Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

LuẬt ThƠ !

Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • LuẬt ThƠ !

    Có người ví "Thơ giống như người con gái". Một người con gái, không những chỉ cần cái đẹp hình thức, mà còn phải đẹp luôn cả cốt cách. Thơ cũng vậy, một bài thơ hay thì phải có ý hay và lời hay. Ngoài ra, giá trị của một bài thơ, thi từ giữ vai trò rất quan trọng.

    A - THI LUẬT

    I. ÂM

    1. Nguyên âm: gốc của một chữ hay nhiều chữ

    - a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i, y, e, ê
    - oa, ua, ưa, ue, uê, uy, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, oai, ui, ưi, ươi, uôi, êu, iêu, yêu, iu, ...

    2. Phụ âm: những chữ khác nguyên âm

    - b, c, d, g, h, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x

    - ch, gh, kh, th, nh, ng, ....


    II. Thanh

    Sự phối trí thanh và âm
    Loại thanh Tên các thanh Dấu chỉ thanh Chua thêm
    Bằng phù bình thanh
    trầm thượng thanh không có dấu
    dấu huyền
    Trắc phù thương thanh
    trầm thương thanh
    phù khứ thanh
    trầm khứ thanh ngã (~)
    hỏi (?)
    sắc (')
    nặng (.)
    phù nhập thanh
    trầm nhập thanh sắc (')
    nặng (.) riêng cho các tiếng
    đằng sau có phụ âm
    ch, p, và t
    Hệ thống thanh trong tiếng Việt (Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm)

    Bình là bằng phẳng, đều đều, bình thường.
    Trắc là nghiêng lệch.
    => Âm thanh đang ở mức bình thường (bình thanh) chợt bổng lên cao hay đổ xuống thấp hơn (trắc thanh).

    Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êm tai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tự và có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh). Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịp điệu là yếu tố cơ bản của thơ.


    1. VẦN CÓ 2 THỨ :

    a. bình: những chữ không dấu hoặc dấu huyền — hai, hài

    b. trắc: những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng — hải, hãi, hái, hại

    Tiếng bình không vần với tiếng trắc: hai không vần với hải.

    Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy
    Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
    Ngàn dâu xanh ngắt một màu
    Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn ai?

    => Những tiếng "thấy", "mấy" cùng phát ra một âm "ây" cùng gieo trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" tương tự, cùng gieo bình thanh. Tất cả từng cặp một như thế gọi là vần với nhau.


    2. VẦN CÓ THỂ GIÀU HAY NGHÈO :

    a. vần giàu: những tiếng có cùng âm và thanh
    Phương, sương, cường, trường — vần trắc giàu
    Thánh, cảnh, lãnh, ánh — vần bằng giàu

    b. vần nghèo: đồng thanh nhưng với âm tương tự
    Minh, khanh, huỳnh, hoành — vần bằng nghèo
    Mến, lẽn, quyện, hển — vần trắc nghèo


    3. TRONG THƠ VIỆT, CÓ 2 CÁCH GIEO VẦN.

    a. Gieo vần ở giữa câu: Tiếng cuối của câu trên vần với một tiếng nằm bên trong câu dưới. Như trong thể thơ lục bát, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát theo sau.

    Người đâu gặp gỡ làm chi
    Trăm năm biết có duyên gì hay không.
    Nguyễn Du


    b. Gieo vần ở cuối câu: Các tiếng cuối câu vần với nhau.

    Vần tiếp: các cặp trắc bằng xen kẽ tiếp nhau

    Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm,
    Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em.
    Không gì buồn bằng những buổi chiều êm,
    Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối.
    Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;
    Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;
    Mây theo chim về dãy núi xa xanh
    Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ.
    Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.
    Xuân Diệu


    Vần tréo: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1 vần với câu 3 và tiếng cuối câu 2 vần với câu 4

    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực tàu giấy đỏ
    Bên phố đông người qua .
    Vũ Ðình Liên

    Nhiều khi chỉ cần tiếng cuối câu 2 vần với câu 4 thôi.

    Xa quá rồi em người mỗi ngả
    Bên này đất nước nhớ thương nhau
    Em đi áo mỏng buông hờn tủi
    Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?
    Quang Dũng


    Vần ôm: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1 vần với tiếng thứ 4 của câu 2 và tiếng cuối câu 2 vần với câu 3. Vần trắc ôm vần bằng, hay ngược lại.

    Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
    Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông
    Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
    Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
    Nguyên Sa


    Vần ba tiếng: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1, 2 và 4 vần với nhau. Câu 3 khác vần.

    Đưa người ta không đưa qua sông
    Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
    Bóng chiều không thắm không vàng vọt
    Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?
    Thâm Tâm


    Sau đây là tóm lược các quy luật của những thể thơ mới:

    thơ lục bát
    thơ song thất lục bát
    thơ bốn chữ
    thơ năm chữ
    thơ sáu chữ
    thơ bảy chữ
    thơ tám chữ
    Sách báo tham khảo:

    Luật Thơ Mới, Nguyễn Đình Tuyến
    Nghĩ Về Thơ, Nguyễn Hưng Quốc
    Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh & Hoài Chân
    Tiếng Việt Tuyệt Vời, Đỗ Quang Vinh
    Tìm Thơ Trong Tiếng Nói, Đỗ Quý Toàn
    Văn Học Việt Nam
    ** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

    ** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

    ** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.

  • #2
    THƠ LỤC BÁT

    Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất. Vần thơ lục bát có thể phân tách như sau:

    2 4 6
    bằng trắc bằng
    2 4 6 8
    bằng trắc bằng bằng .

    Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Trong câu bát, tiếng 6 và 8 tuy cùng vần bình nhưng một tiếng có dấu huyền và một tiếng không có dấu.

    Thôn đoài ngồi nhớ thôn Ðông
    Một người chín nhớ mười mong một người
    Gió mưa là bệnh của trời
    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

    Nguyễn Bính


    Có hai ngoại lệ trong thơ lục bát:

    1. Tiếng thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu.

    Người nách thước, kẻ tay đao
    Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi.

    Nguyễn Du


    2. Tiếng cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó tiếng 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát, như trong câu ca dao sau:

    Đêm nằm gối gấm không êm
    Gối lụa không mềm bằng gối tay em.
    ** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

    ** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

    ** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.

    Comment


    • #3
      THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

      Đây cũng là một thể thơ đặc thù của VN, gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm đã được viết trong thể thơ này. Trong câu thất trên, tiếng thứ 3 là trắc, 5 bình, 7 trắc; trong câu thất dưới, tiếng thứ 3 là bình, 5 trắc, 7 bình. Hai câu lục bát thì theo luật thường lệ.
      Tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng 5 câu thất dưới, tiếng cuối câu thất dưới vần với tiếng cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát. Và tiếng cuối câu bát vần với tiếng 5 của câu thất tiếp theo. Tuy nhiên, tiếng cuối câu bát cũng có thể vần với tiếng 3 câu thất, biến tiếng này đổi sang vần bình. Do đó, tiếng 3 trong câu thất trên có thể là trắc hay bằng.

      3 5 7
      trắc/bằng bằng trắc
      3 5 7
      bằng trắc bằng

      Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt,
      Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
      Thành liền mong tiến bệ rồng,
      Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.
      Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
      Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
      Giã nhà đeo bức chiến bào,
      Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.

      Đặng Trần Côn
      ** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

      ** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

      ** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.

      Comment


      • #4
        THƠ BỐN CHỮ

        Nếu tiếng thứ 2 bằng thì tiếng thứ 4 trắc; ngược lại, tiếng thứ 2 trắc thì tiếng thứ 4 bằng.

        2 4
        trắc bằng
        2 4
        bằng trắc

        (Nhưng nhiều khi câu thơ cũng không theo luật đó.)

        CÁCH GIEO VẦN:

        1. VẦN TIẾP(ít dùng)

        Lính đóng ven rừng
        Giữa mùa nóng nực
        Uống cạn hố nước
        Thấy toàn đầu lâu
        Thịt rữa đi đâu
        Còn xương trắng nhỡn .

        Trần Đức Uyển


        2. VẦN TRÉO

        Tôi làm con gái
        Buồn như lá cây
        Chút hồn thơ dại
        Xanh xao tháng ngày

        Nhã Ca


        3. VẦN ÔM

        Em tan trường về
        Ðường mưa nho nhỏ
        Chim non giấu mỏ
        Dưới cội hoa vàng .

        Phạm Thiên Thư


        4. VẦN 3 TIẾNG (ít dùng)

        Sao biếc đầy trời
        Sầu trông viễn khơi
        Ðêm mờ im lặng
        Nhìn hạt sương rơi .

        Khổng Dương
        ** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

        ** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

        ** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.

        Comment


        • #5
          THƠ 5 CHỮ

          Cũng giống như thơ bốn chữ: nếu tiếng thứ 2 trắc thì tiếng thứ 4 bằng, hay ngược lại. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không phải vậy.

          Hôm nay đi chùa Hương
          Hoa cỏ mờ hơi sương
          Cùng thầy me em dậy
          Em vấn đầu soi gương

          Nguyễn Nhược Pháp

          CÁCH GIEO VẦN

          1. VẦN TRÉO

          Hôm nọ em biếng học
          Khiến cho anh bất bình,
          Khẽ đánh em cái thước
          Vào bàn tay xinh xinh

          Nguyễn Xuân Huy


          2. VẦN ÔM

          Em không nghe rừng thu,
          Lá thu kêu xào xạc,
          Con nai vàng ngơ ngác
          Đạp trên lá vàng khô?

          Lưu Trọng Lư


          3. VẦN BA TIẾNG BẰNG

          Đưa em về dưới mưa
          Nói năng chi cũng thừa
          Phất phơ đời sương gió
          Hồn mình gần nhau chưa?

          Nguyễn Tất Nhiên
          ** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

          ** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

          ** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.

          Comment


          • #6
            THƠ SÁU CHỮ

            CÁCH GIEO VẦN

            1. VẦN TRÉO

            Quê hương là gì hở mẹ
            Mà cô giáo dạy phải yêu
            Quê hương là gì hở mẹ
            Ai đi xa cũng nhớ nhiều .

            Đỗ Trung Quân


            2. VẦN ÔM

            Nếu bước chân ngà có mỏi
            Xin em tựa sát lòng anh
            Ta đi vào tận rừng xanh
            Vớt cánh vông vàng bên suối

            Đinh Hùng
            ** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

            ** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

            ** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.

            Comment


            • #7
              THƠ BẢY CHỮ


              Trong thơ bảy chữ, vần những tiếng 1, 3 và 5 không kể. Tiếng 2, 4 và 6 có thể phân tích như sau:

              2 4 6
              trắc bằng trắc
              2 4 6
              Bằng trắc bằng

              Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
              Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi!
              Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
              Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người

              Xuân Diệu

              Nhiều khi không lại như thế:

              Sao anh không về chơi thôn Vĩ
              Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
              Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
              Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

              Hàn Mặc Tử

              CÁCH GIEO VẦN


              1. VẦN TRÉO(thường dùng)

              Nhiều khi trong thi đoạn bốn câu, chỉ cần hai tiếng bình ở cuối câu hai và bốn vần với nhau, hai tiếng trắc cuối câu một và ba không cần:

              Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,
              Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ!
              Một hôm trận gió tình yêu lại:
              Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ.

              Huy Cận


              2. VẦN 3 TIẾNG BẰNG(thường dùng)

              Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
              Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
              Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
              Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.

              Huy Cận
              ** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

              ** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

              ** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.

              Comment


              • #8
                THƠ TÁM CHỮ

                Thể thơ này không có quy luật nhất định, có nghĩa là vần điệu tự do hơn. Thường thì trong câu ở cuối có tiếng trắc thì tiếng 3 trắc, tiếng 5 và 6 bằng; ở cuối có tiếng bằng thì tiếng 3 bằng, tiếng 5 và 6 trắc. Nhưng nhiều lúc cũng không như thế.

                CÁCH GIEO VẦN :

                1. VẦN TIẾP

                Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
                Tôi sẽ trách -- cố nhiên -- nhưng rất nhẹ;
                Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,
                Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
                Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
                Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
                Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa...

                Hồ Dzếnh


                2. VẦN TRÉO

                Hai đứa kéo nhau chạy vào mộng mị
                Giờ tắt thở nằm trên bãi hư vô
                Bầy ngựa chứng hàng thùy dương vó bão
                Gió đưa trăng lăn vào đá tiếng ru

                Tô Thùy Yên


                3. VẦN ÔM

                Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
                Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.
                Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
                Tôi thay mực cho vừa màu áo tím.

                Nguyên Sa


                *** Muốn cho thơ tám tiếng thêm âm điệu, một số nhà thơ thường vần tiếng 8 câu trên với tiếng 5 hay 6 câu dưới:

                Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
                Những hào hùng, uất hận gối lên nhau

                Cao Tần
                ** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

                ** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

                ** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.

                Comment


                • #9
                  THƠ ĐƯỜNG LUẬT !


                  Thơ Đường được bắt đầu từ bên Trung Hoa, thời nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng vì lẽ đó nên các quan trong triều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thơ nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đã phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là thơ Đường.

                  Thơ Đường còn được gọi là "Đường Thi Thất Ngôn Bát Cú" tạm dịch là Đường thơ bảy chữ tám câu. Tám câu này được phân ra thành bốn cặp (cặp là hai câu giống nhau theo luật bằng trắc).

                  cặp 1: gồm câu một và câu tám
                  cặp 2: gồm câu hai và câu ba
                  cặp 3: gồm câu bốn và câu năm
                  cặp 4: gồm câu sáu và câu bảy

                  Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu; đặc biệt, những chữ 7 (chữ cuối của mỗi câu) cũng phải theo luật bằng-trắc (b=bằng, t=trắc).

                  Nếu mở đầu bài thơ bằng T B T (luật trắc) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

                  câu 1: x T x B x T b (vần)
                  câu 2: x B x T x B b (vần)
                  câu 3: x B x T x B t
                  câu 4: x T x B x T b (vần)
                  câu 5: x T x B x T t
                  câu 6: x B x T x B b (vần)
                  câu 7: x B x T x B t
                  câu 8: x T x B x T b (vần)

                  Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B (luật bằng) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

                  câu 1: x B x T x B b (vần)
                  câu 2: x T x B x T b (vần)
                  câu 3: x T x B x T t
                  câu 4: x B x T x B b (vần)
                  câu 5: x B x T x B t
                  câu 6: x T x B x T b (vần)
                  câu 7: x T x B x T t
                  câu 8: x B x T x B b (vần)

                  Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu THỰC và hai câu năm và câu sáu là hai câu LUẬN.... hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, danh từ (noun) đối danh từ, động từ (verb) đối động từ, tính từ (adjective) đối tính từ, quan trọng hơn cả là hai cặp câu này phải Ý đối Ý.

                  Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể HỌA THƠ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những mang VẦN của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên (thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ý thơ của mình.

                  (Sưu tầm)
                  ** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

                  ** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

                  ** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.

                  Comment


                  • #10
                    Xin tặng các bạn một bài viết ngắn tóm lược quy luật của những thể thơ phổ thông VN. Hy vọng nhờ đó mà các bạn có thể sáng tác và cùng góp tay giúp duy trì văn hóa Việt.

                    SỰ PHỐI TRÍ , THANH VÀ ÂM

                    Bằng (B) là bằng phẳng, đều đều, bình thường; trắc (T) là nghiêng lệch. Âm thanh đang ở mức bình thường (bình thanh) chợt bổng lên cao hay đổ xuống thấp hơn (trắc thanh).

                    Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êm tai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tự và có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh). Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịp điệu là yếu tố cơ bản của thơ.

                    1. VẦN CÓ 2 THỨ :

                    a. Bằng (B): những chữ không dấu hoặc dấu huyền —Thí dụ : hai, hài

                    b. Trắc (T): những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng —Thí dụ : hải, hãi, hái, hại.


                    Tiếng bình không vần với tiếng trắc: hai không vần với hải.


                    Thí dụ câu thơ song thất lục bát:

                    Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy

                    Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

                    Ngàn dâu xanh ngắt một màu

                    Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn ai?



                    Những tiếng "thấy", "mấy" cùng phát ra một âm "ây" cùng gieo trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" tương tự, cùng gieo bình thanh. Tất cả từng cặp một như thế gọi là vần với nhau.


                    2. VẦN THỂ GIÀU HAY NGHÈO :


                    a. Vần bằng giàu: những tiếng có cùng âm và thanh như

                    Phương, sương, cường, trường .


                    .Vần trắc giàu: những tiếng có cùng âm và thanh như

                    Thánh, cảnh, lãnh, ánh .


                    b. Vần bằng nghèo: đồng thanh nhưng với âm tương tự

                    Minh, khanh, huỳnh, hoành .


                    .Vần trắc nghèo : đồng thanh nhưng với âm tương tự

                    Mến, lẽn, quyện, hển .


                    THƠ LỤC BÁT

                    Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất. Vần thơ lục bát có thể phân tách như sau: (Những chữ màu đậm(bold) phải đúng luật bằng, trắc rõ ràng.)


                    B T B

                    2 4 6 Câu lục (6chữ)



                    B T B B

                    2 4 6 8 Câu bát (8chữ)


                    Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Trong câu bát, tiếng 6 và 8 tuy cùng vần bình nhưng một tiếng có dấu huyền và một tiếng không có dấu.


                    Thôn đoài ngồi nhớ thôn Ðông

                    Một người chín nhớ mười mong một người

                    Gió mưa là bệnh của trời

                    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.


                    Hay:


                    Bỗng dưng buồn bã không gian

                    Mây bay lũng thấp giăng màn âm u

                    Nai cao gót lẫn trong

                    Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về.


                    Có hai ngoại lệ trong thơ lục bát:


                    1. Tiếng thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu.


                    Người nách thước, kẻ tay đao

                    Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi.


                    2. Tiếng cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó tiếng 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát, như trong câu ca dao sau:


                    Đêm nằm gối gấm không êm

                    Gối lụa không mềm , bằng gối tay em.

                    SƯU TẦM !
                    ** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

                    ** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

                    ** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.

                    Comment


                    • #11
                      bro DNTS

                      Comment


                      • #12
                        ôi học cách làm thơ mà hoa cả mắt. Không sao nhớ nổi huynh ơi !

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên Văn Bài Viết Của DNTS View Post
                          THƠ ĐƯỜNG LUẬT !


                          Thơ Đường được bắt đầu từ bên Trung Hoa, thời nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng vì lẽ đó nên các quan trong triều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thơ nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đã phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là thơ Đường.

                          Thơ Đường còn được gọi là "Đường Thi Thất Ngôn Bát Cú" tạm dịch là Đường thơ bảy chữ tám câu. Tám câu này được phân ra thành bốn cặp (cặp là hai câu giống nhau theo luật bằng trắc).

                          cặp 1: gồm câu một và câu tám
                          cặp 2: gồm câu hai và câu ba
                          cặp 3: gồm câu bốn và câu năm
                          cặp 4: gồm câu sáu và câu bảy

                          Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu; đặc biệt, những chữ 7 (chữ cuối của mỗi câu) cũng phải theo luật bằng-trắc (b=bằng, t=trắc).

                          Nếu mở đầu bài thơ bằng T B T (luật trắc) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

                          câu 1: x T x B x T b (vần)
                          câu 2: x B x T x B b (vần)
                          câu 3: x B x T x B t
                          câu 4: x T x B x T b (vần)
                          câu 5: x T x B x T t
                          câu 6: x B x T x B b (vần)
                          câu 7: x B x T x B t
                          câu 8: x T x B x T b (vần)

                          Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B (luật bằng) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

                          câu 1: x B x T x B b (vần)
                          câu 2: x T x B x T b (vần)
                          câu 3: x T x B x T t
                          câu 4: x B x T x B b (vần)
                          câu 5: x B x T x B t
                          câu 6: x T x B x T b (vần)
                          câu 7: x T x B x T t
                          câu 8: x B x T x B b (vần)

                          Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu THỰC và hai câu năm và câu sáu là hai câu LUẬN.... hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, danh từ (noun) đối danh từ, động từ (verb) đối động từ, tính từ (adjective) đối tính từ, quan trọng hơn cả là hai cặp câu này phải Ý đối Ý.

                          Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể HỌA THƠ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những mang VẦN của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên (thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ý thơ của mình.

                          (Sưu tầm)

                          SỰ KHÁC NHAU GIỮA THƠ ĐƯỜNG VÀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT

                          (SƯU TẦM & BIÊN KHẢO)


                          1. Thơ Đường tức là Đường Thi: là những bài thơ của các thi gia Trung hoa làm vào thời đại nhà Đường (618 – 907), số lượng các bài Đường thi được ghi chép và lưu truyền đến nay rất nhiều, lên đến hàng ngàn bài.
                          Đã có một tác phẩm nổi tiếng là Đường Thi Nhất Thiên Thủ chọn lọc 1000 bài Đường Thi được coi là hay nhất của các thi nhân đời Đường. Trong số đó có một số được làm theo thể Thơ Đường Luật, số còn lại làm theo những thể thơ khác mà đa số là thơ Cổ phong (cổ phong hay cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, không theo niêm luật nhất định). Cho nên gọi là Đường Thi hay Thơ Đường thì phải là những bài thơ được sáng tác vào thời đại nhà Đường bên Trung hoa nhưng không nhất thiết làm theo luật thơ của Thơ Đường Luật.

                          2. Thơ Đường Luật: còn gọi thơ cận thể (để phân biệt với cổ phong là thơ cổ thể) là thể thơ được đặt ra từ đời nhà Đường và phải tuân theo các qui tắc bắt buộc, rất khắt khe, gò bó.

                          Về hình thức chữ, câu thì Thơ Đường Luật có:

                          a. Theo số chữ trong câu:
                          - Ngũ ngôn, mỗi câu 5 chữ.
                          - Thất ngôn, mỗi câu 7 chữ.

                          b. Theo số câu trong bài:

                          -Tứ Tuyệt hay Tuyệt Cú: mỗi bài bốn câu.
                          - Bát Cú: mỗi bài tám câu.

                          Như vậy Thơ Đường Luật có 4 thể là: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt và Thất Ngôn Bát Cú.

                          Thơ Đường Luật có những luật lệ bắt buộc rất khắt khe về:

                          - Vận (cách gieo vần).
                          - Đối (đặt hai câu đi sóng đôi với nhau sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, gồm cả đối ý lẫn đối chữ).
                          - Luật (cách sắp đặt tiếng bằng, trắc trong từng câu của một bài thơ).
                          - Niêm (nghĩa là dính) tức là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài Thơ Đường Luật. Hai câu thơ gọi là niêm với nhau khi nào chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc).
                          - Bố cục (cấu trúc bài thơ phải làm theo một trật tự bắt buộc):
                          * Đề: câu 1-2 (nhập bài, mở đầu).
                          * Trạng hay Thực: câu 3-4 (giải thích).
                          * Luận: câu 5-6 (bình luận, bàn bạc).
                          * Kết: câu 7-8 (tóm tắt toàn bài).


                          Đường Luật Chính Thể chỉ có Thất Ngôn Bát Cú 5 vần bằng mà thôi.


                          3. Một sự lạm dụng và ngộ nhận:

                          Thuật ngữ Thơ Đường hay Đường Thi đã bị lạm dụng, hiểu lầm, thiết nghĩ cần nói lại cho rõ.

                          Thơ Đường là loại thơ do các thi nhân đời nhà Đường bên Trung Hoa sáng tác, hoàn toàn không có các tác giả đời khác, ngoài các thi sĩ đời Đường.

                          Các thi sĩ Việt Nam trước đây (thường gọi là các nhà thơ cổ điển) chủ yếu làm theo thể Thơ Đường Luật. Họ sáng tác bằng Hán văn, gọi là thơ Hán văn (thí dụ thơ Hán văn của Nguyễn Du...). Còn nếu họ sáng tác bằng chữ Nôm, gọi là thơ Nôm. Như thơ của Bà Hồ Xuân Hương chẳng hạn, được người đời sau tôn xưng Bà là bà chúa thơ Nôm.
                          Không ai gọi thơ Hán văn của Nguyễn Du là Thơ Đường cả. Cũng không ai gọi Bà Hồ Xuân Hương là bà chúa Thơ Đường cả.
                          Tóm lại, các thi gia từ Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Kỷ, Trần Tế Xương, Tản Đả, Nguyễn Khuyến ... trở về trước, người ta thường không nói là họ làm Thơ Đường, mà chỉ phân biệt Thơ Hán (Hán văn) và Thơ Nôm (chữ Nôm) thôi, với hiểu ngầm là Thơ Đường Luật chữ Hán hoặc Thơ Đường Luật chữ Nôm. Gọi tắt là Thơ Hán Đường Luật và Thơ Nôm Đường Luật.

                          Đến khi phong trào thơ mới xuất hiện, có một trào lưu bài xích Thơ Đường Luật, đứng đầu là Phan Khôi, vì họ cho đó là loại thơ khắt khe, cứng ngắc, bó buộc, chật hẹp, không đủ cho để diễn tả cảm xúc bao la, dào dạt, bay bổng của các nhà thơ mới.
                          Một cuộc bút chiến giữa hai trường phái thơ cổ điển và thơ mới diễn ra gay gắt suốt cả thập niên 1930 của thế kỷ trước. Kết thúc là sự thắng thế (một cách tương đối) của các nhà thơ mới.
                          Nói là thắng thế một cách tương đối, vì trong các nhà thơ mới, nhiều người vẫn sáng tác Thơ Đường Luật, điển hình là Hàn Mặc Tử.
                          Nhưng đó là Thơ Đường Luật của Hàn Mặc Tử. Không ai gọi đó là Thơ Đường cả.
                          Quách Tấn, bạn thân của Hàn Mặc Tử, điển hình của thi sĩ chủ trương thơ cổ điển, ghét thơ mới, suốt đời chỉ làm Thơ Đường Luật, nhưng đó là thơ Quách Tấn, không phải Thơ Đường.

                          Hiện nay nhiều người làm Thơ Đường Luật lại gọi đó là Thơ Đường.
                          Thật là là một sự ngộ nhận đáng tiếc, cần được đính chính lại.
                          Các bài thơ làm theo thể Thất Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt ... gọi chung là thể Thơ Đường Luật không phải Thơ Đường.
                          Hãy vì sự tự trọng và tự hào của một thi nhân chân chính, không nên xưng là tôi sáng tác Thơ Đường. Mà nên nói, tôi làm thơ theo luật thơ của thể Thơ Đường Luật.
                          Có người thanh minh rằng Thơ Đường Việt Nam phải hiểu là Thơ Đường do người Việt Nam sáng tác. Cách nói đó là không đúng mà lại rất hàm hồ. Người Việt không thể làm ra Thơ Đường, mà chỉ làm thơ theo thể thơ Đường Luật mà thôi.

                          Mấy năm nay, có rất nhiều "nhà thơ" làm thơ danh xưng là Thơ Đường hay Đường Thi (nhưng thực chất là Thơ Đường Luật). Cái tên này là mạo nhận, không chính xác, vì chỉ có các ông như Lý Bạch, Đỗ Phủ... mới đủ tư cách xưng là Thơ Đường.

                          Cần hiểu là nếu bỏ đi một chữ (chữ LUẬT trong nhóm chữ Đường Luật) là ý nghĩa của từ ngữ bị thay đổi hẳn.

                          Lại có người phát động phong trào gọi là "Thắp sáng Đường Thi" !!!
                          Thắp sáng Đường Thi là công việc của người Trung Hoa, không mắc mớ gì đến chúng ta. Hơn nữa, Thơ Đường đã sáng cả ngàn năm nay rồi, không ai cần chúng ta thắp sáng. Làm thế chẳng khác nào quá tự phụ, ngộ nhận sao ?

                          (Nguồn : HST )






                          ... hic hic hic ... đọc xong mí cí này hong biết đời nào mới nấu chè Đường được đây nữa

                          Comment


                          • #14
                            Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
                            Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
                            Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
                            Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
                            Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
                            Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
                            Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,
                            Cá đâu đớp động dưới chân bèo

                            trong bài Thu Điếu cũng là 1 dạng của thất ngôn bát cú thế nhưng lại ko rơi vào bố cục cùa dạng 2 câu đầu là mỡ etc, thành ra thơ mà có luật sẽ tạo ra sự gò bó không cần thiết như người việt gọi người hoa là người tàu, có người lên tiếng phản đối tàu củng có thể là tàu ô, một từ miệt thị và đầy tính kỳ thị, nhưng khi đi shoping của người hoa mà gọi là tiệm người hoa và phố tàu thì............. phố tàu nghe vẫn hay hơn

                            thành ra, sống làm sao củng ok, miễn mình thấy vui là ok. tạo chi ra luật định chỉ thêm phiền.........................


                            Ngày xưa cầm kiếm giữa đường
                            Ngày nay thất thế, cúng dường bằng hoa
                            Tương lai nào dám nghĩ xa
                            xem ra cũng chỉ, bóng ma bên đường





                            Comment


                            • #15
                              Vài nét về các thể thơ

                              Người Việt thường ưa đọc thơ và làm thơ, một phần do cấu trúc đặc biệt của tiếng Việt (âm điệu trầm bổng). Nhưng đọc thơ chỉ biết nhận thức ý nghĩa theo cảm quan, ít người biết rõ hình thức cấu tạo của thơ. Chính những người làm thơ, có khi chỉ biết sáng tác nội dung mà không chú trọng đến hình thức (như vần, điệu, luật thơ...). Nhất là thơ Đường luật, có những luật lệ rất chặt chẽ.

                              Thơ Đường luật khởi xuất từ đời Đường bên Tàu (thế kỷ 6). Đời Trần (thế kỷ 13) có ông Hàn Thuyên mô phỏng phép tắc thơ Đường áp dụng vào thơ với âm vận Việt, nên được gọi là thơ Hàn luật. Sở dĩ có sự mô phỏng này vì âm vận Việt cũng tương tự như âm vận Tàu, cũng là loại tiếng đơn âm và có âm bằng trắc.



                              1 - Các thể thơ Đường luật.



                              Loại thơ này có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gọi là thất ngôn bát cú.

                              Để dễ nhận, hãy đọc bài thơ của bà Huyện Thanh Quan: CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

                              1 Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

                              2 Tiếng ốc xa đưa đưa lẫn trống đồn

                              3 Gác mái ngư ông về viễn phố

                              4 Gõ sừng mục tử lại cô thôn

                              5 Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

                              6 Dặm liễu sương sa khách bước dồn

                              7 Kẻ chốn chương đài người lữ thứ

                              8 Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn

                              Trước hết, phải biết các tiếng bằng trắc.

                              Bằng: các tiếng không dấu và có dấu huyền

                              Trắc: các tiếng có dấu sắc, nặng, hỏi, ngã

                              Bài thơ trên có 5 vần bằng (tiếng cùng âm) ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8: hôn, đồn, thôn, dồn, ôn.

                              Những câu 3-4 và 5-6 là những câu đối nhau. Câu 3 gọi là vế đối trên, câu 4 là vế đối dưới. Câu 5-6 cũng vậy.

                              Những tiếng trong các câu đối có âm trắc thì đối với âm bằng và ngược lại. Những từ thì đối nhau theo từ loại: danh từ đối với danh từ, tĩnh từ đối với tĩnh từ, động từ đối với động từ v.v... (ngư ông đối với mục tử, gác mái đối với gõ sừng, viễn (tĩnh từ) phố đối với cô (tĩnh từ) thôn... )

                              Ngoài vần và đối còn có niêm (= dính liền) tức là những chữ thứ 2, 4, 6 trong câu 1-2, 7-8 đối nhau theo âm bằng trắc (chiều-ốc, lảng-đưa, hoàng-trống v.v...)

                              Riêng những chữ thứ 2, 4, 6 trong câu 2-3, 6-7 không đối âm bằng trắc mà vẫn giữ cùng âm bằng hoặc cùng âm trắc (câu 2-3: ốc-mái, câu 6-7: liễu-chốn) v.v...

                              Về nội dung, thơ Đường luật có 4 phần:

                              đề (câu 1-2) = mở đầu

                              thực (câu 3-4) = giải thích đầu bài

                              luận (câu 5-6) = bàn rộng thêm

                              kết = (câu 7-8) = tóm tắt ý nghĩa toàn bài

                              Loại thơ này ngoài thất ngôn bát cú còn có thất ngôn tuyệt cú (7 chữ 4 câu), ngũ ngôn tuyệt cú (5 chữ 4 câu), có đối ở câu 1-2 hoặc 3-4.

                              2 - Thơ cổ phong.

                              Loại thơ này có trước đời Đường, gồm có ngũ ngôn và thất ngôn, nhưng chỉ hạn định số chữ trong câu (5 chữ, 7 chữ) mà không hạn định số câu, không cần có đối và đặt vần tuỳ tiện (toàn bài một vần hay nhiều vần bằng trắc lẫn lộn). Chẳng hạn bài: VỊNH TÂY THI (5 chữ 1 vần)

                              Như người buổi nghèo khổ

                              Khi sang hiếm kẻ bì

                              Gọi người giúp son phấn

                              Chẳng tự mặc xiêm y

                              Vua yêu thêm kiều diễm

                              Vua chiều nào thị phi

                              Bạn bè xưa giặt lụa

                              Chẳng ai cùng xe đi

                              Van xin cô hàng xóm

                              Nhăn mày bắt chước chi

                              (Dịch thơ Vương Duy)



                              hay bài:



                              SÔNG XUÂN ĐÊM TRĂNG HOA (7 chữ nhiều vần)



                              Sông xuân chiều biển nước dâng cao

                              Trăng sáng cùng lên sóng biển trào

                              Theo sóng tuyệt vời muôn vạn dặm

                              Sông xuân đâu chẳng sáng trăng nào

                              Sông trôi lượn khúc quanh đồng ngát

                              Trăng giọi rừng hoa ngời ánh bạc

                              Bầu không sương móc thấy nào bay

                              Cát trắng trên sông mờ vút mắt

                              Trời sông một sắc chẳng bụi mờ

                              Vằng vặc nền không vầng nguyệt trơ

                              Bên sông ai người trông trăng trước

                              Năm nào trăng bến chiếu người xưa..

                              (Dịch thơ Trương nhược Hư)



                              CÁC THỂ THƠ VIỆT NAM



                              THƠ CỔ



                              1 - Thể lục bát. Thể thơ này gồm nhiều câu 6-8 chữ.

                              Ví dụ: Thơ Kiều

                              Câu 1 Trăm năm trong cõi người ta (6)

                              Câu 2 Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (8)

                              Câu 3 Trải qua một cuộc bể dâu (6)

                              Câu 4 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng... (8)

                              Cách gieo vần như sau (chỉ dùng vần bằng):

                              Chữ cuối câu 1 vần với chữ thứ 6 của câu 2 (ta-là), chữ cuối câu 2 vần với chữ cuối câu 3 (nhau-dâu), chữ cuối câu 3 vần với chữ thứ 6 câu 4 (dâu-đau). Và cứ vần thơ như vậy ở những câu tiếp theo.

                              2 - Thể song thất lục bát - Gồm nhiều câu 7-6-8 chữ.

                              Ví dụ: Thơ Chinh phụ ngâm

                              Câu 1 Thuở trời đất nổi cơn gió bụi (7 chữ) | song thất

                              2 Khách má hồng nhiều nỗi truân chiên (7) |

                              3 Xanh kia thăm thẳm từng trên (6) (lục)

                              4 Vì ai gây dựng cho nên nỗi này (8) (bát)

                              Cách lập vần.

                              Chữ cuối câu 1 vần với chữ thứ 5 câu 2 (bụi-nỗi), chữ cuối câu 2 vần với chữ cuối câu 3 (chiên-trên), chữ cuối câu 3 vần với chữ thứ 6 câu 4 (trên-nên). Và cứ tiếp tục các câu sau như vậy.

                              Thể thơ này có một cặp vần trắc (câu 1-2) và cặp vần bằng (câu 3-4).

                              Thơ lục bát và song thất lục bát là loại thơ không hạn định số câu nên có thể dùng để sáng tác các loại truyện ngâm (tức là truyện viết bằng văn vần).

                              3 - Thể ca trù.

                              Ca trù (hay hát nói, hát ả đào, đào nương ca) là biến thể của hai thể thơ lục bát và song thất.

                              Thể thơ ca trù gồm có 11 câu và số chữ ở mỗi câu không nhất định.

                              Ví dụ: Bài HỒNG TUYẾT (Dương Khuê)

                              1 Hồng Hồng Tuyết Tuyết

                              2 Mới ngày nào còn chửa biết cái chi chi

                              3 Mười lăm năm thấm thoát có xa gì

                              4 Ngoảnh mặt lại đã đến kỳ tơ liễu

                              5 Ngã lãng du thời quân thượng thiếu

                              6 Quân kim hứa giá ngã thành ông[*]

                              7 Cười cười nói nói thẹn thùng

                              8 Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại

                              9 Riêng một thú Thanh sơn đi lại

                              10 Khéo ngây ngây dại dại với tình

                              11 Đàn ai một tiếng dương tranh

                              Thơ ca trù vốn là những bài thơ do người đi chơi đưa cho ả đào hát với nhịp xênh, phách và trống phụ họa. Thể ca trù đặc biệt thường có hai câu chữ Hán xen vào giữa bài (câu 5-6).



                              THƠ HIỆN ĐẠI



                              1 - Thơ mới - Là loại thơ ra đời ở khoảng đầu thập niên 1930.

                              Vì thơ cũ có những trói buộc với những luật lệ chặt chẽ trong việc sáng tác, nên một số nhà thơ đưa ra một lối thơ mới, dựa theo các thể thơ Pháp.

                              Ví dụ 1: bài Hoa đêm (Xuân Diệu)

                              Câu 1 Chen lá lục những búp nhài nở nửa

                              2 Hớp bóng trăng đầy miệng nhỏ xinh xinh vần ôm bằng (câu 2-3)

                              3 Vì gió im và đêm cứ làm thinh

                              4 Đoàn giây phút cũng lần khân nghỉ đã vần ôm trắc (câu 4-5)

                              5 Trăng ở đó đất vườn thêu bóng lá

                              6 Trời bên kia vàng mạ sáng như băng...

                              Ví dụ 2: bài Mưa (Anh Thơ)

                              Câu 1 Tre lả lướt nghiêng đầu cho mưa gội Vần trắc với trắc

                              2 Cau thẳng mình dong lá đón mưa rơi chéo (câu 1-3)

                              3 Đồng chìm xuống bông lúa vàng rã rợi bằng với bằng

                              4 Ao dềnh lên bè rau muống non tươi (câu 2-4)

                              Ví dụ 3: bài Áo trắng (Huy Cận)

                              Đoạn I

                              Câu 1 Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong

                              2 Hôm xưa em đến mắt như lòng Vần bằng

                              3 Nở bừng ánh sáng em đi đến

                              4 Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng

                              Đoạn II

                              Câu 1 Em đẹp bàn tay ngón thon

                              2 Em duyên đôi má nắng hoe tròn Vần bằng

                              3 Em lùa gió biếc vào trong tóc

                              4 Thổi lại phòng anh cả núi non...



                              Thể thơ ở ví dụ 1-2 có những câu hạn định 8 chữ, nhưng không hạn số câu, là hai thể thơ phỏng theo thơ Pháp với hai loại vần: vần ôm (rimes embrassées) và vần chéo, hoặc vần cách (rimes croisées), như đã ghi ở trên.

                              Thể thơ ở ví dụ 3 phỏng theo thơ thất ngôn cổ phong, nhưng được ngắt ra từng đoạn bốn câu một, có vần như thơ thất ngôn tuyệt cú (vần bằng hoặc vần trắc).



                              2 - Thơ tự do.

                              Thơ tự do ra đời sau thơ mới. các bài thơ sau đây có thể xem là những bài thơ có hình thức tự do được sáng tác khá sớm.

                              Ví dụ 1: Tống biệt (Tản Đà)

                              Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai

                              Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi

                              Nửa năm tiên cảnh

                              Một bước trần ai

                              Ước cũ duyên thừa có thế thôi...

                              2: Tiếng trúc tuyệt vời (Thế Lữ)

                              Tiếng địch thổi đâu đây

                              Cớ sao mà réo rắt

                              Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt

                              Mây bay... gió quyến mây bay

                              Tiếng vi vút như van như dìu dặt

                              Như hắt hiu cùng hơi gió heo may...

                              3: Màu thời gian (Đoàn Phú Tứ)

                              Sớm nay tiếng chim thanh

                              Trong gió xanh

                              Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình

                              Ngàn xưa không lạnh nữa Tần phi

                              Ta lặng dâng nàng

                              Trời mây phảng phất nhuốm thời gian

                              Từ năm 1945 thơ tự do có lẽ mới xuất hiện thật sự với bài "Gặp mùa thu" của Nguyễn Đình Thi:

                              Sáng mát trong như sáng năm xưa

                              Có gió thổi mùa thu hương cốm mới

                              Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em

                              Gió thổi mùa thu vào Hà Nội

                              Phố dài xao xác heo may

                              Bụi phơi ngõ vắng

                              Thềm cũ lá rơi đầy...

                              Rồi đến một số thơ của vùng kháng chiến (chống Pháp)

                              Lũ chúng tôi

                              Bọn người tứ xứ

                              Gặp nhau hồi chưa biết chữ

                              Quen nhau từ thuở "một hai"

                              Súng bắn chưa quen

                              Quân sự mươi bài

                              Lòng vẫn cười vui kháng chiến...

                              NHỚ (Hồng Nguyên)



                              Nàng có ba người anh

                              Đi bộ đội lâu rồi

                              Nàng có đôi người em

                              Có em chưa biết nói

                              Khi tóc nàng còn xanh

                              Tôi người chiến binh

                              Xa gia đình đi chiến đấu

                              Tôi yêu nàng như em gái tôi yêu...

                              MÀU TÍM HOA SIM (Hữu Loan)

                              Hay thơ ở miền Nam Việt Nam, thời kỳ phân chia hai miền Nam Bắc:

                              Em Pleiku má đỏ môi hồng

                              Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông

                              Nên tóc em ướt

                              Và mắt em ướt

                              Nên em buồn

                              Như mây chiều trôi...

                              CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ (Vũ hữu Định)



                              Thơ tự do không hạn số câu và số chữ của mỗi câu, có vần hoặc không vần, nhưng chủ yếu phải có âm điệu, do phối trí ngữ âm theo cách riêng của tác giả để gây cảm xúc trong lòng người đọc.

                              Ngày nay các thể thơ thông dụng còn tồn tại là lục bát, thơ mới, song hành với thơ tự do. Do nhu cầu thưởng thức mới của thời đại, thơ được sáng tác để đọc hơn là để ngâm nga và tư tưởng cần được diễn đạt rộng rãi, phóng khoáng với nhiều hình thức "tự do", nên loại thơ này có chiều phát triển hơn trước, theo đúng nghĩa của nó.



                              Nam Chi





                              --------------------------------------------------------------------------------
                              [*] Hai câu chữ Hán: Khi ta đang thời phóng túng thì nàng còn nhỏ, Nay nàng đến tuổi lấy chồng thì ta đã già rồi.


                              NAM CHI


                              Ngày xưa cầm kiếm giữa đường
                              Ngày nay thất thế, cúng dường bằng hoa
                              Tương lai nào dám nghĩ xa
                              xem ra cũng chỉ, bóng ma bên đường





                              Comment

                              Working...
                              X