Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Tục ngữ Viet Nam... (Theo Tự Điển VN của Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ)

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    S

    1. Sa cơ lỡ bước: rủi ro, lầm lỡ trong một lúc mà hại lâu
    2. Sai một li đi một dặm: tính sai một bước, việc có thể thất bại to.
    3. Sáng tai ọ, điếc tai cày: người làm biếng, bảo nghỉ thì nghe rất rõ nghỉ liền, nhưng bảo làm thì giả bộ không nghe cứ lờ đi mà chơi mãi.
    4. Sau cơn mưa trời lại sáng: hết hoạn nạn đến vinh quang.
    5. Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì: em trai thường giúp anh, em gái sẵn lòng giúp mẹ
    6. Sẩy đàn tan nghé: trâu con mà bị lạc đàn tức thì bị thú dữ ăn thịt. Còn trẻ mà bỏ cha mẹ ở nhà đi hoang thế nào cũng hư.
    7. Sấm bên đông động bên tây: nói người này để nhắc nhớ người khác.
    8. Sinh con ai dễ sinh lòng: mẹ sinh hình hài con cái còn lòng nó thì tự nó có hoặc do ảnh hưởng bên ngoài hoặc do Trời ban cho.
    9. Sinh, lão, bệnh, tử: sinh ra, rồi già, rồi bệnh, rồi chết, 4 cái khổ của con người theo Phật giáo.
    10. Sinh kí, tử qui: sống ở, chết về. Quan niệm xem đời là cõi tạm, chỗ ở đời đời là niết bàn hay thiên đàng, bởi vậy sống không mừng, chết không sợ.
    11. Sinh li tử biệt: sống thì xa nhau, chết thì biệt hẳn.Cảnh đau đớn giữa người thân với nhau.
    12. Sinh vô gia cư, tử vô địa táng: quá nghèo sống không nhà ở, chết không đất chôn.
    13. Sông có khúc, người có lúc: sông có khúc cạn khúc sâu, khúc quanh khúc thẳng, con người có lúc làm nên, có lúc suy sụp, bởi vậy không nên nản chí
    14. Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi: xem mạch bắt thuốc xong thì lấy tiền, còn bệnh có lành hoặc có chết, làm nên hay hư không cần biết đến nữa.
    15. Sống để bụng, chết mang theo: giữ việc bí mật cho đến chết chớ chẳng nói ra hoặc ôm mối thù trong lòng để chờ ngày trả thù cho bằng được
    16. Sống đục sao bằng chết trong: sống một đời nhục nhã sao bằng chết mà danh được trong sạch
    17. Sống khôn chết thiêng: khi còn sống đã có trí khôn hiểu biết mọi việc bây giờ chết rồi cũng nên linh thiêng mà chứng giám phù hộ.
    18. Sống tết, chết giỗ: cha mẹ còn sống thì mình phải nuôi dưỡng kính trọng, mỗi ngày tết trong năm đều phải có lễ tết cho cha me, khi chết thì thờ kính cúng giỗ đàng hoàng.
    19. Sợ người nói phải, hãi người cho ăn: người nói phải sử xự đàng hoàng mình sợ đã đành, người mà mình làm công để sống cũng phải sợ, vì không vậy mình sẽ mất bát cơm.
    20. Suy bụng ta ra bụng người: ý mình thế nào thì ý người khác cũng vậy, nên ăn ở thế nào cho phải, chứ đừng dành cả phần lợi cho mình mà để thiệt cho người. Bụng mình xấu rồi tưởng người ta cũng xấu như mình.
    21. Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay: óc chủ quan khiến ai cũng thấy chỉ có mình là hay là giỏi, nhất là hay dành phần phải về mình.

    Comment


    • #17
      T

      1. Tai bay vạ gió: tai họa từ đâu đến cách bất ngờ.
      2. Tai nghe không bằng mắt thấy: nghe lời đồn đãi hoặc nghe người nói lại không đáng tin bằng chính mắt mình thấy.
      3. Tai vách mạch rừng: trẻ vô tình nghe lóm câu chuyện rồi đồn thổi ra ngoài, dù mình chỉ nói với người thân trong nhà.
      4. Tay làm hàm nhai: nghèo làm bữa nào ăn bữa nấy chứ không có dư.
      5. Tay xách nách mang: mang xách đùm đề.
      6. Tam sao thất bản: sao đi chép lại vài lần thì sai hẳn nguyên văn. Kẻ nói đi người nói lại không thể đúng sự thật được.
      7. Táng tận lương tâm: tàn nhẫn, làm một việc hết sức độc ác không kể tình nghĩa hay phải trái chi cả.
      8. Tắt lửa tối đèn: lúc nhà có việc bất cứ lớn nhỏ đều cần có lối xóm giúp đỡ.
      9. Tiên học lễ hậu học văn: trước học cách sống, sau học chữ nghĩa
      10. Tiên trách kỉ, hậu trách nhân: trước cần trách mình, sau mới trách người.
      11. Tiền dâm hậu thú: lấy trước cưới sau.
      12. Tiền mất tật mang: chữa trị hết tiền mà bệnh tật vẫn còn
      13. Tiền rừng bạc bể: giàu có, tiền bạc man vàn
      14. Tiền trao cháo múc: mua bán sòng phẳng không nợ nần
      15. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống: nghèo có đồng nào xài hết đồng nấy
      16. Tiếng chào cao hơn mâm cỗ: xã giao lịch thiệp, kính trọng nhau quý hơn miếng ăn.
      17. Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày làng: làm phải, làm quấy đều có người hay biết và đồn đãi xa gần
      18. Tiếng ong tiếng ve: lời thủ thỉ xui giục.
      19. To gan lớn mật: bạo dạn, dám làm những việc to tát, nguy hiểm.
      20. Tốt danh hơn lành áo: ăn ở hiền lành càng sinh nhiều lợi cho có tiếng tốt với đời hơn là lo cái mã cho đẹp.
      21. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: nên trọng cái thực chất bên trong còn cái vỏ bên ngoài càng lòe loẹt càng tố cáo cái hèn kém bên trong. Ca dao có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”.
      22. Tốt thì khoe ra, xấu xa đậy điệm: cái gì tốt thì đem ra khoe, cái gì xấu thì che giấu mất đó là tánh tự nhiên của người thường. Bởi vậy thấy cái gì tốt của người chớ vội tin rằng tất cả những gì của người ấy cũng đều tốt, biết đâu họ còn nhiều cái xấu đang được che lấp. Ngược lại, khi biết được cái xấu của người ta, ta nên thản nhiên cho đó là lẽ tự nhiên chớ đừng giận sao người ta gạt mình hoặc moi móc ra mà làm cho người ta phải xấu hổ.
      23. Tốt lễ dễ xin: nói lên tình trạng tham nhũng, không ngay thẳng. Lễ lỡi làm mù mắt quan xét.
      24. Tới đâu hay đó: cứ để sự việc xảy ra tự nhiên, hi vọng sẽ tìm được cách đối phó
      25. Tùy cơ ứng biến: tùy việc xảy ra mà tìm cách cư xử, không theo khuôn khổ nào.
      26. Tự ti mặc cảm: tủi phận vì thấy thấp kém, dầu có nhiều chỗ khác bằng, hơn người.
      27. Tương kính như tân: vợ chồng nên kính trọng như khách mới sống cả đời với nhau được.
      28. Tửu nhập ngôn xuất: uống rượu vào, say sưa ăn nói lung tung.

      Comment


      • #18
        TH

        1. Tha phương cầu thực: đi làm ăn ở xứ xa.
        2. Thả mồi bắt bóng: bỏ cái đã nắm trong tay để theo tìm cái mới rồi đặt hy vọng vào
        3. Thác trong hơn sống đục: giữ lòng trong trắng mà chịu chết hơn làm việc nhuốc nhơ để được sống.
        4. Thay trắng đổi đen: mưu mẹo gian xảo, thay đổi sự việc
        5. Thay lòng đổi dạ: ăn ở bội bạc với người cũ, trước thương sau ghét, trước trung hậu, sau phản
        6. Tham bữa cỗ bỏ bữa cày: bữa cỗ ngon cũng kém hơn bữa cày
        7. Tham quyền cố vị: ham quyền chức mà tìm đủ cách để củng cố địa vị không kể quyền lợi chung của dân của nước, người nước nào cũng nhiều kẻ như vậy
        8. Tham sinh úy tử: thói thường người ta ai cũng ham sống sợ chết.
        9. Tham tài hiếu sắc: người nữ muốn lấy chồng giỏi, người nam muốn lấy vợ đẹp
        10. Tham thì thâm: người tham lam hay làm điều càn dỡ không cân nhắc lợi hại.
        11. Tham thực cực thân: ham ăn, ăn nhiều quá thường sinh hại thân. Vì quá tham lam danh lợi mà làm điều phi pháp phải tù đày cực khổ.
        12. Tham trăng quên đèn: mê người có sắc đẹp hơn hoặc giàu có hơn mà ruồng rẫy vợ/chồng cũ
        13. Tham vàng bỏ nghĩa: vì miếng mồi danh lợi mà phải bỏ cái nghĩa đáng lẽ mình phải giữ đối với một người nào đó.
        14. Thanh thiên bạch nhật: thời gian giữa ban ngày
        15. Thao thao bất tuyệt: nói hay viết cách trôi chảy, không vấp
        16. Thăm ván bán thuyền: Người bội bạc, vừa quen người mới, đã phụ bạc người cũ. Vừa biết có ván tốt, đã tính bán chiếc thuyền đang dùng.
        17. Thắm lắm phai nhiều: cái gì quá độ cũng chóng nhạt phai
        18. Thằng chết cãi thằng khiêng: đã thất bại lại còn chống chế với người đang tìm phương cách cứu mình.
        19. Thắt lưng buộc bụng: ăn tiêu dè dặt, tiết kiệm lại, sợ thiếu thốn về sau.
        20. Thầy bói nói dựa: phần nhiều thầy bói chỉ dựa theo lời hay sắc mặt của thân chủ mà đoán, nếu thấy sai họ mau miệng sửa lại.
        21. Thấy của tối mắt: thấy tiền của nhiều quá thì động lòng tham, không nghĩ đến nhân nghĩa hay luật pháp.
        22. Thấy người sang bắt quàng làm họ: thấy ai được thiên hạ yêu chuộng hay kính nể thì tìm cách làm thân.
        23. Thần giao cách cảm: sự giao cảm giữa hai người ở cách xa hai nơi.

        209. Thập tử nhất sinh: lúc bệnh nặng, coi như sắp chết
        210. Thất bại là mẹ thành công: nhờ thất bại mà có kinh nghiệm để thành công. Không nên thối chí mà bỏ.
        211. Thật thà là cha quỷ quái: gian dối xảo quyệt thế nào cũng không quí bằng thành thật
        212. Thật thà như đếm: thật thà lắm, việc chi biết chắc mới nói chứ không đoán chừng.
        213. Theo đóm ăn tàn: nịnh bợ, dù hưởng lợi không là bao
        214. Thề sống thề chết: nhất định đem mạng sống ra thề cho người ta tin.
        215. Thế thái nhân tình: thói đời và tình người.
        216. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa: ba điều kiện chính để thành công: vận trời, thế đất, lòng người
        217. Thọc gậy bánh xe: bày ra điều làm trở ngại công việc của người ta đang tiến hành.
        218. Thợ may ăn giẻ, thợ mã ăn hồ: làm nghề gì cũng có ăn gian chút đỉnh đó là việc nhỏ mọn thường tình, nên bỏ qua
        219. Thơm (Tốt) danh hơn lành áo: ở đời giàu nghèo mà được tiếng tốt, hơn giàu mà mang tiếng xấu.
        220. Thua trời một vạn, không bằng thua bạn một ly: thua Trời là tự nhiên, đừng để thua bạn cùng giống với mình
        221. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn: trong nhà vợ chồng hòa thuận nhau thì việc chi dầu khó mấy cũng xong.
        222. Thuốc đắng giã tật, lời thật mất lòng: thuốc đắng trị mau lành bệnh, lời thật khó nghe nhưng rất có ích để nên tốt.
        223. Thức khuya mới biết đêm dài, ở lâu mới biết lòng người có nhân: thời gian minh chứng cho biết hơn thiệt
        224. Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi: nuông chiều con là làm cho con hư hỏng, không nhất thiết phải đánh đập, nhất là khi nóng nảy.

        Comment


        • #19
          TR


          225. Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa: Chê người hay việc không vừa ý, lại gặp người hay việc khác còn tệ hơn nhiều.
          226. Tránh ma chẳng xấu mặt nào: thua người mạnh hơn mình về sức lực, không bị ai chê cười cả.
          227. Trăm con ếch cũng bắt được con ếch: chịu khó và bền chí thế nào cũng thành công.
          228. Trăm hay không bằng tay quen: giỏi về lý thuyết mà không thực hành cũng không bằng người làm quen giàu kinh nghiệm.
          229. Trăm voi không được bát nước xáo (giống như mười voi không được bát nước xáo): nói nhiều, hứa nhiều không có kết quả
          230. Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết: hai người, hai phe, hai nước đánh nhau, dân chúng hay người ở gần bị họa lây.
          231. Trâu chậm uống nước đục: chậm chân thì dùng của thừa thãi, chịu nhiều thiệt thòi
          232. Trẻ cậy cha, già cậy con: con còn trẻ nhờ cha mẹ nuôi dưỡng, che chở. Khi cha mẹ già, nhờ lại con, đó là quan niệm gia đình của người phương Đông.
          233. Trẻ vui nhà, già vui chùa: trẻ con làm cho gia đình vui vẻ, nhờ chúng hay đùa giỡn, người già siêng đi chùa, nhà thờ làm vui cảnh chùa nhà thờ
          234. Trèo cao té đau: càng ham ở địa vị cao, khi thất bại, càng khổ đau
          235. Trên đe dưới búa: kẹt giữa hai sức mạnh không lối thoát.
          236. Trên kính dưới nhường: cách ở đời của người lịch sự hay đứa con hiếu thảo
          237. Trêu cò, cò mổ mắt: khinh người kém thế hay yếu sức, trong đường cùng để bảo vệ danh dự người ta sẽ chống lại mình.
          238. Trói gà không chặt: người yếu sức không làm nên việc lớn.
          239. Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay: người có trách nhiệm trong nhà chưa hay biết mà tiếng tăm đã đồn đãi xa gần.
          240. Trong đầm gì đẹp bằng sen, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn: chung lộn với kẻ xấu mà không giống họ.
          241. Trốn việc quan đi ở chùa: tìm cách tránh làm phận sự gia đình.
          242. Trông gà hóa cuốc: không tinh mắt, trông vật này ra vật khác. Lầm lẫn việc này với việc kia.
          243. Trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon: xem tướng người mà đối xử cách trọng hay khinh
          244. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược: cùng phe mà kẻ nói này, kẻ nói khác.
          245. Trời cao có mắt: Trời ở trên cao thấu hiểu mọi việc làm thiện ác của người đời để rồi chẳng sớm thì muộn cũng thưởng phạt.
          246. Trời cho hơn lo làm: mọi của do làm ra hay do may mắn đều có gốc là do trời cho cả.
          247. Trời đánh còn tránh bữa ăn: việc quan trọng cách nào, cũng phải lịch sự, đợi người ta dùng bữa xong sẽ nói, sẽ làm
          248. Trời sinh trời dưỡng: Trời đã sinh con người, đồng thời cũng lo nuôi dưỡng, nếu ta siêng năng làm việc thì không sợ chết đói, có bệnh cũng cứ bình tĩnh lo thuốc thang.

          Comment


          • #20
            V


            249. Vạch áo cho người xem lưng: bày cái dở cái xấu của mình hay của phe mình một cách vô ý thức cho người ta thấy.
            250. Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm: vắng người có quyền trong nhà, kẻ dưới vượt quyền, lên mặt ức hiếp bạn bè
            251. Vắt cổ chày ra nước: ráo riết, khai thác triệt để.
            252. Vắt chanh bỏ vỏ: bạc bẽo, dùng đến hết sức người ta, giục bỏ không thương tiếc
            253. Vặt đầu cá, vá đầu tôm: lấy cái nọ bù vào cái kia, thiếu vẫn hoàn thiếu
            254. Vẽ đường cho hươu chạy: chỉ đường cho người rành việc hơn mình.
            255. Việc người thì sáng, việc mình thì quáng: việc của người, mình không trách nhiệm thì giải quyết dễ dàng, việc của mình thì khó giải quyết êm đẹp. Lỗi lầm của người, mình đứng ngoài trông thấy rất rõ, lỗi của mình thì mù mờ, giấu nhẹm
            256. Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng: việc của mình, không bị ai thúc giục, bỏ qua không lo đến, việc của người khác thì tỏ ra sốt sắng giúp đỡ
            257. Vỏ quít dày, móng tay nhọn: dầu khôn ngoan, lanh lợi, xảo trá đến đâu, cũng có kẻ đồng tài, hoặc cao hơn chống lại.
            258. Vong ân bội nghĩa: lời chê trách người đã mang ơn rồi tỏ ra bội bạc với người ấy.
            259. Vơ đũa cả nắm: không phân biệt người tốt kẻ xấu, việc hay việc dở.
            260. Vụng chèo, khéo chống: có lỗi nhưng tìm cách chống đỡ để khỏi chịu trách nhiệm
            261. Vụng múa, chê đất lệch: làm vụng về hoăc sai lầm rồi kiếm cớ chạy tội.
            262. Vừa ăn cướp, vừa la làng: làm quấy lại to tiếng thanh minh, đánh lạc hướng

            Comment


            • #21
              X






              263. Xanh vỏ đỏ lòng: tuy xấu bên ngoài, nhưng lòng dạ rất tốt
              264. Xấu đều hơn tốt lỏi: đều đặn với nhau, còn hơn điều tốt mà so le lệch lạc
              265. Xấu gỗ hơn tốt nước sơn: hôn nhân: trọng người có đức tốt hơn người có sắc đẹp
              266. Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ: người xấu bụng thì hay khoe tốt cho mình, người dốt lại hay mượn lời của thánh hiền nói để loè người ta.
              267. Xôi hỏng bỏng không: để hư việc lớn, quay sang việc nhỏ cũng hỏng luôn.
              268. Xởi lởi trời gởi của cho, so đo trời co ro lại: rộng rãi với người, Trời ở rộng cho, keo kiết với người, Trời không cho nữa
              269. Xúc tép nuôi cò: uổng công làm việc vô ích cho ai mà bị phản bội






              Y




              1. Y phục xứng kì đức: người địa vị nào đối xử, ăn mặc theo vị ấy
              2. Yêu con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi: cha mẹ nuông chiều, con sẽ hư
              3. Yêu nên tốt, ghét nên xấu: Tình yêu che lấp mọi khuyết điểm, khó khăn
              4. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau: càng yêu nhiều, khi giận nhau càng trả đũa mạnh
              5. Yêu nhau như chị em gái, dái nhau như chị em dâu, đánh nhau vỡ đầu là anh em rể: cùng khúc ruột thì tự nhiên thân nhau hơn
              6. Yêu trẻ trẻ đến nhà, kính già, già để tuổi cho: trẻ yêu ai yêu nó, già thích ai trọng mình.


              ---




              (Xong 2 cuốn 2-2-2012. Lễ Mẹ Dâng Con -573 câu, với sự cộng tác của MHương )

              Comment

              Working...
              X