng mà không mua, họ lấy giấy “đốt vía”, làu bàu nguyền rủa, có người còn bị khà khịa, sỉ vả thậm tệ

              Comment


              • #8
                Cửa khẩu Hữu Nghị

                Nguyễn Học trao đổi với người phụ trách trạm kiểm soát, họ đồng ý cho chúng tôi vào tham quan, chụp ảnh cột mốc và trạm kiểm soát cửa khẩu hai bên.



                Trung tâm Thương mại Trung Quốc

                Đến biên giới, so sánh giữa hai nước, tôi mới thấy, khu vực thuộc Việt Nam quản lý thì nhà cửa, trung tâm thương mại, trạm xuất nhập cảnh rất tạm bợ, nhỏ bé, xấu xí…, một cái gì đó chưa ổn định, nếu không muốn nói là… lép vế! Trong khi đó Trung Quốc xây dựng kiên cố, hoành tráng, to đẹp. Tại sao vậy?



                Hải quan Trung Quốc tại cửa khẩu Hữu Nghị


                Phần rải đá trắng là của Trung Quốc


                Cửa khẩu Hữu Nghị ngoài cột cây số 0, còn có 2 cột mốc biên giới, 1116 và 1117, cách nhau khoảng 100 mét. Ngay hai cột mốc này, phần thuộc Trung Quốc hoành tráng và đẹp hơn của Việt Nam rất nhiều.



                Cột cây số 0, Hữu Nghị Quan


                Cột mốc 1117, cửa khẩu Hữu Nghị

                Đứng dưới cột mốc 1117, tôi hỏi Học:
                -Có phải Trung Quốc đã lấn chiếm một số đất vùng biên Lạng Sơn phải không?
                -Phải, phía ga Đồng Đăng, khoảng 400 mét.
                Nguyễn Học giải thích cho tôi hiểu:
                -Thời chiến tranh chống Mỹ, hàng viện trợ của phe XHCN khối Đông Âu và tên lửa Liên Xô đưa sang Việt Nam, qua Trung Quốc bằng tầu hỏa. Đường sắt Trung Quốc rộng 1,432 mét, đường sắt Việt Nam có 98 cm, Trung Quốc lắp thêm đường ray (thành 3 đường) cho rộng đủ 1,432 mét để tầu chở vũ khí chạy thẳng sang Việt Nam. Đường sắt 3 ray Kép - Yên Lập - Cái Lân, ngoài mục đích chuyển hàng vào kho còn đề phòng Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ vào miền Bắc, Trung Quốc sẽ dùng con đường này đưa quân sang trấn giữ bảo vệ khu Hạ Long. Con đường huyết mạch vận chuyển hàng viện trợ của phe XHCN chính là đường sắt 3 ray từ ga Đồng Đăng xuống Thái Nguyên – Yên Viên. Phi công Mỹ gọi là Tam Giác Sắt, cần phải triệt phá. Nơi đây cũng chính là túi hứng bom Mỹ. Chiến tranh biên giới (17-2-1979) kết thúc, quân Trung Quốc chiếm gần 1000 mét khu Đồng Đăng. Lý do Trung Quốc đưa ra là đường tầu Trung Quốc rộng 1,432 đến đâu, đất Trung Quốc đến đó. Sau bao nhiêu cuộc thương lượng về biên giới, đòi mãi, Trung Quốc trả lại 600 mét cho Việt Nam, biên giới Trung Quốc kéo thêm 400 mét vào lãnh thổ Việt Nam. Ngày nay, hai nước đã đóng cột mốc, công nhận

                phần đất ấy thuộc Trung Quốc.



                Đường biên giới Việt - Trung bị Trung Quốc lấn chiếm sau ngày 17-2-1979 (Bản vẽ minh họa của Nguyễn Học)

                Lạng Sơn, cửa ngõ của biên giới, nơi đây đã chứng kiến biết bao lần cuộc chiến tranh tàn khốc giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng chính nơi đây là cửa ngõ thương mại của hai quốc gia có từ hàng ngàn năm trong cuộc dựng nước và giữ nước của hai dân tộc Việt-Hán.Nói như nhà văn Phù Thăng, “chiến tranh là chiến tranh, không phải do tôi và do anh gây ra”, có nghĩa trách nhiệm không thuộc người lính và người dân của hai chiến tuyến. Trách nhiệm thuộc về kẻ lãnh đạo quốc gia đã tham gia chiến tranh, còn người dân của hai nước vùng biên chỉ là nạn nhân của những cuộc xâm lược giành bá quyền, thôn tính lẫn nhau. Mai đây, một vài thập niên, thậm chí vài thập kỷ nữa, các sử gia Trung Hoa có thể sẽ ghi: “Ông cha ta mở mang bờ cõi xuống phương Nam”, như tất cả sử gia các quốc gia khác, mỗi khi cuộc chiến tranh xâm lược, chiếm lĩnh lãnh thổ của nước láng giềng thành công.Một người bạn ở Pháp gửi cho tôi những tấm hình thu nhặt được trên mạng, anh bảo:
                -Viết về cửa khẩu Lạng Sơn mà không có những bức ảnh tư liệu, làm sao bạn đọc hiểu biên giới Việt-Trung xưa và nay.Mail của anh viết:
                -Đây là postcard (bưu ảnh) do người Pháp chụp, vào khoảng 1895 gì đó.
                Một buổi đi tập Thái Cực Quyền, tôi hỏi một ông người Lạng Sơn, cỡ tuổi tôi, về Hữu Nghị Quan, ông kể:
                -Năm 1956, ông Hồ và Mao đổi tên Mục Nam Quan (Phương Nam hoà hảo) thành “Hữu Nghị Quan” và hai ông trồng cây đa “hữu nghị” ở đó, thế mà bây giờ cây đa đó cách chỗ cột cây số 0, cửa Hữu Nghị tới… 500 mét về đất Trung Quốc.”
                Ông kể tiếp về diễn biến cuộc chiến Trung-Việt 17-2-1979, vùng biên giới Lạng Sơn và lý do vì sao cầu Kỳ Cùng bị sập.
                -Sáng sớm 17-2-1979, Trung Quốc đưa quân tràn sang 6 tỉnh biên giới. Riêng Lạng Sơn, vì lực lượng ta mạnh, nó chỉ bắn pháo sang, gây đổ nhà cửa. Báo Nhân dân đăng tin (khá hài hước), “Đánh nhau to trên cửa Hữu Nghị.
                -Hai bên giao chiến được gần một tuần, Việt Nam yếu hơn, lùi về đến gần ải Chi Lăng (cách Lạng Sơn chừng 40 km). Ở sông Cầu gần Bắc Ninh, mọi người phải đi đắp chiến lũy, gọi là “phòng tuyến sông Cầu”. Hà Nội nhốn nháo, hoảng loạn, tưởng phen nảy quân Trung Quốc sẽ “giải phóng Hà Nội” như quân Bắc Việt giải phóng “Sài gòn ngày 30-4-1975”.
                Cầu Kỳ Cùng được lệnh phá, vào ngày 23 hoặc 24-2-1979, không thể chậm hơn. Thế rồi sau gần 10 ngày, Trung Quốc tuyên bố rút quân. Khoảnh đất Việt Nam từ cột cây số 0 vào sâu đất Việt Nam vài trăm mét, mãi đến năm 1992 mới gỡ được hết mìn, trước đó Trung Quốc coi đó là “vùng đệm”. Quân đội Việt Nam không dám vào. Vào là bị Trung Quốc nổ súng, chết liền.


                Cầu Kỳ Cùng hiện nay

                Ảnh tư liệu về cuộc chiến Trung-Việt 17-2-1979



                Giao chiến ở cửa khẩu Hữu Nghị Quan



                Tù binh Trung Quốc bị bắt trong cuộc chiến 2-1979 Tù binh Trung Quốc trong nhà giam Tù binh Việt Nam bị Trung Quốc bắt

                Hoàng hôn bắt đầu buông xuống, từng dải nắng như dát vàng trải dài trên sườn núi cũng là lúc chúng tôi từ giã Lạng Sơn. Đường quốc lộ 1A bắt đầu đông, các xe tải chở hàng, các xe máy của cửu vạn cũng lao nhanh hướng về Hà Nội và các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng. Vừa qua thành phố Lạng Sơn không xa, một chiếc xe máy, hàng chất cao ngất ngưởng, vọt qua đầu xe chúng tôi, lao nhanh qua khúc cua. Thấy tôi lắc đầu, ngán ngẩm, Nguyễn Học nói:-Thế này ăn thua gì, muộn chút nữa, anh sẽ gặp vài chục xe như thế kia nối đuôi nhau phóng bạt mạng, đánh võng, lạng lách. Gặp các bố này sợ lắm.-Họ không sợ bị tai nạn?-Anh ơi! Việt Nam anh hùng, biết chết là gì đâu!Nguyễn Học tiếp:-Anh biết không, luật bất thành văn, xe lớn đè xe bé là phải đền, chẳng cần biết ai sai ai đúng.-Thế là thế nào?-Thế này, ô tô và xe máy quệt nhau, xe ô tô đền. Xe máy và xe đạp đâm nhau, xe máy đền. Chẳng cần biết vì sao tai nạn, ai đúng ai sai.-Luật rừng à?-Chính xác!


                Cửu vạn trên đường cua tử thần

                Giao thông ở Việt Nam ngoài chuyện tắc đường kinh niên, vô phương cứu chữa, còn có chuyện tai nạn xảy ra như cơm bữa. Theo thống kê (chưa đầy đủ), hàng ngày người Việt Nam ra khỏi nhà, có trên 40 người đi thẳng vào nghĩa địa và hàng trăm người vào bệnh viện, trong đó số người trở thành tàn phế hơn 50%. Có nghĩa, mỗi năm Việt Nam có hơn 1 sư đoàn (dân) “bị” hy sinh trong hòa bình, vài sư đoàn thương phế nhân do tai nạn giao thông gây ra. Tại sao vậy?Câu hỏi này được các báo chí, các nhà lãnh đạo có trách nhiệm ở Việt Nam đưa ra thảo luận bao nhiêu năm, tốn biết bao giấy mực với nhiều giải pháp “sáng nắng chiều mưa, trưa mai lại nắng”! Các ngã tư, vòng xoay (round about) hết mở lại đóng, đường hai chiều bịt thành một chiều, số xe lẻ vào thành phố ngày lẻ, số chẵn vào ngày chẵn… nhưng cuối cùng nạn kẹt xe, tắc đường, tai nạn giao thông năm sau vẫn tăng hơn năm trước một cách đều đều.Hãy cứ về nông thôn, nếu không nói ngoa, trên 50% người điều khiển xe máy không có bằng hoặc bằng rởm, mấy ai đến trường học lái và thi lấy bằng một cách nghiêm túc. Còn bằng lái xe, cũng không ít người nộp tiền cho cò, sẽ có bằng lái xe các loại theo yêu cầu. Ngay ở Anh, người Việt cũng có người dùng bằng thật, người giả.Tôi là một trong số người Việt tỵ nạn có bằng lái xe khá sớm ở Scotland (1983), vì vợ tôi đi làm gần trường Stevenson College, nơi tôi theo học. Chúng tôi mua một chiếc xe Ford second hand, để đỡ mất thời gian và mùa đông tránh được cái rét thê thảm chờ xe bus.Khi còn ở Việt Nam, thường xuyên đi xuống huyện cấp cứu, tôi được cậu lái xe bệnh viện dạy sơ qua, chính vì biết chút đỉnh đã làm tôi phải thi đến 3 lần mới đỗ. Tuy thế chưa đến nỗi tệ, anh chàng người Hong Kong, gần nhà, thi 15 lần vẫn phải đeo “L” (Learner- Người tập lái). Nguyên nhân, anh ta “cựu taxi” ở Hong Kong, thói quen lái nhanh vượt ẩu đã thấm vào máu, vào từng đường gân thớ thịt không thể sửa được.
                Thấy tôi thi đậu, anh có ý thuê tôi thi hộ với giá 200 bảng nếu đỗ. Món tiền này lớn, hồi ấy vợ tôi đi làm xưởng bánh kẹo, trừ thuế còn 72 bảng/tuần. Thời bấy giờ, người đi thi lái xe chỉ cần cầm giấy báo thi và bằng lái xe tạm thời không dán ảnh. Giám thị chỉ kiểm tra chữ ký giữa bằng lái và bản dự thi. Khe hở này mãi đến 1995 (?) mới chấm dứt khi giấy báo thi có ảnh. Tôi từ chối, không muốn vi phạm pháp luật. Người quen ai cũng chê, thậm chí có người bảo ngu, “gần bằng tháng lương, vợ con đỡ khốn khổ, ai biết đấy vào đâu”. Ít lâu sau, cậu Hùng ở Dean làm dịch vụ này, nghe đâu sau hơn một năm bị phát hiện, đi tù.Theo ý kiến cá nhân, Nguyễn Học lý giải:-Lái xe là một kỹ năng, kém hay giỏi chỉ vài tuần là xong. Nhưng ý thức chấp hành lại là chuyện đáng nói ở Việt Nam.
                Cứ tai nạn là công an giao thông được xơi cả hai bên, càng nhiều càng tốt.-Bảo hiểm ở Việt Nam có cái lạ: chỉ đền cho những chủ xe… bị trái.
                Thí dụ: hai xe va nhau: Theo biên bản, nếu xe mình đi sai, bảo hiểm đền tiền sửa xe (thí dụ 30 triệu chẳng hạn). Nếu mình đúng, thì không được bảo hiểm, mà phía sai phải đền cho mình, thoả thuận trả cho mình một số tiền mặt (cash) là X (thí dụ 30 triệu). Sau khi hai bên đã xong, chia tay nhau, nghiễm nhiên mình tự phải mang xe đi sửa, không được nhận bảo hiểm nữa.Bây giờ mới đến màn 2: Đề nghị công an làm một biên bản ‘mới’ ghi lỗi do mình sai, nhờ đó được nhận bảo hiểm. Giá bao nhiêu thì tùy: thí dụ đã nhận tiền mặt 30 triệu, rồi thì cưa đôi, cưa ba hoặc thỏa thuận đưa vài triệu là có biên bản mình ‘sai’. Vì thế mới có cảnh lái xe cả hai bên va chạm đều năn nỉ xin biên bản ‘xác nhận phía mình… sai.
                Gần đây ở Việt Nam rộ lên chuyện lái xe container lỡ đụng phải người đi đường, thấy nạn nhân chưa chết, y lùi xe vài lần cho nạn chết hẳn. Tại sao vậy? Hãy nghe Nguyễn Học giải thích những bất cập của cái xã hội Việt Nam đưa đến hành động dã man, vô nhân đạo ấy.Nguyễn Học giải thích:-Một lý do nữa là thuốc chữa bệnh và chi phí cho người bị thương quá cao, một vụ bị thương đền tới gần trăm triệu cho phí thuốc men, thời gian kéo dài, trong khi:1-Phanh gấp để tránh, trong trường hợp may mắn gẫy cardan, hoặc hỏng xe, chữa hàng chục triệu (ít nhất là 10 triệu), chưa kể xe văng ra, gây tai nạn cho người khác.2-Nếu chết hẳn, thì bảo hiểm đền 50 triệu, chủ xe chỉ bỏ thêm vài chục triệu là xong mà xe không hỏng, không phải sửa chữa tốn kém.Bây giờ còn là khá, hồi 1979 mạng người đâu bằng con lợn.
                Chắc anh quên rồi phải không?Cô bác sĩ cơ quan em, sáng đến làm, mặt buồn rười rượi, chẳng thèm khám bệnh cho một đống bệnh nhân đang chờ, vì… con lợn nhà cô ta… ốm. Lợn nhà cô chẳng phải là lợn thánh lợn thần, nó là lợn bình thường, 80 kg là đem ra giết. Nhưng lợn mà chết, thì cả nhà cô ấy lao đao!Người ốm không bằng lợn ốm!!!Hồi đó dân Hà Nội toàn nuôi lợn, gọi lợn là ‘thủ trưởng’. Các chung cư tắc cống thường xuyên, mùi phân lợn xông lên nồng nặc.Thời đó, nghe dân phố phản ánh có ông giảng viên Toán danh tiếng của Đại học Sư phạm, giáo sư Văn Như Cương, gia đình ông nuôi lợn mất vệ sinh, công an khu vực làm biên bản, có đoạn viết:“Ngày… tháng… năm…, công an phường đến kiểm tra việc gia đình ông Văn Như Cương nuôi lợn gây mất vệ sinh khu phố…”Vị giáo sư tần ngần không ký biên bản, một mực đề nghị sửa lại là ‘lợn nó nuôi tôi’.Lần này thì tay công an phường nghệt mặt thực sự. Thấy thế, giáo sư gỡ thế bí:
                -Kể ra ghi như thế cũng khó cho anh. Thôi anh ghi như thế này cho dễ cả hai bên:“Lợn và Văn Như Cương nuôi lẫn nhau.”Xe chúng tôi vẫn bon bon, để đỡ buốn ngủ, vừa lái vừa kể chuyện, qua Thái Nguyên, Nguyễn Học bảo, khu Trại Cau tỉnh Thái là nơi Liên Xô mở lớp đào tạo cho người Việt Nam sử dụng tên lửa S.A.M.



                Chỗ khoanh đỏ là chữ Nga “Uchebnoie” nghĩa là “đồ học tập, huấn luyện”.

                Máy bay Nga nào có chữ U (Uchebnoie) đi kèm thì có nghĩa là máy bay huấn luyện (giống như Mỹ ký hiệu T-Trainning).Năm 1995, Nga bán cho Việt Nam 6 chiếc Su-27, 2 chiếc mang ký kiệu SU-27UK và 4 chiếc Su-27MK. Su-27UK, có nghĩa là dòng Su-27, U= uchebnoie= training, K= nước mua là Việt Nam. Chữ M, nghĩa là dòng vũ khí của họ.Mỏ sắt Trại Cau cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thép Thái Nguyên, cách Thái Nguyên 15km. Trung Quốc làm đường sắt 3 ray để chạy được cả tàu hỏa Việt Nam (khổ rộng 0,98 m) và Trung Quốc (1,432 m).
                Tên lửa chở bằng tàu hỏa dễ dàng hơn bằng đường bộ. Từ chiều, tàu chở tên lửa rời ga Đồng Đăng (Trung Quốc) qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan (nơi anh em mình chụp hình) về đến Yên Viên (gần cầu Đuống), rẽ sang phía Thái Nguyên. Gần sáng tàu hàng đến nơi tập kết.Lúc đầu Liên Xô ráp tên lửa ở xã Cổ Loa (Đông Anh), tiện thì có tiện, nhưng không an toàn vì không có chỗ giấu, lắp được quả nào là phải mang đi luôn. Tiện đây cũng phải nói với anh, lắp ráp tên lửa cũng không dễ chút nào, ráp xong phải có máy thử, không thử thì không ai dám biết liệu tên lửa có chạy đúng hay không. Thoạt đầu, Liên Xô chỉ mang đưa sang một bộ thử, sau này năm 1971 mới thêm một bộ nữa.Năm 1967 dời bộ thử (thứ nhất) lên Thái Nguyên, còn bộ thứ hai đưa sang năm 1971 thì để ở vùng Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình. (Nơi mà anh tưởng là ‘hầm chống bom nguyên tử’, đấy chính là hầm để máy thử tên lửa (thứ hai) ở góc huyện Tân Lạc).Năm 1972, khi B52 đánh Hà Nội, Hải Phòng, thiếu tên lửa vì không ráp kịp.
                Lý do, một máy thử tên lửa bị hỏng, nên chỉ chạy được một bộ, tên lửa sẵn sàng chiến đấu gần như trống rỗng, trong khi S.A.M -3 chưa về kịp.Hồi đó mà đủ tên lửa, Mỹ cũng thiệt hại nặng nề đấy. Tháng 12-72, lúc đầu máy bay F-4 Mỹ săn lùng, trấn áp các trận địa tên lửa Việt Nam trước khi B-52 vào Hà Nội, nhưng không hiệu quả bằng vài hôm sau họ đánh thẳng vào những ‘kho’ tên lửa của Việt Nam thì thấy lượng tên lửa bắn lên bớt đi nhiều”.


                Bữa ăn cho tù binh Mỹ tại Hỏa Lò, Hà Nội ngày 14-7-1967



                Hỏa Lò, Hà Nội, nơi giam tù binh Mỹ

                -Anh thấy đấy, cứ đánh vào ‘dạ dày’ là lăn kềnh cả ra. Nếu không có đường Trường Sơn, làm sao đưa vũ khí vào Nam được, vì thế bằng mọi cách phải giữ đường này, kệ cho Mỹ ném bom miền Bắc. Miền Bắc đâu sản xuất ra hàng hoá, chỉ nhập đồ viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc. Nếu Mỹ muốn thắng trong cuộc chiến tranh– theo lời McNamara lúc đương nhiệm bộ trưởng quốc phòng – phải đánh vào hai cái kho lớn là Liên Xô và Trung Quốc, chứ đừng đánh Hà Nội.Đến 1971, Mỹ mới tỉnh ngộ và nhả chút quyền lợi cho Liên Xô và Trung Quốc, thế là hai vị này xiết hầu bao lại, khiến Việt Nam khốn đốn. Hết điện thì chẳng máy nào chạy được.

                Hải Phòng sau đợt oanh kích

                Gần 11 giờ đêm, chúng tôi đến Phạm Xá, rẽ vào nhà hàng Mạnh Hoạch nổi tiếng món gà ri đồi, xôi dừa. Ngon tuyệt! Nhà hàng khá lớn, sạch sẽ, có bãi đậu xe lý tưởng, rất rộng và miễn phí, giá cả rất bình dân: ½ con gà (quay hay luộc) + xôi dừa + tô miến lòng gà, có 60 ngàn/xuất (3 Mỹ kim). Tuy xa Hải Phòng và Hải Dương, nhưng hầu như lúc nào cũng đông khách. Đây là lần thứ 4, chúng tôi ghé quán.Anh chị đưa chúng tôi về khách sạn Cát Dài, hẹn ngày tái ngộ vì tuần sau vợ chồng tôi đi tour Sing-Mã-lai đã đóng tiền trước.
                Một buổi chiều thứ Sáu giữa tháng 4, sau khi dùng bữa tối ở nhà hàng Mã Mây, lững thững dạo phố, dọc theo Hàng Bạc ngược lên Hàng Mắm, vô tình đọc được hàng chữ trên bảng điện tử của Công ty Nam Long giới thiệu các tour du lịch nước ngoài trọn gói với giá rẻ bất ngờ (so với London).

                Sớm hôm sau tôi đến, có nhiều tour khác nhau, nhưng tôi ưng tour Hà Nội-Singapore-Malaysia bảy ngày sáu đêm, 535 Mỹ kim/người. Tour Hà Nội-Bắc Kinh-Thượng Hải–Hàng Châu-Tô Châu, tám ngày bảy đêm, 735 Mỹ kim/người. Tour Hà Nội-Hong Kong–Ma Cao bốn ngày ba đêm 400 Mỹ kim/người. Ngoài ra du khách phải “tip” cho người hướng dẫn 3 Mỹ kim/ngày/người, riêng chúng tôi, “Vịt Cừu” phải nộp thêm 35 Mỹ kim tiền visa/người/ tour, (vì không có Giấy Miễn Thị Thực), đăng ký và đặt tiền trước 2 đến 3 tuần.
                Dù sao giá tour cũng tuyệt vời, đi du lịch từ London đừng có mơ giá rẻ như thế.
                Năm 2002 vợ chồng thằng con thứ hai đi tour London- Bắc Kinh-Thiểm Tây-Thượng Hải-London, mười ngày chín đêm, giá 1,200 bảng/người, ấy là giá năm 2002, còn 2010 phải 1500 bảng trở lên.Về Việt Nam kỳ này, chương trình của chúng tôi, tháng 4 đi các tỉnh miền Bắc, tháng 5 du lịch nước ngoài, tháng 6 các tỉnh phía Nam và Đà Lạt thăm anh em đã hẹn.

                Comment


                • #9
                  Tour du lịch Singapore - Mã-lai

                  Sáng sớm 04-5 chúng tôi đến Nhà Hát Lớn Hà Nội, nơi tập trung của tour. Đoàn gồm 16 người, –cả hướng dẫn viên-, trên chiếc coach sang trọng đưa ra phi trường Nội Bài.
                  Trong số 15 khách du lịch, có 6 nam nữ thanh niên người Quảng Ninh và Hải Phòng, còn lại là từng cặp vợ chồng cao tuổi đã về hưu và chị Hương.
                  Người dẫn đoàn, Phạm Mai Thanh, tuổi ngoại 30, xinh đẹp, giới thiệu chuyến đi với chúng tôi khi xe bắt đầu chuyển bánh. Với chất giọng và cách cư xử rất Hà Nội, chị đã nhanh chóng chiếm được cảm tình du khách.
                  Chị phát mỗi người một chiếc mũ vải màu đỏ, in hàng chữ Hanoi Tourist, lý do, dễ nhận ra nhau khi đi thăm quan những nơi đông người.
                  Từ Nhà Hát Lớn đi Nội Bài khoảng trên 30 km, sau gần một giờ, xe đã đến sân bay.
                  Thủ tục check-in rất nhanh, mọi người hành lý chẳng có gì, vợ chồng tôi vỏn vẹn có 1 túi du lịch nặng 7 kg.Sân bay Nội Bài tuy 2 lần nâng cấp và được báo chí trong nước ca ngợi hết lời, “hiện đại, to rộng, tầm cỡ quốc tế”… mà chỉ có 7 cửa (gate), so với phi trường Heathrow chưa bằng góc nhỏ một nhà ga (terminal) trong khi Heathrow có 5 terminals. Chúng tôi vào cửa số 5, một chiếc boeing 767 của Vietnam Airlines đang đợi. Chả biết thế nào, đoàn tôi ngồi sát đuôi, gần ngay toilet.
                  Theo kinh nghiệm, hàng ghế này khi máy bay lên xuống rất sóc và lắc nhiều, nhưng lại tiện cho người có tuổi. Máy bay bắt đầu di chuyển ra đường băng, tôi nghe rõ tiếng Việt nói chuyện oang oang qua điện thoại di động, ngửng nhìn, một người Việt tuổi tứ tuần, cách tôi 2 hàng ghế, complet cà-vạt nghiêm chỉnh, đang thét vào chiếc điện thoại Nokia với đàn em, cố át tiếng động cơ máy bay. Nhiều người nước ngoài tỏ vẻ khó chịu, đâu đó có tiếng chửi ****ing vọng lại.
                  Trước khi khởi hành, tiếp viên đã thông báo nhiều lần phải tắt điện thoại di động và các đồ dùng điện tử, thế mà gã đàn ông này không thực hiện. May quá, tiếp viên phát hiện được, nếu không, chuyện gì sẽ xảy ra, ai biết?
                  Từ Hà Nội đi Sing, hãng Việt Nam Airlines phục vụ khá chu đáo, tiếp viên niềm nở, ân cần, vui vẻ, bữa ăn khá ngon, bia và rượu miễn phí, hơn hẳn hãng South China Airlines, phát cơm hộp, bánh bao và không bia rượu. Sau 3 giờ bay, phi cơ bắt đầu hạ thấp, Singapore dưới tầm nhìn qua khung cửa kính, những chiếc tàu biển đang nối đuôi nhau cập cảng.Thủ tục nhập cảnh nhanh gọn, có lẽ hải quan cửa khẩu hàng không Sing đã quá quen thuộc tour du lịch của người Việt.
                  Lấy hành lý xong, cô Thanh yêu cầu chúng tôi tập trung đợi người hướng dẫn viên Singapore đến tiếp nhận.Khoảng 15 phút sau, một cô gái cũng trên 30, giọng miền Nam, đến chào, tự giới thiệu, tên Duyên, hướng dẫn viên tại Sing.
                  Cô đưa chúng tôi ra xe coach sang trọng đang đợi ngoài cửa phi trường Changi.Trên xa lộ chạy vào nội đô, cô Duyên đứng sau tài xế quay về mặt về phía chúng tôi, tay cầm chiếc micro, giới thiệu sơ qua lịch sử đất nước, con người Singapore. Như một băng ghi âm phát lại, cô giới thiệu:“Thế kỷ thứ 14, sau chuyến thăm của Hoàng tử Ấn Độ, Summatran, nơi đây được gọi là Singa Pure – Lion City (thành phố Sư Tử), bởi vì Hoàng Tử đã nhìn thấy trên hòn đảo này có một con thú lạ, mình đỏ, mõm đen, ngực trắng, ông tưởng nhầm là sư tử. Ngày nay trên sông Singapore đổ ra biển và trên núi cao ở đảo Sentosa người ta xây mỗi nơi một con thú to, đầu Sư Tử, đuôi cá sừng sững bằng đá hoa cương.



                  Kỳ thú đầu Sư Tử mình cá, biểu tượng của Singapore.



                  Tòa nhà hình quả sầu riêng.

                  “Năm 1819 khi ngài Stamford Raftles giới thiệu Singapore với công ty Đông Ấn, Anh Quốc, Thời ấy, nơi đây chỉ là những khu rừng rậm, đồng cỏ hoang, dân cư thưa thớt sống bằng nghề chài lưới. Đến năm 1824, chỉ sau 5 năm, sau khi thành lập Singapore dân số đảo từ 150 người tăng lên 10 ngàn người.“Ngày 09 tháng 8 năm 1965, Singapore độc lập, nước Cộng Hòa Singapore ra đời, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Lý Quang Diệu. Kể từ đó, Singapore không ngừng phát triển, ngày nay là một “Thành phố-Quốc Gia” hiện đại với hơn 3 triệu dân, tuy diện tích vẻn vẹn 625 km vuông, nhưng là một con Rồng Châu Á thực sự, là trung tâm thương mại, giao thông, ngân hàng, du lịch và viễn thông của khu vực. Singapore phát triển nhanh chóng, vì nằm trên con đường biển thương mại nối liền Đông Tây. Hòn đảo nhiệt đới này với hơn 50 hòn đảo nhỏ, xung quanh là hải cảng nước sâu bận rộn ngày đêm thuộc hàng đầu thế giới. Phi trường Changi cũng được xếp loại hàng đầu thế giới về chất lượng phục vụ. Không chỉ là trung tâm cung cấp hàng điện tử của thế giới mà còn là nơi hàng đầu về đóng, sửa chữa tàu biển và là trung tâm tài chính lớn nhất ở Chấu Á với trên 140 ngân hàng.“Mặc dù phát triển nhanh với những dẫy nhà chọc trời, đường cao tốc đan nhau, Singapore vẫn giữ được một trong ít thành phố Xanh, Sạch và An toàn nhất thế giới. Hàng năm, Singapore đón 7 triêu khách du lịch”.Vừa nghe cô Duyên giới thiệu, tôi vừa phóng tầm mắt nhìn qua cửa kính xe xem phong cảnh. Đường cao tốc to rộng, sạch sẽ khác hẳn Việt Nam, hai bên, những hàng cây tán rộng tạo thành một thảm xanh trải dài theo con đường, làm cái nắng như đổ lửa của ngày hè vùng xích-đạo dịu lại, đỡ oi ả.Theo chương trình tour, chúng tôi ở Sing 3 ngày 2 đêm, thăm quan các khu: Bảo tàng Sáp (Kranji War Memorial); Đài phun nước theo nhạc (Sound of Sea); Vườn Quốc gia (Nature Park); Khu phố Trung Hoa (China Town); Khu Tiểu Ấn Độ (Little India); Phố chợ Ả-rập (United Emirates Shopping Mall).Sau khi nghỉ ngơi, dùng bữa trưa xong, chúng tôi đi thăm vườn cây nhiệt đới. Khu vườn Quốc Gia rộng chừng 52 héc-ta, có vài chục ngàn loại cây cỏ được đưa từ các vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, trong đó khu vườn phong lan có tới 20 ngàn loài. Tuy không thể so với Kiew Garden ở London, nhưng ở một đất nước chỉ có 625 km vuông, bằng 1/2 diện tích thành phố Sài Gòn mà có một vườn bách thảo như thế này thật đáng trân trọng.
                  Cây “Đàn ông” trong Vườn Cây Nhiệt đới ở Singapore.

                  Bảo tàng Sáp, chính là nhà bảo tàng lịch sử, với những bức tượng sáp,-một loại hình mô phỏng của Madame Tussauds London-, giới thiệu những người Hoa, Ân, Mã-lai trong những ngày đầu tiên đến đây sinh cơ lập nghiệp.Đêm chúng tôi đi du thuyền dọc dòng sông ngắm phong sinh hoạt ban đêm hai bên bờ trung tâm thành phố. Cô D. đưa chúng tôi qua khu “ẩm thực và trung tâm thương mại” nơi nhiều tai tiếng về các cô gái Việt Nam làm điếm chui. Trên đường về khách sạn, Duyên đưa chúng tôi đi Tube, được gọi MRT (Mass Rapid Transport - Mạng lưới giao thông công cộng cao tốc). Mạng lưới này có 3 tuyến đường ngắn:-Bắc – Nam, tàu sơn màu đỏ.-Đông - Bắc, tầu sơn màu tím-Đông –Tây, tầu sơn màu xanh lá cây.Đối với du khách từ Việt Nam họ rất thích thú vì đây là lân đầu tiên trong đời họ được đi tàu điện ngầm. Họ mơ một ngày nào đó, Hà Nội, Sài gòn và những thành phố lớn khác ở Việt Nam cũng có phương tiện giao thông này. Phải nói hệ thống tube của Singapore thuộc thế hệ mới, hiện đại, giống như hệ thống mới Overground và hệ thống DRL (Docklands Light Railway) ở London, nhưng hơn hẳn một số đường tầu điện ngầm hệ thống cũ về độ an toàn, vì hệ thống khép kín, hành khách lên xuống không nhìn thấy đường ray, tránh những tai nạn do bất cẩn gây nên.
                  Nơi ăn sương của những cô gái Việt.

                  Đêm cuối cùng, chúng tôi xem trình diễn Sound of Sea tuyệt vời, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hinh ảnh 3D trên không, hệ thống đài phun nước và nhạc nền thật đặc sắc, đem đến những giây phút thư giãn cho du khách sau một ngày tham quan mệt mỏi.Ngày thứ ba, sau bữa điểm tâm, xe đưa chúng tôi đến cửa khẩu Sing-Mã. Đến đây chúng tôi chia tay cô Duyên và làm thủ tục xuất cản

                  Malaysia



                  Cầu biên giới qua eo biển Singapore và Malaysia.

                  Thủ tục nhập cảnh xong, trước khi lên xe, chị Thanh giới thiệu, anh Hùng, hướng dẫn viên Mã-lai, sẽ đưa chúng tôi đi tham quan.Có đến Mã-lai mới thấy đất nước này xinh đẹp, giàu có, đang phát triển, các đô thị xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa riêng của Á Đông. Không có cảnh nhà thụt ra thụt vào, cái cao 5 tầng, cái thấp 2 tầng, nham nhở, hổ lốn như ở Việt Nam.
                  Đường cao tốc, đường nội thành rộng rãi, sạch sẽ, không có cảnh kẹt xe đến nghẹt thở như Hà Nội, Sài Gòn, đâu đâu cũng có hàng cây xanh tỏa bóng mát xuống hè đường, nó như những lá phổi tạo dưỡng khí cho đô thị.Biểu tượng của Mã-lai chính là tòa tháp đôi Petronas, Kuala Lumpur. Tháp cao 452 mét, 88 tầng, Sky-bridge nằm tầng 41 và 42 của tháp đôi. Đứng trên Skybridge, từ độ cao 170, có thể nhìn thấy toàn cảnh thủ đô Kuala Lumpur.Chương trình tham quan: Tháp đôi Petrones; Tượng đài dân tộc; Nhà quốc hội; Quảng trường Merdeka; Cung điện vua Ahdul Samabde; Nhà thờ Hồi giáo.

                  Công viên sát dưới tháp Petronas.

                  Trong tòa tháp, một trung tâm thương mại đồ sộ, hầu hết các cửa hàng nổi tiếng ở Vương quốc Anh đều có mặt. Giá không rẻ, nhiều mặt hàng đắt hơn các siêu thị ở London. Chúng tôi hầu như không mua gì, ngoài mấy lọ dầu gió. Người mua sắm nhiều phải kể đến chị X., mua 13 đôi giày và dép, đồng hồ đeo tay điện tử loại rẻ tiền 20 chiếc, túi xách tay các kiều 10 chiếc, quần áo, souvenir như cắt móng tay, đeo chìa khóa… không đếm xuể, chị phải mua môt chiếc va-ly thật to đựng đồ. Không những thế, khi đến thăm casino thành phố Gen Ting, chị cũng thua vài trăm đô. Để ý, hết tiền phong bì này, chị lại mở phong bì khác, toàn tờ 100 Mỹ kim.
                  Ông Phú ghé sát tai tôi:
                  -Chị này vợ tay quận trưởng công an khu Hoàn Kiếm, tiền đàn em lót tay cho bà chị du lịch đấy. Hết phong bì này lôi chiếc khác ra, cái nào cũng vài vé. (Tiếng lóng chỉ tờ mệnh giá 100 Mỹ kim).
                  Có thế chứ, chỉ có tiền chùa mới vung tay như vậy! Thấy mọi người mắt tròn mắt dẹt, chị bảo:-Em mua làm quà cho bạn bè, mấy khi được đi nước ngoài.Mã-lai là quốc gia đa sắc tộc, đông nhất là người Mã-lai, người Hoa, người Ấn, ngoài ra có 26 dân tộc ít người ở Sabah và 25 dân tộc ở Sarawak.
                  Đạo Hồi là quốc giáo, ngoài ra đạo Phật và Thiên Chúa giáo cũng phát triển.

                  Nhà thờ Quốc giáo lớn nhất Malaysia.

                  Cao nguyên Gen Ting cao trên 2000 mét so với mặt biển, nhưng nơi đây lại là một thành phố nguy nga, một khu vui chơi giải trí, sòng bạc, nhà hàng, khách sạn có hơn 6000 phòng, đan xen vườn hoa và những khu rừng nguyên sinh nhiệt đới tạo nên một thành phố thật hoành tráng, thơ mộng thu hút du khách trong và ngoài nước.Những ngày du lịch Singapore và Malaysia, chúng tôi thấy thoải mái, khách sạn tuy 3 sao nhưng tiện nghi đầy đủ, bữa điểm tâm buffet nhiều lựa chọn, ngon miệng. Nhà hàng nhiều món ngon, nhưng đặc biệt bữa ăn không có beer miễn phí như ở Trung Quốc, tuy vậy vẫn đáng đồng tiền bỏ ra.Một điều rất lạ, ở Mã-lai, beer đắt hơn rượu. Siêu thị Togo, một lon beer Tiger 330 ml, giá 11 Ringgit, trong khi đó chai rượu Brandy, Whisky cũng 330 ml, Vol 40 độ, có 8 Ringgit (1 Mỹ kim # 3.5 Ringgit). Thế có lạ không?Chúng tôi gặp 7 đoàn Việt Nam trong hotel thành phố cao nguyên Gen Tinh, tâm sự, họ đều có một ước mơ, ước mơ nhỏ nhoi, một ngày không xa, Việt Nam đuổi kịp Malaysia là mãn nguyện, chẳng dám đòi hỏi bằng Singapore. Nhưng nếu so Malaysia với Vương Quốc Anh thì quốc gia này vẫn thuộc loại lạc hậu về mọi mặt.Ngày nay, số người Việt đi du lịch, du học nước ngoài nhiều và thường xuyên.
                  Chính những chuyến du lịch đã đem lại cho họ hiểu biết thêm sự phát triển các nước láng giềng, giúp họ hiểu hơn thế nào là dân chủ, là tự do, chế độ đa đảng. Singapore, một quốc gia nhỏ bé, không có tài nguyên, không khoáng sản, tất cả đều phải nhập khẩu, từ hạt gạo, mớ rau, ngay nước ngọt cũng phải nhập từ Mã-lai, nhưng tại sao GDP của họ gấp nhiều lần Việt Nam? Phải chăng cái tầm, cái tâm của nhà lãnh đạo quốc gia đã làm nên điều kỳ diệu đó.

                  Comment


                  • #10
                    Tour Du Lịch Bắc Kinh-Thượng Hải- Hàng Châu-Tô Châu

                    C huyến đi tour Trung Quốc tập trung trước Nhà hát Lớn 5 giờ sáng, từ hotel Hàng Bạc chúng tôi lên taxi 4 giờ 40. Trời vẫn tối, phố xá vắng tanh, đèn đường tỏa ánh sáng vàng vàng, thỉnh thoảng xe máy, xe tải lao nhanh trên đường. Taxi chạy gần đến ngã tư Tràng Tiền, đèn giao thông bật đỏ, không ngờ xe tăng tốc, vọt qua. Tôi tái mặt, hai chân đạp cứng xuống sàn xe theo thói quen như phanh (thắng) gấp, quát:-Sao cậu lại vượt đèn đỏ? Muốn chết cả lũ hả?-Đường vắng mà!Xe băng qua ngã tư, tôi nói:-Cậu muốn tự tử, chuyện của cậu, còn chúng tôi thì không!Cậu lái xe im, nhưng có vẻ không hài lòng. Bậy thật! Taxi chở khách dám vượt đèn đỏ! Nó coi thường mạng nó, okay, nhưng không được coi thường mạng khách trên xe chứ! Tức mình, tôi bảo:-Tôi có bằng và lái xe ở Anh gần 30 năm, hơn tuổi đời của cậu. Tôi nói để cậu rõ, xe dừng trước đèn đỏ không phải sợ đèn đỏ mà tôn trọng luật giao thông, tôn trọng pháp luật nhà nước.Xuống xe, tôi vẫn còn bực mình và chưa hết sợ. Chả trách tai nạn giao thông ở Việt Nam đứng hàng “top ten” trên thế giới.Trước cửa Nhà hát Lớn đã có hai gia đình đợi sẵn, chúng tôi làm quen nhau, lát sau điện thoại di động của tôi rung chuông, người dẫn đoàn, Quốc Dũng, gọi.
                    Chuyến đi của tôi có trục trặc, là Vịt Cừu, mỗi lần xuất cảnh tôi phải có giấy nhập cảnh của Cục Xuất Nhập Cảnh (35 Mỹ kim/lần), tour về 30 tháng 5, không hiểu sao, giấy nhập cảnh ghi 30 tháng 6, tức là vợ chồng tôi phải chờ ở sân bay Nội Bài một tháng mới được vào Việt Nam!Hôm sáng thứ Bẩy, tôi đến Nam Long nhận giấy tờ, sơ ý không kiểm tra, về hotel xem lại mới tá hỏa. Nam Long đóng cửa buổi chiều, tour khởi hành Chủ nhật, không biết làm thế nào, đành gọi cho người dẫn tour. Anh hẹn gặp tôi, hứa sẽ báo cho Nam Long làm giấy nhập cảnh mới rồi fax cho anh. Nghe biết vậy, nhưng tôi vẫn lo, nhỡ có chuyện gì, biết tính sao.Tour có 16 khách, toàn người cao tuổi, trẻ nhất cũng hơn 50, đúng 5.10 sáng, xe lên đường, qua Cầu Giấy, đón nhóm 8 người giáo viên gần trường Đại học Sư phạm đi Nội Bài. Kỳ này, anh Dũng phát cho chúng tôi chiếc mũ vải màu trắng in chữ Hồng Gai Tourist.

                    Theo lịch, máy bay cất cánh 9.10 sáng, làm thủ tục check-in xong từ lâu, bảng điện tử gate số 5 thông báo chuyến bay Hà Nội – Quảng Châu chậm, lý do thời tiết Trung Quốc xấu. Gần 12 giờ trưa, vẫn chưa có chuyến bay, hãng South China Airlines thông báo phát cơm cho khách. Mỗi người một suất cơm hộp, một chai nước suối hay lon Coca. Dù đói nhưng chỉ ăn được vài miếng, suất cơm tệ quá. Người ta bảo “Cơm Tàu, vợ Việt, nhà Tây” mà thế này ư? Chả trách khi nhận giấy tờ, cô nhân viên Nam Long bảo, hai bác nên mang theo ruốc thịt và nước mắm, món ăn Trung Quốc không hợp khẩu vị người mình. Tôi không tin, vả lại đi du lịch mà đem ruốc, nước mắm bỏ vào va-ly, kỳ thấy mồ! Nhưng mấy ai học hết chữ ngờ!Cái gì đến cũng phải đến, gần 2 giờ chiều, máy bay cất cánh. Tôi lại ngồi hàng ghế cuối, sát toilet. Bữa cơm trên máy bay đúng phiên bản sao lại ở sân bay, chỉ có 2 lựa chọn, mỳ xào thịt bò và cơm thịt lợn hầm, nấu dở ẹc. Suất nào cũng có bánh bao không nhân to bằng quả chanh to.
                    Hơn 30 năm, tôi đã quên món bánh bao nhân bột hay bánh bao nhân mọt, nay lại có trong khẩu phần ăn của hãng South China Airlines, nuốt sao nổi. Nhiều người cũng như tôi, nhấm nháp qua loa rồi bỏ, tôi hỏi lon beer, cô tiếp viên bảo, không có bia, rượu, chỉ có nước ngọt, trà và cà-phê. Thôi, đành uống cốc cà-phê lót dạ.Sau gần 3 giờ bay, phi cơ giảm độ cao quá nhanh. Tự nhiên tôi choáng váng, mặt mũi tối sầm, buồn nôn, dấu hiệu như bị stroke nhẹ.
                    Tôi lấy một viên thuốc chống say và hai viên aspirine loại 75 mg/viên, nuốt vội. Vài phút sau, ghế lắc mạnh, máy bay đã hạ xuống đường băng an toàn, sức khỏe của tôi không khá hơn. Mọi người bắt đầu lấy hành lý, chuẩn bị xuống, vợ tôi yêu cầu tiếp viên giúp đỡ. Hầu như các tiếp viên không biết Anh ngữ, người nọ nhìn người kia, nói với nhau bằng tiếng Quan Thoại, may quá một cô có tuổi đi đến, chắc là trưởng nhóm, vợ tôi nói tiếng Anh, bảo, “chồng tôi bị đột quỵ, xin giúp đỡ”. Cô ta trả lời không có y tá hay bác sĩ nên không thể giúp được.
                    Tôi đành bám vai bác Thành, người cùng đoàn ngồi kế bên, cố lê bước xuống máy bay.
                    Tôi bắt đầu nôn, mặt mày sa sẩm, hoa mắt, chân tay lạnh toát, vã mồ hôi, nhưng vẫn tỉnh. Cậu Dũng mải lo cho đoàn làm thủ tục nhập cảnh, bỏ quên chúng tôi.
                    Bác Thành dìu ra sảnh đường, tôi nằm vật xuống ghế, tay cầm túi nôn, choáng váng. Vợ tôi chạy ngược chạy xuôi hỏi nhân viên sân bay tìm xe lăn. Thế là tôi thành tàn phế thứ thiệt, một bà trong đoàn giúi vào tay vợ tôi lọ dầu gió. Sau khi xoa vào thái dương, vào chân tay, ấy thế mà chỉ sau 15 phút, tôi đỡ hẳn. Chúng tôi chuyển máy bay đi Bắc Kinh.
                    Từ sân bay quốc tế chuyển sang sân bay nội địa khá xa, lại thủ tục kiểm tra hành lý, tôi vẫn ngồi xe lăn do nhà tôi đẩy đến tận hành lang cửa máy bay.Tại sao đang khỏe mạnh, tôi bị đột quỵ? Theo tôi, bụng đói từ sáng, hai bữa cơm của South China Airlines không nuốt được là bao, đường huyết giảm, cộng thêm phi công cho hạ cánh quá nhanh, ghế ngồi phía đuôi lắc mạnh, tuổi lại cao, mỗi thứ gộp lại một chút, thế là kềnh!Tôi đi máy bay nhiều, nhưng chưa bao giờ máy bay hạ độ cao xuống nhanh như thế. Hãng Vietnam Airlines bay đường dài, cơ trưởng là người nước ngoài (Úc, Ba lan, Pháp…) chứ không phải người Việt, còn South China Airlines cơ trưởng người Trung Quốc.
                    Phải chăng tay nghề chưa đạt trình độ quốc tế nên hạ độ cao quá nhanh như vậy?Rất may, chuyến bay Quảng Châu – Bắc Kinh tôi không sao, rút bài học “suýt toi mạng”, cố nhét suất cơm hộp cho chắc dạ và uống 2 ly nước cam. Đến sân bay Bắc Kinh đã gần 7 giờ tối, ấy thế mà hành lý của ba người, cậu Dũng, bác Thành và tôi lại thất lạc. Hỏi đâu cũng không ai biết, tìm lên tìm xuống, loạn cả nhà ga, hơn một giờ vẫn không thấy. Chúng tôi bắt đầu nản, đột nhiên vô tình tôi nhìn thấy trên xe đẩy ở ngay phía ngoài hành lang lối ra cửa, có hành lý của chúng tôi.
                    Thế có lạ không? Chúng tôi chờ ở băng dây chuyền chuyển hành lý từ lúc chưa chạy. Sao nó lại nằm tô hô ngay lối đi của tầng khác? Nếu mất đồ, bác Thành lo nhất, tất cả đồ đạc, quần áo… đều trong va-ly, chỉ có bộ quần áo trên người! Còn tôi mất cũng không sao, một túi du lịch đựng lặt vặt, hơn nữa chúng tôi mua bảo hiểm từ London, có chỗ khiếu kiện.Nhận được hành lý, chúng tôi vẫn tức, vì lối làm ăn tắc trách của nhân viên sân bay Bắc Kinh. Thế mới biết, cán bộ nhân viên nước cộng sản nào cũng giống nhau, toàn lũ vô trách nhiệm!Gần 9 giờ đêm, mới ra khỏi phi trường, anh Hùng, hướng dẫn đoàn ở Bắc Kinh đưa chúng tôi vào nhà hàng. Ăn xong về khách sạn đã 11 giờ đêm.

                    Bắc Kinh


                    Mang dòng máu Minh Hương, lần này là lần thứ hai tôi về thăm “tổ quốc”.

                    Lần thứ nhất, cuối tháng 6-1979 làm thân tỵ nạn, cùng vợ và đàn con bơ vơ, vật vạ bên bờ biển Bắc Hải chờ sửa thuyền, tôi chỉ có tổ cò, làm gì có tổ quốc mà thăm mới viếng! Lần này, trong vai du khách người Việt, thăm quan danh lam thắng cảnh nước xã hội chủ nghĩa Trung Hoa anh em!Trung Hoa đất rộng người đông, diện tích 9,6 triệu ki-lô-mét vuông, dân số 1 tỷ 300 triệu người, với 18 ngàn cây số bờ biển. Từ xa xưa, Trung Quốc đã được mệnh danh là một trong bốn cái nôi của nền văn minh thế giới.Tại sao một nước mà người ta gọi hai tên, Trung Hoa và Trung Quốc? Theo như giải thích của cậu Lâm Đức Nam, hướng dẫn viên Thượng Hải, như sau:“Nền văn minh Trung Hoa vốn được gọi là nền văn minh Hoa Hạ, theo Tả truyện: ‘hữu lễ nghĩa chi đại, cố xưng Hạ, hữu phục chương chi mỹ, vị chi Hoa.’ (Có lễ nghĩa lớn nên gọi là Hạ, có trang phục đẹp nên gọi là Hoa); Như vậy, tên Trung Hoa vốn có từ lâu, ngay từ những ngày dân tộc Hán bắt đầu lập quốc ở lưu vực sông Hoàng Hà. Còn chữ Trung, có nghĩa vùng đệm giữa các vùng đất khác; Chữ Hoa, chỉ nơi có văn hóa. Cái tên Trung Hoa nghĩa là như vậy. Năm 1911, cách mạng Tân Hợi đã lật đổ nhà Mãn Thanh, thành lập nhà nước Trung Hoa Dân quốc, gọi tắt Trung Quốc.”Bắc Kinh là một trong bảy cố đô của Trung Quốc, diện tích 16 ngàn cây số vuông, dân số 9 triệu người, với 3 ngàn năm bề dày lịch sử, đã có 4 triều đại đóng đô tại đây bắt đầu từ nhà Kim, sau đó đến Nguyên, Minh, Thanh. Chương trình du lịch ở 4 ngày 3 đêm ở Bắc Kinh, thăm quan:- Cố cung hay còn gọi Tử Cấm thành- Di Hòa viên- Vạn lý Trường thành- Nơi sản xuất lam ngọc và bích ngọc; Siêu thị và chợ trời.

                    1. Tử Cấm thành
                    /Cố Cung Bắc Kinh



                    Tử Cấm thànhĐây là cung điện của hai triều đại nhà Minh (từ 1368 – 1644) và nhà Thanh (1644-1911).

                    Thời kỳ đầu, nhà Minh đóng đô ở Nam Kinh, đến đời vua Thành Tổ Chu Khang mới rời đô về Bắc Kinh, năm 1403 (1406?) bắt đầu khởi công xây Tử Cấm thành, hoàn tất năm 1424.Năm 1644, quân Mãn Thanh lật đổ triều đại nhà Minh, Tử Cấm thành bị cướp bóc, nhiều nơi bị phá hỏng. Sau khi lên ngôi, nhà Thanh xây lại Tử Cấm thành, đưa nó trở lại thời kỳ huy hoàng. Không chỉ vậy, họ còn xây thêm đền miếu, điện đường, hồ và đình viên, tạo thêm cảnh sắc mê hồn. Đến cuối thế kỷ 18, sự huy hoàng của Tử Cấm thành đã đạt đến tuyệt đỉnh.

                    Tử Cấm thành có nghĩa là thành cấm màu tím. Theo nghĩa Hán tự, chữ Tử còn có nghĩa là màu tím, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi viên ở trên trời, nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm thành là khu thành cấm dân thường ra vào.Diện tích Tử Cấm thành 720 ngàn mét vuông, có 800 cung với 9995 phòng, bốn góc thành có bốn tháp canh cao. Tử Cấm thành hình chữ nhật, bốn bên đều có cửa (môn). Cửa chính Nam: Ngọ môn; Cửa Đông: Đông Hoa môn; Cửa Tây: Tây Hoa môn; Cửa Bắc: Thần Vũ môn. Xung quanh thành, tường cao 3 mét, có con sông đào Hộ Thành rộng 52 mét bao quanh.Tử Cấm thành chia làm hai phần: Ngoại triều và Nội triều.
                    Ngoại triều:
                    Nơi nhà vua giải quyết công việc triều chính, cử hành các lễ nghi. Có các điện lớn xếp thành một hàng dọc nhìn từ phía ngoài vào gồm Thái Hoà điện, Trung Hòa điện, Báo Hòa điện, đây chính là trục chính nằm trong Hoàng Cung, hai bên xây các điện đối xứng giống nhau. Điện phía Đông: Văn Hoa điện, Điện phía Tây: Võ Hoa điện
                    Nội đình
                    tính từ cửa Thanh Càn Mông, gồm 3 cung: Càn Thanh cung, Giao Thái điện, Thân Ninh cung, cuối cùng là Ngự Hoa viên.Phía đông
                    Hậu Tam cung gồm: Chay cung, Dục Khánh cung, Phụng Tiên điện, Đông Lạc cungPhía cận đông là Hoàng Cục điện, Ninh Thọ cung, Dưỡng Sinh điện, Lạc Thọ đường, Di Hòa viên.
                    Phía tây Hậu Tam cung gồm: Dưỡng Tâm điện, Tây Lục cung.Cận tây có Tứ Ninh cung, Thọ An cung.Nội đình là nơi sống và làm việc của nhà vua, cũng là nơi ở của Thái hậu, Thái phi, con cháu dòng họ nhà vua và các cung tần mỹ nữ.Toàn bộ Tử Cấm thành được xây bằng gạch màu đỏ, ngói màu vàng. Bậc thềm và lan can lát đá bạch ngọc chạm trổ rồng phượng và các động vật khác.Các cung điện xây bằng các loại gỗ quý hiếm, các hoành phi câu đối và các cột được chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng nguy ngha lộng lẫy.Cố cung là một kiến trúc cổ kính đại diện cho lối kiến trúc phương Đông rất độc đáo.Đi thăm Tử Cấm thành, xe đưa chúng tôi đến cửa Bắc, Thần Vũ môn, người đông như chảy hội, vất vả lắm xe mới tìm được chỗ đỗ, anh Hùng, hướng dẫn viên, trước khi xuống xe, bảo: “Các bác, các cô các chú, nếu ai không đủ sức đi bộ 4, 5 cây số, xin ở trên xe.
                    Chúng ta vào thăm Tử Cấm thành từ Thần Vũ môn, xe sẽ đón ở cửa Ngọ môn, ai muốn về xe cũng không thể quay lại chỗ này được, bác nào yếu xin ngồi trên xe.”Du lịch Bắc Kinh phải tham quan Tử Cấm thành chứ, ai lại bỏ.
                    Tất cả chúng tôi xuống xe, mang theo chai nước suối, đội mũ, cầm ô.
                    Trời nắng gắt, nhiệt độ 35, 36 độ C nhưng đặc biệt không oi ả, không đổ mồ hôi, người nhây nhớp khó chịu như ở Việt Nam, Singapore hay Mã Lai. Chúng tôi theo anh Hùng, đi đến đâu anh giới thiệu sơ qua về lịch sử của từng cung, lâu đài đến đó. Chỉ lướt qua, ấy thế đến cửa Ngọ môn cũng mất hơn hai giờ đồng hồ.Cửa Ngọ môn chính là Quảng trường Thiên An Môn, nơi đây 21 năm trước (1989) có cuộc biểu tình của hàng triệu sinh viên đòi tự do, dân chủ, Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng đã ra tay đàn áp đẫm máu. Đứng trước cửa Ngọ môn, tôi không khỏi bồi hồi, tự hỏi, không biết chỗ tôi đứng có máu của các sinh viên Trung Quốc đổ xuống năm 1989 hay không.Nắng vẫn gay gắt tuy đã gần 4 giờ chiều, đường trở về khách sạn còn xa, vì thế chúng tôi bỏ tham quan Quốc vụ Viện (Nhà Quốc hội) theo như chương trình của tour.
                    2. Di Hòa viên
                    Ngày hôm sau đi thăm Di Hòa viên, du khách khắp nơi đổ về đông nghịt, xe đỗ rất xa, chúng tôi đi bộ khá lâu mới tới. Đi đến đâu, anh Hùng giới thiệu lịch sử và giai thoại của từng di tích đến đó. Anh nói:-Vua Càn Long năm thứ 15 đã cho xây dựng Di Hòa viên, khởi công năm 1750 để mừng sinh nhật thứ 60 của mẹ, sau này cũng là nơi làm lễ mừng thọ Từ Hy Thái hậu và cũng chính nơi đây, Từ Hy Thái hậu đã giam lỏng vua Quang Tự.Di Hoà viên có 2 phần: núi Vạn Thọ và hồ Côn Minh.
                    Vạn Thọ Sơn xưa kia gọi là Ung Sơn. Ung có nghĩa Chum Đá, sau khi vua Càn Long mở rộng hồ lấy đất đắp cao, đưa đá khắp nơi tạo thành núi nhân tạo đổi tên Vạn Thọ Sơn. Phía nam của núi xây các lâu đài Kim Điện theo trục đối xứng từ dưới lên, bao gồm: Bái Vân môn, Kim Thúy kiều, Bái Vận môn, Đức Huy điện, Phật Hương các, Chung Hương giới.



                    Phật Hương các
                    Nhưng nổi bật, Phật Hương các là lầu to nhất trong Vạn Thọ Sơn. Trên núi trồng rất nhiều loài hoa thơm cỏ lạ, hương thơm ngào ngạt, rất nhiều con đường nhỏ xây dựng muôn hình vạn trạng, du khách tưởng như lạc lối trong chốn bồng lai tiên cảnh. Phía bắc núi là Vườn Đào Vạn Thọ.
                    Hồ Côn Minh
                    xưa kia mang tên Ung Sơn Bạc, vua Càn Long cho xây theo khuôn mẫu Tây Hồ và mở rộng. Hồ rộng 220 héc-ta, chiếm ¾ diện tích Di Hòa viên, nước hồ trong xanh ôm núi Vạn Thọ, các cung điện lung linh soi bóng xuống mặt hồ.




                    Những bức họa trên hành lang Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh

                    Giữa núi và hồ, một hành lang có mái che chạy dài 728 mét với 273 gian nối liền nhau, trong hành lang là 8000 bức tranh sơn thủy dựa theo các tác phẩm văn học cổ Trung Hoa phác họa cảnh và nhân vật trong truyện Tam Quốc, Tây Du ký, Hồng lâu mộng… của các họa sĩ Trung Quốc lừng danh.

                    3. Vạn lý Trường thành
                    “Bất đáo Trường Thành phi hảo hán.” (đến Trung Quốc mà chưa đến Trường thành chưa phải là hảo hán)Từ Bắc Kinh, xe chạy gần 40 km đến một điểm tham quan của Vạn lý Trường thành. Xe vừa chạy anh Hùng vừa giới thiệu:-Vạn lý Trường thành dài hơn 5000 cây số, chạy từ đông sang tây, nối liền 6 tỉnh từ Sơn Hải Quan đến phía bắc tỉnh Cam Túc. Trước Tần Thủy Hoàng, các nước cũng đã xây thành chống giặc phương Bắc. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, cho xây nối liền tường thành các nước lại tạo thành Vạn lý Trường thành chống giặc phương Bắc. Thành cao 6 mét, rộng 4 mét, bắt đầu từ Chiêu Đông kéo đến tận cực Tây tỉnh Lâm Thao. Trường thành chia làm ba đoạn chính.

                    Đoạn đầu, từ phía Đông, khởi điểm là Sơn Hải Quan, sát bờ Hoàng Hải, cách tỉnh Chiêu Đông chừng 3 dặm, chạy tới Hoàng Hà, băng qua núi. Đoạn này xây bằng đá và gạch.

                    Đoạn thứ hai
                    là những chiến lũy đắp bằng cây, gỗ và hoàng thổ. Xuất phát từ nhánh sông phía đông Hoàng Hà chạy tới giao điểm Hoàng Hà và Lưỡng Châu.

                    Đoạn thứ ba chạy từ Lưỡng Châu qua các dãy núi trùng điệp ở Kla Yu Kuan (Địa Vũ Quan?). Khu này có Ngọc Môn quan, cửa ngõ của lam ngọc Ba Tư và ngọc thạch Miến Điện du nhập vào Trung Quốc.

                    Một góc Vạn lý Trường thànhTheo sử gia Tư Mã Thiên, tướng Mông Điền đã hoàn tất Trường thành vào năm 214 trước Công nguyên, sau hơn 7 năm xây cất và nối những đoạn thành đã làm từ nhiều đời trước, trở thành Vạn lý Trường thành, ông sử dụng 300 ngàn tù binh, tội phạm, dân địa phương làm lao công xây dựng, có tài liệu ghi, số lao công lên đến hơn triệu người.Trường thành có 2500 tháp canh, khoảng cách hai tháp canh bằng chiều dài 2 tên bắn. Vì vậy, trên mặt thành chỗ nào cũng nằm trong tầm bắn của mũi tên, không có chỗ nào an toàn cho giặc leo lên thành. Ngoài ra, tháp canh còn xây vươn ra ngoài một khoảng, lính canh có thể bắn được kẻ địch dưới chân thành, không cần nhoài người ra khỏi tháp.Cứ vài tháp canh có trại đồn trú cho lính phòng thủ. Ngoài ra, có khoảng chừng 1500 tháp báo hiệu, xây tách khỏi Trường thành. Trên từng đỉnh tháp, có củi, gỗ, bùi nhùi xếp sẵn, khi cần, sẵn sàng đốt lửa hay hun khói. Những trạm khói này xây ở những nơi hiểm yếu, quan trọng, như đỉnh đồi, thung lũng, cửa sông, sườn núi, khe núi… Khi có giặc, lính thám báo trên tháp, ban ngày họ hun khói, ban đêm đốt lửa, báo động cho lính canh trên Trường thành.Chúng tôi đến một tháp canh của Trường thành, hàng trăm xe bus du lịch đỗ sát nhau, du khách đủ màu da, tiếng nói dân tộc trên trái đất đổ về đây chiêm ngưỡng kỳ quan của thế giới. Tôi leo gần hết 2 tháp canh, dừng lại ngắm phong cảnh, lấy camcorder ra ghi kỷ niệm. Núi rừng trùng trùng điệp điệp và trường thành cũng điệp điệp trùng ngoằn ngoèo theo dãy núi. Người ở đâu đổ về đông thế, không tháp canh nào là không có người chiêm ngưỡng. Gần 3 tiếng đồng hồ chiêm ngưỡng Vạn Lý Trường Thành, đoàn chúng tôi về khách sạn nghỉ ngơi chuẩn bị cho ngày mai thăm quan theo kế hoạch.Hôm sau, xe đưa chúng tôi đến cơ sở mỹ nghệ chuyên sản xuất lam ngọc, bích ngọc, hồng ngọc… chương trình tour bao giờ cũng có mục đưa du khách đi tham quan cơ sở sản xuất và bán các mặt hàng lưu niệm. Đó là mối làm ăn của công ty du lịch nói chung. Giá không hề rẻ, nếu như không nói giá trên trời, còn ngọc thì được quảng cáo là có tác dụng chữa bệnh, chống gió độc, bảo vệ sức khỏe. Thật hư chả ai dám khẳng định. Đoàn tôi toàn người có tuổi, kinh nghiệm đầy mình và túi cũng “lép” cho nên mua bán rất thận trọng, khác đoàn đến trước mua rất nhiều vì toàn lứa tuổi trung niên.Ba ngày ở Bắc Kinh thật ngắn ngủi, tuy là du khách “ngồi xe bus du lịch, lướt xem phong cảnh”, mọi thứ chỉ biết sơ sơ, nhưng cũng thật thú vị.Khách sạn 3 sao, nhưng sạch sẽ, rộng rãi, có computer nối mạng miễn phí, bữa điểm tâm buffet nhiều lựa chọn, đặc biệt có 4 loại bánh bao nhân khác nhau trong đó có bánh bao nhân bột!Bữa ăn nhà hàng thường 8 món, hai chai bia Thanh Đạo (Tsing Tao) loại 750 ml, hai chai Coca, chúng tôi được thưởng thức vịt quay Bắc Kinh, ngắm tận mắt tài cắt lọc vịt quay của bồi bàn nhà hàng “biểu diễn tại bàn, phong cách Bắc Kinh”. Nói chung, rất thú vị và đáng đồng tiền bát gạo.Đêm ngày thứ 3 chúng tôi lên tầu hỏa đi Thượng Hải.Có lẽ lâu lắm, kể từ khi làm người viễn xứ, sau hơn 31 năm, đêm ấy tôi mới được chứng kiến và hòa nhập làm người khách đi tầu như thời kỳ bao cấp ở Việt Nam. Nhà ga Bắc Kinh đông như kiến, ồn ào như chợ vỡ, hành khách địa phương tay xách nách mang, va-ly, túi xách từ khắp nơi đổ về, đồ đạc họ để ngổn ngang chắn giữa lối đi. Kẻ ngồi, người nằm, từng nhóm túm tụm bàn tán, ồn ào, chật chội, không khí trộn đủ thứ mùi, xông lên nồng nặc, xộc vào mũi khó chịu. Nhà ga như quá tải, mãi sau vợ chồng tôi mới kiếm được chiếc ghế ngồi cho đỡ mỏi. Tầu Bắc Kinh – Thượng Hải chạy 12 tiếng, ngày mai khoảng 12 giờ trưa mới đến Thượng Hải, anh Hùng phát mỗi người một gói (bát) mỳ ăn liền, tiêu chuẩn bữa điểm tâm sáng mai.Mười giờ đêm, cửa số 8 mở, đón khách đi Thượng Hải. Cuộc chen lấn xô đẩy bắt đầu. Người, hành lý, hàng hóa, chật cứng lối đi, người nọ chen lấn người kia, gọi nhau í ới, nhích từng bước, chẳng có hàng lối, mạnh ai chen lấy được.
                    Anh Hùng, anh Dũng cũng chen cật lực để lên trước, chiếm chỗ đứng sát cửa soát vé, theo dõi chúng tôi.Vất vả lắm, cuối cùng vợ chồng tôi cũng lọt qua cửa, mồ hôi ướt đầm lưng áo. Thôi thế là may, chúng tôi lên tầu. Sáu người một buồng giường mềm, 4 vị tranh nhau giường tầng 1, tầng 2, vợ chồng tôi cao tuổi nhất, leo tầng 3. Thôi, cao thấp có là gì, miễn có chỗ ngả lưng! Một đêm thôi, tranh nhau còn ra thể thống gì nữa. Thu xếp xong, tôi ngả lưng, ngủ thiếp.

                    Chuyến tầu tốc hành Bắc Kinh - Thượng Hải băng băng trên đường dài 1650 km, tiếng xình xình theo nhịp rung lắc của toa đều đều làm tôi chập chờn nửa ngủ nửa thức. Nhìn đồng hồ tay, 4 giờ 10, lồm cồm bò dậy, leo xuống tầng 3, tôi ra ngoài hành lang, hít thở khí trời, ngắm phong cảnh hai bên đường qua cửa kính.Trời chưa sáng, tầu vẫn lao nhanh, hàng cây, đồng ruộng lùi về phía sau loang loáng trong ánh sáng yếu ớt hắt ra từ con tầu. Nếu so sánh với Việt Nam, nhìn chung giống nhau, chỉ có điều khác là cửa sổ toa tầu Việt Nam ngoài kính còn có lưới sắt bảo vệ, tránh “cháu ngoan Bác Hồ” ngứa tay ném đá lên đoàn tầu, chào mừng du khách!Xếp hàng trước cửa nhà vệ sinh, một phụ nữ Châu Âu có tuổi từ trong đi ra, bà lắc đầu, lẩm bẩm, tôi chỉ nghe thấy, “hole, hole”, không ngờ bà Trung Quốc đứng trước tôi, cười, nói: “Hảo, hảo lớ”!Chả là, buồng vệ sinh mất vệ sinh này thải uế khí trực tiếp xuống đường ray, làm du khách Châu Âu ngạc nhiên.
                    Trên thế giới, có lẽ vài nước còn hệ thống vệ sinh mất vệ sinh như ở Trung Quốc và Việt Nam, người có bệnh sẽ truyền mầm bệnh qua hệ thống đường xe lửa, rải đi khắp đất nước.Rửa mặt, đánh răng qua loa, tôi về phòng, ngồi ở hàng hiên ngắm bình minh lên. Mùa hè ở Trung Quốc, 5 giờ trời đã sáng, phương Đông ửng hồng, những tia nắng đầu tiên rọi vào khung cửa kính. Phía bên trái, đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải đã hoàn thành, người ta bảo, Quốc khánh 01-10 năm nay sẽ cắt băng khai thông tuyến đường mới.Hơn 11 giờ trưa, tầu vào ga Thượng Hải, xuống sân ga đã thấy Vương Đức Nam, hướng dẫn viên ở Thượng Hải, tươi cười chào đón.
                    Thượng Hải
                    Chiếc xe bus du lịch bon bon trên xa lộ đưa chúng tôi vào nhà hàng dùng bữa trước khi về khách sạn. Tay cầm micro, Nam tươi cười, dí dỏm giới thiệu Thượng Hải, nơi đất chật người đông. Tốt nghiệp cử nhân Văn-Sử ở Thượng Hải, sang Việt Nam học 3 năm, làm hướng dẫn viên du lịch hơn 2 năm, tiếng Việt của anh rất khá:-Thượng Hải có nghĩa là thành phố trên biển, thượng là trên, hải là biển, phát triển từ thời nhà Tống (960-1279), từ huyện Tùng Giang, phủ Tô Châu, nay trở thành một thương cảng sầm uất, với diện tích 6340 km vuông, dân số trên dưới 19 triệu người, riêng nội thành hơn 9 triệu, GDP 114 tỷ Mỹ kim (2005), là trung tâm tài chính, thương mại lớn nhất của Trung Quốc.Thượng Hải chia thành hai khu, khu Tây và khu Đông, khu phía Tây bất động sản vô cùng, vì thế người ta mới có câu ‘Đến Thượng Hải mới biết mình nghèo. Đến Tô Châu mới biết vợ mình xấu’. Các chàng trai Thượng Hải muốn lấy được vợ, phải 3 có: Có nhà, có việc và có xe ô-tô.”Hóm hỉnh, Nam bảo:
                    -Nam nữ thanh niên Trung Quốc truyền tai nhau câu thành ngữ, “lấy chồng Thượng Hải, lấy vợ Tô Châu”.
                    Tại sao vậy? Cháu xin giải thích, con gái Tô Châu đẹp người đẹp nết, biết bao mỹ nữ Trung Hoa đều sinh ra từ đất Tô-Hàng nổi tiếng từ ngàn xưa. Còn trai Thượng Hải được mệnh danh, 5 con:
                    “Dậy sớm như con gà, làm như con trâu, hiền như con cừu, trung thành như con chó, ăn như con lợn!” Các cô gái yêu trai Thượng Hải và chọn làm chồng là như vậy.
                    Anh Lâm Đức Nam kể giai thoại về con gái Tô Châu như sau:
                    “Gia đình nào sinh con gái đều trồng cây long não phía trước của nhà, như vậy khách qua đường nhìn cây long não sẽ đoán được tuổi người con gái. Khi đến tuần cặp kê, người ta sẽ mang sính lễ đến dạm hỏi. Khi cô gái kết hôn, gia đình chặt cây long não coi thông báo với thiên hạ con tôi đã lấy chồng.Ngồi hàng ghế dưới, tôi hỏi vọng lên:
                    -Vợ anh Nam người Tô Châu chứ?
                    Cười hiền lành, anh đáp:
                    -Dạ, không may mắn ạ, lấy vợ rồi cháu mới biết thành ngữ này.

                    Xe đi qua khu nhà cao tầng, Nam cười, chỉ tay lên chung cư:
                    -Các bác thấy đấy, trên các cửa sổ chung cư nhà ai cũng treo “cờ Liên hợp quốc.”
                    Nhìn theo tay anh chỉ, tất cả các ô cửa tầng chung cư đều có những cây sào dài thò ra bên ngoài phơi quần áo, đủ màu sắc, dài ngắn, to nhỏ, phần phật trước gió, rất phản cảm.Nếu sự nổi trội của Bắc Kinh ở vẻ cổ kính thì Thượng Hải lại phô trương tầm vóc hiện đại với những dãy nhà cao tầng mọc như nấm, một trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, công nghiệp, thương cảng sầm uất bậc nhất Trung Quốc.Những ngày ở Thượng Hải chúng tôi đi thăm sông Hoàng Phố, bến Thượng Hải, tháp truyền hình Minh Châu, Dự Viên.

                    Sông Hoàng Phố và tháp truyền hình Minh Châu cao 469 mét
                    Tháp truyền hình Minh Châu không chỉ làm nhiệm vụ thu phát sóng mà còn là trung tâm thương mại, cảnh quan cho khách du lịch. Tháp đứng thứ 3 trên thế giới, sau tháp Toronto và tháp Moscow về độ cao.


                    Người Thượng Hải tự hào, vì “Ai đến Thượng Hải, không viếng thăm tháp Minh Châu, không đi du thuyền trên sông Hoàng Phố khác nào đến Paris không đi thuyền trên sông Seine, không viếng thăm tháp Eiffel.”Bờ Đông của sông Hoàng Phố sừng sững những ngôi nhà trọc trời, thể hiện sự trỗi dậy của nền kinh tế thị trường, sự khát vọng của nhân dân Trung Quốc từ những năm 1980, sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm chính quyền.Giữa trung tâm thành phố náo nhiệt, lọt giữa hai phố lớn Renmin Lu (Đường Nhân Dân) và Zhonghua Lu (Đường Chuông Hoa) có một khu vườn đậm chất thơ. Đó là Dự Viên, còn được gọi Phố cổ Thượng Hải, điểm thu hút khách du lịch, nằm gọn trong vài con phố cổ quanh co, xây dựng từ năm 1555.Bao bọc khu Dự Viên là những hàng cây xanh mát, phía trong một không gian mở, kết hợp hài hòa giữa vườn cây, suối nước, ao sen, đá tảng và những ngôi nhà cổ mang đậm nét văn hoá truyền thống Thượng Hải.
                    Một góc Dự Viên, phố cổ Thượng Hải
                    Tô Châu - Hàng Châu

                    Trung Quốc có câu: “Ăn Quảng Châu, mặc Hàng Châu, ở Tô Châu”, sau hai ngày ở Thượng Hải, Nam đưa chúng tôi đi Tô Châu và Hàng Châu.

                    Trương Kế - Phong Kiều dạ bạc
                    Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiênGiang phong ngư hỏa đối sầu miênCô Tô thành ngoại Hàn San tựDạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
                    Bản dịch của Tản Đà - Đỗ thuyền trên bến Phong Kiều

                    Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi,
                    Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
                    Con thuyền đậu bến Cô Tô
                    Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

                    Bến Phong Kiều, nổi tiếng ở Tô Châu
                    Hàng Châu, nơi Đông Pha cư sĩ cư ngụ, có sông Tiền Đường nơi Vương Thúy Kiều trẫm mình, có anh hùng Nhạc Phi và Hán gian Tần Cối với giai thoại bánh quẩy. Chuyện bánh quẩy, tóm tắt như sau:
                    “Thời nhà Tống, tể tướng Tần Cối làm Hán gian cho nhà Kim (bán đảo Triều Tiên ngày nay - LHM), ghen ghét tài đức Nhạc Phi, tâu lên vua Tống Cao Tông: ‘Bách tính trong thiên hạ chỉ biết có Nhạc Phi không biết có Hoàng đế’ để ám hại vị tướng văn võ song toàn được dân chúng kính yêu. Nghe lời sàm tấu, Tống Cao Tông ra lệnh chém đầu cha con Nhạc Phi, Nhạc Vân.Nhân dân Hàng Châu rất căm phẫn, thời ấy có người bán bánh bao rong, một ngày ế khách, ông lấy bột nặn hình vợ chồng Tần Cối, bỏ vào chảo dầu sôi hành hình cho bõ ghét. Dân chúng thấy lạ, mua thử, ăn thấy ngon, từ đấy người bán bánh bao chỉ bán món bánh rán hình vợ chồng Tần Cối.
                    Nghe tin,Tần Cối cho lính bắt nhưng họ trốn thoát. Ở nơi mới, ngày ngày họ vẫn bán bánh kiếm sống, nhưng không nặn hình người mà thay bằng 2 thỏi bột vê tròn, quấn vào nhau giả hình vợ chồng Tần Cối, chiên trong chảo dầu, đặt tên ‘Du gia quảy’ (Quỷ chiên trong dầu).
                    Bánh này du nhập sang Việt Nam, thành tên ‘Dầu cháo quẩy’, ngày nay người Việt gọi tắt là “bánh quẩy”.Đến đời Tống Minh Công, cha con Nhạc Phi được minh oan, hài cốt đem về và lập đền thờ ở Hàng Châu. Người ta đúc 2 pho tượng sắt vợ chồng Tần Cối quỳ trong cũi sắt trước mộ Nhạc Phi.
                    Ngày nay “du gia quẩy” bằng bột chiên trong dầu, từng cặp dính nhau, tượng trưng vợ chồng Tần Cối bị trói, ném vào vạc dầu hành tội, có bán trong các nhà hàng ở Trung Quốc và Việt Nam như ta thường thấy.”

                    Tượng Tần Cối và Vương thị quỳ trong cũi sắt trước mộ Nhạc Phi
                    Du khách đến nơi đây còn được trải nghiệm cuộc sống đời thường của người dân thời Tống trong khu Tống Thành, một trong những thời kỳ hoàng kim nhất của lịch sử phong kiến Trung Hoa.

                    Comment


                    • #11
                      Tống Thành




                      Đường vào Tống Thành




                      Ngay giữa cổng Tống Thành treo hàng chữ: “Hãy cho tôi 1 ngày, tôi sẽ trả lại 1.000 năm”.

                      Đến Tống Thành, du khách thưởng thức món ăn thời xưa, vào tửu quán có chổi rơm treo cửa, được uống rượu Thấu Bình Hương, rượu mà Võ Tòng uống say đấm chết hổ ở đồi Cảnh Dương theo dã sử 108 vị anh hùng Lưong Sơn Bạc, tận mắt ngắm nhìn trang phục thời Tống, xem show diễn “Tống Thành thiên cổ tỉnh”, đặc sản Hàng Châu. Vé khá đắt, 280 Nhân dân tệ (#50 Mỹ kim) nhưng không thể bỏ qua.
                      Cậu Nam cười, tán du khách:-Các bác bỏ ra 280 nhân dân tệ để được ngắm 300 mỹ nữ Tô-Hàng, 1 cô chưa đến 1 tệ, rẻ quá còn gì nữa!Đó là một chương trình hoành tráng với kỹ xảo hiện đại áp dụng 4D, do chính đạo diễn tài danh Trương Nghệ Mưu dàn dựng đã làm hài lòng khán giả trong và ngoài nước.

                      Một cảnh trong “Tống Thành thiên cổ tỉnh”Những ngày ở Tô - Hàng, chúng tôi đi thăm quan Tây Hồ, Tháp Lục Hòa, cửa hàng tơ lụa Tô Châu. Mỗi nơi một vẻ đẹp đặc
                      sắc, khó quên.Một góc Tây Hồ



                      Tháp Lục HòaTour du lịch nào cũng kết hợp đưa du khách đi mua sắm (xuất khẩu tại gia), người dẫn tour thường “nhiệt tình” quảng cáo (hưởng phần trăm hoa hồng), nhưng Nam khác hẳn, trước khi vào các trung tâm dịch vụ du lịch, anh nói nhỏ, căn dặn chúng tôi “cần thiết lắm mới mua, ở đây giá cả trên trời”.Chiều hôm sau chúng tôi đến cửa hàng bán ngọc trai nước ngọt. Người phụ trách giới thiệu kỹ nghệ nuôi trai lấy ngọc, anh lấy dao mổ con trai to bằng bàn tay. Tách đôi vỏ trai, bên trong là những hạt ngọc trai màu hồng hồng còn nhỏ lắm, to hơn hạt cườm một chút, anh bảo:
                      -Có được những hạt trai nhỏ này chúng tôi phải nuôi 3 năm.
                      Những hạt trai quá bé không làm đồ trang sức được, chúng tôi nghiền ra làm kem dưỡng da và kem chữa bỏng.Sau khi giới thiệu về nghề nuôi trai nước ngọt, họ đưa chúng tôi vào các quầy bán ngọc trai, đủ loại màu sắc, từ trắng, trắng ngà, hồng hồng và hồng thẫm, các loại thời trang phụ nữ, với giá trên trời. Sau gần nửa giờ, túi du khách vẫn đóng, họ bắt đầu “khuyến mại”, mua vòng đeo cổ tặng vòng đeo tay, hoa tai. Các bà bắt đầu móc hầu bao.
                      Sau màn bán ngọc trai, họ giới thiệu các loại kem dưỡng da, sản phẩm từ ngọc trai với giá khuyến mại, mua 5 tặng 1. Cuối cùng đến cửa hàng thuốc Đông dược kế bên.
                      Người phụ trách giới thiệu nền y học cổ truyền Trung Hoa, tên tuổi những danh y nổi tiếng Hoà Đà, Biển Thước, sau đó đưa chúng tôi vào phòng tiếp thị.
                      Buồng tiếp thị khoảng 20 mét vuông, mỗi bên kê 4 hàng ghế dài, bàn kê chính giữa, bên phải một kệ hàng đầy hộp kem chữa bỏng, bên trái dưới nền nhà một lò than hồng, lửa cháy lem lém nung đoạn giữa chiếc xích dài hơn 1 mét. Anh Đĩnh người tiếp thị, sau khi giới thiệu kem chữa bỏng đặc hiệu, hai thanh niên từ phía sau, tay đeo găng chống nóng, mỗi người một đầu, nhấc dây xích đưa đến trước chúng tôi. Đĩnh giơ bàn tay trái lướt thật nhanh qua đoạn xích nóng, rồi xòe cho chúng tôi xem. Lòng bàn tay phía ngón cái đen đen (do muội than?), miệng xuýt xoa như bị bỏng nặng. Lập tức tay phải lấy kem xoa xoa vào vết “bỏng” bàn tay trái. Khoảng 2 phút, anh xòe bàn tay “bỏng” cho mọi người xem, coi như đã khỏi! Tôi chả tin thứ thần dược ấy. Đây chỉ là trò ảo thuật, ấy thế mà 8 vị giáo viên khu tập thể trường Đại học Sư phạm Cầu Giấy gật đầu tin sái cổ, mở ví và hầu bao mua mỗi người vài lọ làm quà với giá 150 tệ/lọ 50 gram (1 Mỹ kim # 6, 7 tệ).Tiếp theo, màn trình diễn bắt mạch kê đơn miễn phí. Tôi nói nhỏ với hai bác ngồi bên:-Thế nào sau khi bắt mạch ‘giáo sư’ cũng sẽ phán đàn ông thận hư (yếu), phụ nữ can hỏa (gan nóng) cho mà xem!Sau khi giới thiệu tài năng, đức độ của giáo sư nhà thuốc, hai “giáo sư” từ phía cửa đi vào, anh Đĩnh nói:-Xin bà con cho một tràng vỗ tay!
                      Hai “giáo sư” trên dưới 50, áo choàng trắng, kính trắng, vui vẻ bước vào 2 phòng chẩn mạch, trong tiếng vỗ tay của chúng tôi. Anh tiếp thị, bảo:-Bác nào vào muốn khám, xin mời giơ tay.
                      Chưa ai kịp giơ tay, tôi đã đứng lên xin khám. Tôi muốn thử tài “Hoa Đà” có chẩn đoán ra “vụ lăn kềnh” trên máy bay của tôi không.Trong phòng mạch, còn có anh phiên dịch, “giáo sư” mời ngồi ghế kế bên. Tôi đặt tay trái lên chiếc gối nhỏ, ông không “vọng, văn, vấn thiết” (thần, sắc, hình, thái) theo đúng phương pháp chẩn bệnh của thày lang mà đặt ngay 3 ngón vào cổ tay tôi, khoảng chừng 2 phút, hỏi:-Có hay đau sau gáy không?Khi ngủ gối đầu sai tư thế, mỏi cổ, đau gáy, chuyện ấy bình thường, đâu có phải là bệnh. Tôi bảo:-Không có.”Ông hỏi tiếp:-Đêm, dậy đi tiểu mấy lần?-Thường thường yừ 1 đến hai lần.Ông xì xồ một chập, anh phiên dịch bảo:-Giáo sư bảo ông bị thận hư.Tôi phản ứng:-Tối nào tôi cũng uống 2 lon bia gần 1 lít nước, đêm không dậy đi tiểu mới thận hư chứ.
                      “Giáo sư” chẳng cần nghe, đưa cho tôi đơn. Anh phiên dịch bảo:
                      -Bác sang quầy bên cân thuốc.Bà Liên vào khám, ra khỏi phòng mạch cũng có đơn thuốc trong tay, bà nói:
                      -Giáo sư bảo tôi can hỏa (gan nóng), huyết áp cao.Không xét nghiệm máu, nước tiểu, cũng chẳng cần siêu âm, chiếu chụp X quang, không nghe tim phổi, đo huyết áp… chỉ cần đặt 3 ngón lên cổ tay bệnh nhân trong 2 phút mà tìm ra bệnh? Hoa Đà tái thế cũng không bằng! Chúng tôi chả ai tin, không ai sang quầy cắt thuốc theo đơn “giáo sư” kê.
                      Là bác sĩ của bệnh viện tôi hiểu quá rõ mấy ông lang băm, lang vườn ở Việt Nam cũng như Trung Quốc. Trong cuốn Đời Tư Mao Trạch Đông của bác sĩ Lý Chí Thỏa do tôi chuyển ngữ, xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2011, Mao Trạch Đông chẳng bao giờ tin thày thuốc đông y mặc dù ông kêu gọi nhân dân Trung Quốc sử dụng đông dược. Tôi gặp một anh có đứa con trai bị đau ruột thừa ở Hà Nội, đáng lẽ phải đưa đến Bệnh viện St. Paul (Xanh-pôn) để mổ, nhưng ông bố vợ là lang băm, cam đoan cho uống vài thang thuốc sẽ khỏi. Ai ngờ sau 3 ngày, ruột thừa viêm tấy vỡ mủ, anh ta đành đưa con vào Bệnh viện Việt Đức mổ cấp cứu. Cháu bé bị viêm phúc mạc nặng, cái chết đang cận kề, may được các bác sĩ khoa nhi Việt Đức nhiệt tình cứu giúp. Nhưng vì bị viêm phúc mạc nên sau mổ thường bị dính ruột, cháu phải mổ đi mổ lại nhiều lần. Một lần anh ta đưa con đến tôi, nhìn thành bụng cháu bé sẹo chằng chịt trông thật đáng thương. Các ông lang bà mế thường quảng cáo thuốc gia truyền để lừa người nhẹ dạ cả tin.

                      Năm 2004, vợ chồng tôi lên Hòa Bình thăm anh em cũ, đến nhà anh lái xe cấp cứu Trần Gia Hòa, ngoài cửa có biển đề “Chữa sâu răng gia truyền”. Giời ạ! 15 năm cùng làm việc với vợ chồng anh, anh lái xe cấp cứu, còn vợ anh là cấp dưỡng, biết mẹ gì về thuốc men, bệnh tật. Ấy thế, hai anh chị về hưu đồng lương hạn chế, cuộc sống khó khăn nên tìm cách thu nhập thêm bằng nghề “Chữa sâu răng gia truyền”.
                      Cũng năm ấy, tôi đến thăm anh bạn lái xe tải của tỉnh mà ngày xưa tôi thường được anh cho đi nhờ về Hải Phòng khi xe anh xuống Hải Phòng chở hàng. Ai ngờ vợ chồng anh mở quầy bán thuốc lá chữa ung thư. Gặp vợ chồng anh, sau 25 năm mừng mừng tủi tủi, tôi hỏi anh chị mở quầy thuốc lá nam này lâu chưa. Anh bảo:
                      -Nhà em bị ung thư họng, nhờ uống thuốc này của mế
                      Bùi thị Nhổ ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình nên chúng em lấy thuốc của bà để mở quầy cứu người bệnh, nhiều người uống thuốc khỏi hẳn, kể cả bệnh viện Ung thư Hà Nội (Bệnh viện K, phố Quán Sứ) trả về.
                      Tôi cười:
                      -Sao chú không đề nghị xin giải Nobel về Y học vì đã chữa được bệnh ung thư.
                      Cậu ta cười trừ.
                      Trời đất, bịp ai chứ bịp tôi sao nổi, một bác sĩ làm việc ở Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hoà Bình 15 năm, tôi biết rõ về “tay nghề của các lang băm” tỉnh Hoà bình quá rõ.Năm 1970, theo chỉ thị của Trung ương đảng, yêu cầu ngành y tế phát triển và sử dụng thuốc Nam và các bài thuốc dân trong điều trị cho bệnh nhân. Tỉnh uỷ Hòa Bình chỉ thị cho Ty Y tế, Ty Y Tế chỉ thị cho Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hoà Bình mở khoa Đông Y và phòng khám Đông Y. Người “lang băm” đầu tiên của Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hoà Bình là Nguyễn văn Loan dân tộc Mường, trên 50 tuổi, xã Thịnh Lang, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình. Tôi chả biết ông ta học đông y ở đâu, nhưng biết chính xác ông ta là em họ của chủ tịch tỉnh Nguyễn Công Hậu.Tháng 5-1970, phòng khám Đông Y của ông chính thức hoạt động. Bệnh nhân đến khám, ông giở 1 tờ giấy viết sẵn toa thuốc rồi chép lại giao cho bệnh nhân. Người bệnh nhân cầm đơn thuốc hỉ hả lắm, bởi đơn thuốc ghi: nghỉ 7 ngày, bồi dưỡng mỗi ngày 4 hào và hết thuốc tuần sau khám lại. Bệnh nhân đến khám lại, ông cầm đơn cũ lại chép nguyên xi, cứ thế cho đến khi bệnh nhân chán. Bệnh nhân nào đến, sau khi cũng “bắt mạch” rôi kê đơn, nhưng đặc biệt bệnh gì cũng cùng toa thuốc dài trên 20 vị lá nam. Đến khám Đông Y thường là cán bộ công nhân viên chức có tuổi, bệnh mãn tính như đau xương, mệt mỏi, khó ngủ và… muốn được nghỉ ngơi để làm việc nhà và chạy chợ. Bây giờ vớ được “ông lang băm” cho nghỉ 7 ngày liên tục, ít cũng được 3 tháng, nhiều 6 tháng, lương vẫn lĩnh đủ 100% (với người công tác trên 15 năm) và còn được bồi dưỡng ngày 4 hào, sướng nào bằng. Thuốc mua xong, hóa đơn đưa tài vụ cơ quan thanh toán. còn thuốc sắc uống vài thang thấy không tác dụng, chỉ tội đi đái nhiều, thế là lĩnh thuốc xong vất vào bãi rác cho nhẹ nợ. Một hôm tôi đến gặp ông, thấy ông loay hoay chép lại đơn thuốc cũ cho bệnh nhân. Tôi nói xỏ:
                      -Sao bác không chép bài thuốc “ra truyền” vào sổ tay để khỏi chép lại đơn cũ có hơn không.Bùi văn Loan mừng lắm, cám ơn tôi rối rít và từ đó ông thực hiện lời “quân sư” của tôi. Tôi nói với bác sĩ Nguyễn Đức An giám đốc bệnh viện về chuyện này, anh bảo:-Mình biết chứ, biết làm thế nào. Đây là chỉ thị của Tỉnh uỷ vả lại ông ta là em họ chủ tịch tỉnh, đụng vào là…..
                      Năm 1973, chả biết Tỉnh uỷ Hoà Bình lấy được đâu ra một tài liệu về cách điều trị các bệnh mãn tính như: Thận, gan, suy nhược thần kinh… yêu cầu Bệnh viện Đa Khoa Hoà Bình triển khai điều trị. Phương pháp điều trị như sau:-Sáng uống đủ 2 lít nước đun sôi để nguội trong 1 giờ đồng hồ (nước uống ở Việt nam không sạch vì thế phải đun sôi trước khi uống), cả ngày nhịn ăn, khá uống nước-Sau 15 ngày chỉ uống nước đun sôi, sau đó ăn gạo nức (còn cả cám, ăn cứng và khó ăn) với muối vừng (mè).Bác sĩ Viện trưởng chỉ thị bác sĩ Vũ Khải và tôi thực hiện đề án này. Tôi với bác sĩ Khải thấy phương pháp điều trị này “phản khoa học”, chúng tôi trình bày với bác sĩ Nguyễn Đức An, Viện trưởng tán thành nhưng bảo:
                      -Ý kiến của Tỉnh ủy, chúng ta không thể chống được.
                      Biết kiếm ai ra làm bệnh nhân bây giờ để làm “con chuột bạch”. Tôi bàn với bác sĩ Khải và bác sĩ Viện trưởng, lập hồ sơ toàn các vị trưởng ty, tỉnh ủy viên mời lên “điều trị các bệnh mãn tính”. Các vị lãnh đạo ty, ngành thường có tuổi, trẻ nhất cũng gần 50, ông nào cũng bệnh tật đầy mình, cho nên giấy mời của chúng tôi hoàn toàn “hợp tình, hợp lý và có tinh thần bảo vệ sức khỏe cho cán bộ lãnh đạo”.

                      Đầu tháng 7-1972, 15 lãnh đạo ty ngành sau khi nhận được thư đến bệnh viện. Trong cuộc họp gồm Viện trưởng, bác sĩ Vũ Khải trưởng khoa nội, 3 y tá tôi đưa ra phương án điều trị:
                      -Sau khi kiểm tra sức khỏe toàn diện và làm các xét ngiệp cơ bản, chúng tôi lập hồ sơ từng người và lên phác đồ điều trị. Để việc điều trị có kết quả khả quan và tốt đẹp, trong 15 ngày đầu (nhịn ăn, chỉ uống nước đun sôi để nguội), tránh trình trạng gia đình thăm nuôi, chúng tôi dành 2 phòng điều trị ở tầng hai cách biệt và có y tá thường trực 24/24. Sau đó các bác sẽ được ăn gạo nức và muối vừng (mè) trong vòng từ 3 đến 6 tháng, tuỳ theo sự thuyên giảm của bệnh tật.Nghe tôi phổ biến nội quy và phương trình điều trị, các vị lãnh đạo im lặng không phản ứng gì. Nhưng nhìn ánh mắt, tôi biết các bố “rét”, sợ thấy ông bà ông vải. Tuần sau, tôi nhận được 15 lá thư khước từ vì “công việc ty ngành quá bận, xin hẹn dịp khác, tuy rất muốn tham gia để chữa trị những bệnh lai rai, nhưng lực bất tòng tâm”.
                      Thế là dẹp. Bác sĩ Viện trưởng tươi cười, bảo:
                      -Cậu khá lắm.Đến Hàng Châu, chúng tôi thăm cửa hàng trà xanh, sau khi giới thiệu về nguồn gốc các loại trà nổi tiếng, người phụ trách đưa chúng tôi vào phòng thưởng thức và mua hàng. Hai cô gái khoàng trên dưới 20, xinh đẹp, mặc xường-xám Thượng Hải màu nước biển, nói tiếng Việt còn ngọng, cúi đầu chào:
                      “Chúng em xin chào các anh các chị.”
                      Chúng tôi nhìn nhau tủm tỉm cười. Láo toét, dám gọi các trưởng lão, bậc cha chú là anh chị. Bác Thành, bác Phú ghé tai tôi:
                      -Nó rỡn, tụi mình cũng rỡn chơi cho biết mặt.
                      Thế là chúng tôi vỗ tay thật to, hoan nghênh nhiệt liệt. Hai cô mặt mày rạng rỡ, một cô lấy ấm chén, mở hộp trà pha nước. Cô nói ngọng, giơ lên cao một hộp chè, nói:
                      -Đây là chè Long Tỉnh, Hoàng Trà, ngày xưa chỉ vua chúa mới được uống. Hôm nay em xin mời anh chị uống thử.
                      Trà pha xong, cô giới thiệu cách uống trà, cách rót nước, cách cầm ly, rồi cô đưa chén trà lên môi, đột nhiên cô húp đánh xụp một cái, như lợn xục máng cám. Chúng tôi há hốc miệng, mắt tròn xoe, kinh ngạc! Không những thế, cô còn xục xục trà như thể xúc miệng khi đánh răng, sau vài lần ục ục trong miệng, tưởng cô nhổ đi, ai ngờ nuốt đánh ực một cái. Ghê cả người!
                      Mẹ kiếp! “Rượu khà, trà nhấp”, dám rỡn mặt các cụ! Chúng tôi lại vỗ tay thật to, kéo dài không ngớt! Cô gái cười sung sướng, tưởng chúng tôi thích lắm. Ranh con, dám múa rìu qua mắt các cụ! Nó có biết đâu những người ngồi đây toàn bậc thầy về trà ẩm, đệ tử trà đạo.Uống trà là một thú chơi thanh đạm, muốn pha một ấm trà ngon cho mình hay cho khách, người ta phải mất nhiều công phu. Trong ấm trà ngon, tao nhân mặc khách, cảm thấy phảng phất đâu đó ý thơ, triết lý của trà đạo. Đâu có cảnh thô tục, tởm lợm như cô gái kia giới thiệu.
                      Để có được chén trà ngon, bình trà, tách uống phải được làm nóng bằng nước sôi. Khi châm nước (rót nước) lần đầu, người ta chắt ngay, gọi là “cao sơn trường thủy”, chính là thao tác tráng trà nhằm tẩy hết bụi bẩn và cho trà khô thấm nước, khi châm nước lần sau trà không nổi lềnh bềnh.

                      Lần thứ hai châm nước, “hạ sơn nhập thủy”, nên đổ đầy tràn miệng ấm cho bụi trà tràn ra hết, đậy nắp, dội nước sôi lên trên để giữ nhiệt độ cao. Đợi 1, 2 phút, trà tỏa hết hương vị và mùi thơm mới rót. Khi rót, chắt trà vào chén tống, chuyển sang chén quân, có như thế nồng độ trà các chén mới như nhau.Dâng trà phải đúng cách, ngón giữa đỡ đáy chén, ngón cái và ngón trỏ đỡ miệng chén, “Tam Long Giá Ngọc”, khi nhận trà và dâng trà người ta thường cúi đầu, cung kính. Trước khi đưa lên môi, đưa chén trà sang trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải, “Du Sơn Thủy Lâm”. Khi uống, cầm chén trà quay lòng bàn tay vào trong, dâng trà lên sát mũi thưởng thức hương trà, sau đó tay che miệng, nhấp nháp từng ngụm nhỏ nhẹ. Cách thưởng thức của đệ tử trà đạo như thế đấy!Cụ Nguyễn Tuân, bậc thày về trà đạo, nói,
                      “Chỉ có người tao nhã, cùng một thanh khí mới có thể cùng nhau ngồi bên một ấm trà.”
                      Thưởng thức trà đâu có dễ, ấy thế chả biết người quản lý cơ sở kinh doanh trà cho du khách có hiểu trà đạo và cách dâng trà hay không mà đưa một lũ “oắt con” lên mặt dạy các cụ trưởng lão về trà đạo bằng cách uống trà như lợn tớp cám!Sau một thôi một hồi quảng cáo các loại trà, pha đủ các loại cho “trưởng lão” thưởng thức, nhưng chẳng ai bỏ ra 1 cắc để mua. Hai cô gái chưng hửng, mặt từ đỏ chuyển sang tái dần, chắc chiều nay sẽ bị “đì” vì không “biết tiếp thị”.
                      Thăm cửa hàng tơ lụa Tô Châu, rất thú vị, người quản lý đưa chúng tôi xem quá trình sản xuất lụa, từ con tằm ăn lá dâu, trưởng thành làm kén, kéo tơ, dệt thành những tấm lụa tuyệt đẹp, những chiếc chăn tơ tằm nhẹ mà ấm. Cách tiếp thị rất chuyên nghiệp, khéo léo, túi và hầu bao mọi người mở rộng, gia đình nào cũng mua chút quà làm kỷ niệm.Nhà hàng Tô Châu, Hàng Châu trong khi thưởng thức món ăn còn được nghe các

                      vũ nữ hát làn điệu dân ca, múa dân gian phục vụ thực khách.



                      Vũ điệu dân gian góp vui cho thực khách

                      Sau 4 ngày ở Tô Châu, Hàng Châu, xe đưa chúng tôi trở lại Thượng Hải, lên tầu đi Bắc Kinh, về Việt Nam.
                      Tour du lịch Trung Quốc thật tuyệt vời, tuy ngắn ngủi, nhưng cũng để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

                      Lâm Hoàng Mạnh.
                      Bài này đã đăng tải trên Talawas tháng 7-2010.
                      Sửa chữa và bổ xung 16-6-2018

                      Comment

                      Working...
                      X