Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Đường Thi.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    90. Tương tư (Bài ca đậu đỏ) - Vương Duy

    Hồng đậu sinh nam quốc
    Xuân lai phát kỉ chi
    Nguyện quân đa thái hiệt
    Thử vật tối tương tư .


    Đậu đỏ sinh (ở) Nam quốc
    Xuân về nảy mấy cành
    Nhớ bạn, hái nhiều nhé
    Cành này đẫm tương tư


    Ghi chú :
    Bài thơ còn gọi là « Bài ca về đậu đỏ » ( Hồng đậu khúc) . Đậu đỏ còn gọi là « Tương tư tử » ( kẻ
    tương tư ), trở nên ẩn dụ trong văn học cổ TQ . Tao nhân mặc khách coi tình bạn và tình yêu đều
    sâu nặng như nhau . Trong trường hợp này bài thơ do bạn trai gởi cho nhau . Miền Nam là phía
    nam sông Trường Giang Dương Tử giang) .




    ST
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

    Comment


    • #92
      91. Văn Bạch Lạc Thiên tả giáng Giang Châu tư mã - Nguyên Chẩn

      Tàn đăng vô diễm ảnh xung xung
      Thử tịch văn quân trích Cửu Giang
      Thuỳ tử bệnh trung kinh toạ khởi
      Ám phong xuy vũ nhập hàn song



      Đèn tàn ngọn lửa lập loè
      Đêm nay nghe tin bác phải đày về Giang Châu
      Giữa khi bệnh sắp chết hoảng sợ ngồi dậy
      Gió lén thổi mưa nhập lạnh cửa song


      Dịch thơ:

      Nghe tin Bạch Lạc Thiên bị giáng chức làm Tư Mã ở Giang Châu

      Đèn tàn ngọn lửu lập loè,
      Mảng tin bác phải đày về Cửu Giang.
      Bệnh nguy, gượng dậy bàng hoàng,
      Gío mưa qua cửa, trên giường lạnh ghê



      ST
      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

      Comment


      • #93
        92. Vọng Lư sơn bộc bố - Lí Bạch

        Vọng Lư Sơn bộc bố

        Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
        Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
        Phi lưu trực há tam thiên xích
        Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên


        Xa ngắm thác núi Lư

        Mặt trời chiếu núi Hương Lô sinh làn khói tía
        Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước
        Thác chảy như bay đổ thẳng xuống ba nghìn thước
        Ngỡ là sông Ngân Hà rơi tự chín tầng mây


        ST
        Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

        Comment


        • #94
          93. Vô đề Lý - Thương Ẩn

          Tương kiến thời nan biệt diệc nan
          Đông phong vô lực bách hoa tàn
          Xuân tàm đáo tử ti phương tận
          Lạp cự thành hôi lệ thỉ can
          Hiểu kính đán sầu vân mấn cải
          Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn
          Bồng Lai thử khứ vô đa lộ
          Thanh điểu ân cần thám vị khan


          Lúc gặp nhau khó, chia tay (cũng) khó
          Gió mùa xuân yếu, trăm hoa tàn
          Tằm xuân đến chết , tơ nhả hết
          Cây nến thành tro, lệ mới khô
          Buổi sớm soi gương chỉ sầu tóc đổi màu mây
          Đêm ngâm thơ, cảm thấy ánh trăng lạnh
          Bồng Lai đây tới đó không nhiều đường
          Ân cần nhờ chim xanh tìm đường giúp


          Không đề
          Khó gặp nhau mà cũng khó xa,
          Gió xuân đành để rụng trăm hoa.
          Con tằm đến thác tơ cón vướng,
          Chiếc nến chưa tàn lệ vẫn sa.
          Sáng ngắm gương buốn thay mái tuyết,
          Đêm ngâm thơ thấy lạnh trăng ngà.
          Bồng Lai tới đó không xa mấy,
          Cậy với chim xanh dọ lối mà.
          (Khương Hữu Dụng và Tương Như dịch)
          Lời bàn : Bản dịch thơ khá siêu thoát đạt được tín và nhã hiếm hoi, có lẽ chỉ sau Tì bà hành.
          Tứ thơ của tình yêu hay của tình bạn, tình thơ hay tình đời mênh mông ? Hàm chứa tất cả
          những tình cảm ấy. Thật là một bài thơ tuyệt diệu vậy. Tứ thơ này rất quen với Việt Nam, nhất
          là giới văn nghệ sĩ. Nghệ sĩ thường tin rằng bài thơ dành cho cái nghiệp” con tằm nhả tơ” của
          họ , kẻ yêu nhau cũng có thể cho rằng thơ dành cho họ . . .Thi nhân Trung Hoa đôi khi mượn
          tình cảm trai gái để nói về tình bạn (Vương Duy), nói về tình đất nước ( Khuất Nguyên- Li
          Tao) . Đây cũng là một nét độc đáo của thơ cổ Trung Hoa .



          ST
          Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

          Comment


          • #95
            94. Xich bích hoài cổ - Đỗ Mục

            Xich bích hoài cổ

            Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu
            Tự tương ma tẩy nhận tiền triều
            Đông phong bất dữ Chu Lang tiện
            Đồng Tước xuân thâm toả nhị Kiều


            Nhớ chuyện xưa Xích bích

            Mũi kích gãy nằm trong cát sắt chưa tan
            Tự mình chùi sạch nhận ra dấu triều đại trước
            Gió đông nếu chẳng giúp Chu Lang thuận tiện
            Thì cảnh xuân đài Đồng Tước khoá sâu hai Kiều


            Cát vùi lưỡi kích còn trơ
            Rũa mài nhận thấy dấu xưa rõ ràng
            Gió đông ví phụ Chu lang
            Một nền Đồng Tước khoá xuân hai Kiều
            Tương Như dịch
            Lời bàn :
            Thời Tam Quốc để lại bao suy ngẫm cho đời sau . Bài thơ của Đỗ Mục viết theo cảm hứng
            vịnh sử. Ngòi bút của ông bàn về thời Tam Quốc mà lấy số phận hai cô Kiều xứ Đông Ngô để
            làm chuẩn, làm điểm tựa . Triết lý lịch sử của Đỗ Mục ( gió đông nếu phụ Chu Lang tức Chu
            Du. . .) khiến ta nhớ đến triết lí của nhà văn Nga Lev Tolstoi khi ông viết rằng chiến tranh là do
            Thượng đế gây ra, giúp cho bên nào thắng trận cũng là do ý Chúa ( tiểu thuyết sử thi Chiến
            tranh và hoà bình thế kỉ 19).


            ST
            Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

            Comment


            • #96
              95. Xuân hiểu - Mạnh Hạo Nhiên

              Xuân hiểu

              Xuân miên bất giác hiểu
              Xứ xứ văn đề điểu
              Dạ lai phong vũ thanh
              Hoa lạc tri đa thiểu


              Buổi sớm mùa xuân

              Giấc ngủ xuân không biết trời sáng
              Nơi nơi nghe tiếng chim hót
              Đêm qua nghe tiếng mưa gió
              Hoa rụng biết nhiều hay ít


              Đêm xuân một giấc mơ màng,
              Tỉnh ra chim đã kêu vang quanh nhà
              Gió mưa một trận đêm qua
              Làm cho hoa rụng biết là dường bao.
              Lời bàn :
              Kẻ mẫn cảm về số phận con người hơn ai hết trên đời chắc hẳn là nhà thơ . Một đêm xuân
              giấc ngủ ngon lành tới sáng. Thức dậy, trong cảnh buổi sớm chim kêu vang khắp nơi háo hức
              với cuộc sống rộn rã, nhà thơ không a dua với nó mà nghĩ ngay đến những bông hoa rụng
              trong đêm qua mưa gió. Tự trách mình thờ ơ với những số phận hoa tươi đẹp tan tác trong
              đời . . .


              ST
              Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

              Comment


              • #97
                96. Xuân oán - Kim Xương Tự

                Đả khởi hoàng oanh nhi
                Mạc giao chi thượng đề
                Đề thời kinh thiếp mộng
                Bất đắc đáo Liêu Tây


                Đuổi bay con hoàng oanh
                Không cho hót trên cành
                Hót làm kinh giấc mộng của thiếp
                Chẳng đến được Liêu Tây


                Con oanh vàng đuổi bay đi,
                Véo von để hót làm chi trên cành.
                Em mơ nghe hót giật mình,
                Dở dang chẳng được tới thành Liêu Tây.
                bản dịch khác :
                Đánh đuổi cái oanh vàng đi,
                Đừng cho nó hót tỉ ti trên cành.
                Nó kêu thiếp ngủ giật mình,
                Chẳng yên giấc mộng tới thành Liêu Tây.
                (Tản Đà)
                Ghi chú: Liêu Tây là một cái đồn biên ải .
                Lời bàn : con chim oanh (hoàng oanh, hoàng li, thương canh) đậu trên cành phá giấc ngủ của
                chinh phụ mà còn bị đuổi đánh thì chiến tranh và giai cấp thống trị gây chiến còn bị phản đối
                thế nào nữa đây ! ( Lí Phúc Điền gợi ý)
                Sách Thơ Đường của Trần Trọng Kim ghi tên tác giả bài này là Cáp Gia Vận (盖嘉运)



                ST
                Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                Comment


                • #98
                  97. Xuân tịch lữ hoài - Thôi Đồ

                  Thuỷ lưu hoa tạ lưỡng vô tình
                  Tống tận đông phong quá Sở thành
                  Hồ điệp mộng trung gia vạn lý
                  Đỗ quyên chi thượng nguyệt tam canh
                  Cố viên thư động kinh niên tuyệt
                  Hoa phát xuân thôi lưỡng mấn sinh
                  Tự thị bất qui qui tiện đắc
                  Ngũ Hồ yên cảnh hữu thuỳ tranh !


                  Nước chảy hoa tàn, cả hai vô tình
                  Tiễn gió đông qua hết thành nước Sở
                  Trong mộng hoá bướm ở quê nhà xa vạn dặm
                  Đỗ quyên (đậu suốt) trên cành trăng canh ba
                  Thư vườn nhà vắng, trải năm hết
                  Hoa nở,mùa xuân giục giã cả hoa sinh sôi
                  trên mái tóc
                  Tự nhủ về (hay) không về cũng được
                  Cảnh khói sương Ngũ Hồ nào có ai tranh đâu !


                  Lời bàn:
                  Những câu 4.5.6 trong bản Thiên gia thi - Ngô Văn Phú dịch chưa rõ ý . Lời thơ Thôi Đồ rất
                  cầu kì . Câu 4 : “đỗ quyên trên cành trăng canh ba ” phải hiểu là Chim đậu rất khuya đến tận
                  canh ba hoặc Đến canh ba (nửa đêm) chim vẫn trèo lên cành . Dịch nghĩa cần sát nghĩa,
                  không thể dịch nghĩa “chim cuốc khắc khoải “ như văn bản ông Phú viết . Đến khi dịch thơ thì
                  mới có thể dịch phóng khoáng là “khắc khoải ” .
                  Câu 5 : Chữ “ động ” có nghĩa “ lay động, gợi nhắc”, thực tế chỉ là “không có thư” . Nếu có thư
                  nhà thì không còn lay động tâm trạng nhà thơ nữa .
                  Câu 6 : Mùa xuân giục giã cả hoa vườn nở và cả mái tóc cũng nở hoa, ý nói tóc bạc như hoa .
                  Người khác thường tả mái tóc bạc là tóc ngả màu mây (trắng), hoặc tuyết , Thôi Đồ trân trọng,
                  thi vị “tóc nở hoa” . Người Việt cũng nói mái tóc hoa râm . Không rõ loài hoa râm nó thế nào .
                  Hoa màu sáng mà nở trên tóc đen tức là tuổi đang già .



                  ST
                  Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                  Comment


                  • #99
                    98. Xuân tình - Vương Giá

                    Xuân tình
                    Vũ tiền sơ kiến hoa gian nhị
                    Vũ hậu toàn vô diệp để hoa
                    Phong diệp phân phân quá tường khứ
                    Khước nghi xuân sắc tại lân gia


                    Ngày xuân mưa tạnh
                    Sắp mưa vừa mới thấy nhị trong hoa
                    Mưa tạnh, dưới lá chẳng còn bông nào
                    Ong bướm tới tấp bay qua tường nhà bên kia
                    tưởng như sắc xuân ở bên nhà láng giềng


                    dịch thơ:
                    Chửa mưa, thấy nhị mới ra
                    Mưa rồi, dưới lá còn hoa đâu nào ?
                    Qua tường, ong bướm rủ nhau
                    tưởng rằng xuân sắc ở đâu láng giềng.
                    (Vũ Tích Cống dịch)


                    ST
                    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                    Comment


                    • 99. Xuân tứ - Lí Bạch

                      Yên thảo như bích ti
                      Tần tang đê lục chi
                      Đương quân hoài qui nhật
                      Thị thiếp đoạn trường thi
                      Xuân phong bất tương thức
                      Hà sự nhập la vi ?


                      Cỏ đất Yên như tơ biếc
                      Dâu đất Tần trĩu cành xanh
                      Lúc chàng mong ngày về
                      Là thiếp buồn đứt ruột
                      Gió xuân chẳng quen nhau
                      cớ sao chui vào màn the ?


                      Cỏ đất Yên như tơ biếc,
                      Dâu đất Tần trĩu cành xanh.
                      Đương lúc chàng nhớ nhà
                      Là lúc thiếp đứt ruột
                      Gió xuân chẳng quen nhau
                      cớ sao lọt vào màn the ?


                      Lời bàn : Nước Yên nay thuộc tỉnh Hà Bắc, nước Tần nay thuộc tỉnh Thiểm Tây .
                      Vợ chồng người lính ở cách nhau rất xa .
                      tứ tuyệt phá cách. Lời thơ kín đáo nói về tâm sinh lý của người chinh phụ ở nhà mong
                      chồng, thiếu tình cảm qua câu “ Gió xuân không quen nhau / sao chui vào màn the ? ” .
                      Chinh phụ không trách mắng gió xuân trời đất . “Gió xuân” có lẽ là hình ảnh tượng trưng
                      của chàng trai nào đó tìm đến với nàng trong một tiết mùa xuân rạo rực yêu đương bao
                      phủ cả đất trời .
                      Bài thơ nói chuyện thời Xuân Thu-Chiên Quốc . Nhưng cảm hứng thơ kín đáo e dè phản
                      đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa liên miên xảy ra ở nhà Đường .



                      ST
                      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                      Comment


                      • 100. Xuân vọng - Đỗ Phủ

                        Quốc phá sơn hà tại
                        Thành xuân thảo mộc thâm
                        Cảm thời hoa tiễn lệ
                        Hận biệt điểu kinh tâm
                        Phong hoả liên tam nguyệt
                        Gia thư để vạn kim
                        Bạch đầu tao cánh đoản
                        hồn dục bất thắng trâm


                        Nước mất, núi sông còn
                        Thành ngày xuân cây cỏ dày
                        Cảm thời thế hoa rơi lệ
                        Hận biệt li chim hoảng sợ
                        Khói lửa liền ba tháng
                        Thư nhà giá nghìn lượng vàng
                        Tóc bạc sờ từng đoạn ngắn
                        Muốn cài lược mà tuột ra


                        Ngóng xuân

                        Nước mất núi sông còn đó,
                        Trên thành ngày xuân cây cỏ thắm tươi.
                        Buồn thời cuộc, hoa rơi lệ
                        Sợ xa rời, con chim khắc khoải.
                        Cơn khói lửa triền miên ba tháng,
                        Lá thư nhà giá đáng ngàn vàng.
                        Tóc bạc gãi thấy càng ngắn,
                        Bối rối khó cài tóc.


                        ST
                        Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                        Comment


                        • Phụ lục : Thư gửi Nguyên Chẩn - Bạch Cư Dị

                          … “ Từ khi làm quan ở triều đình, tuổi ngày càng cao, xem xét công việc ngày càng
                          nhiều, mỗi lần nói chuyện với ai tôi đều hỏi nhiều về tình hình thời sự, mỗi lần đọc sách
                          tôi đều truy tìm cái lẽ trị đời, từ đó mới biết rằng, sáng tác văn chương cần phải vì thời
                          thế, làm thơ cần phải vì sự việc (văn chương hợp vi thời nhi trứơc, thi ca hợp vi sự nhi
                          tác). Bấy gìơ nhà vua mới lên ngôi, tướng phủ còn có những con người chính trực, nhiều
                          lần hạ chiếu thư thăm hỏi những nỗi khổ cực của dân chúng. Ngày ấy, tôi được đề bạt
                          làm Hàn lâm học sĩ nhưng thân phạn vẫn là gián quan, hàng tháng lãnh nhận giấy để viết
                          sớ tấu can gián. Ngoài khải tấu ra, còn những gì có thể chữa bệnh cứu người, bổ cứu
                          những thiếu sót của nền chính trị đương thời mà khó nói rõ ra thì tôi liền đưa ra ngâm
                          vịnh, mong dần dà được bề trên nghe thấy. Trước là để mở rộng tai mắt bề trên, giúp bề
                          trên trị vì đất nước; sau là để báo đền ơn vua, làm tròn chức trách gián quan; cuối cùng là
                          để thực hiện chí nguyện bình sinh. Nào ngờ, chí chưa toại ngưyện thì đã phải hối hận, lời
                          can ngăn chưa được bề trên nghe thấu thì lời gièm pha đã nổi lên.
                          Xin được nói tường tận cùng anh. Đại phàm những kẻ nghe bài “Hạ vũ thi” của tôi
                          thì miệng chúng đã nhao lên cho thế là không đúng. Nghe “Thơ khóc Khổng Kham” thì
                          mặt chúng ngây ra, dáng vẻ không vui. Nghe “Tần Trung ngâm” thì bọn cường hào quyền
                          quý nhìn nhau mặt biến sắc. Nghe bài thơ “Lạc du viên” tôi gửi anh thì bọn cầm quyền
                          bính nắm tay giận dữ, nghe bài thơ “Túc Tử Các thôn” thì bọn nắm quân quyền nghiến
                          răng tức tối. Đại thể là thế, không thể kể hết. Người không quen biết thì gọi đó là mua
                          danh, là công kích triều đình, là hủy báng bề trên; nếu có quen, họ cũng cho là cần lấy
                          chuyện của Ngưu Tăng Nhụ làm răn. Cả đến thân thích cốt nhục và vợ con cũng cho tôi
                          là sai. Người không cho tôi sai, nêu lên cũng chỉ được vài ba người. Có Đặng Phường
                          xem thơ tôi thì vui mừng. Chẳng hiểu vì sao mà Phường chết. Có Đường Cù xem thơ tôi
                          thì khóc. Chẳng được bao lâu thì Cù cũng chết. Ngoài ra chỉ còn anh, mà anh cũng bị 10
                          năm khốn đốn đến dường ấy. Than ôi ! Phải chăng phong độ “Lục nghĩa”, “Tứ thuỷ” đã bị
                          ông trời phá hoại đến nỗi không thể chống trọi được nữa? Hay tại mình không biết ý trời
                          cũng không muốn bề trên nghe thấu nỗi khổ của dân tình ở dưới ? Nếu không, tại sao
                          những người có chí về thơ lại gặp những điều quá bất lợi như vậy?”
                          … “Mấy tháng gần đây, tôi đã kiểm lại những bài thơ cũ và mới trong túi sách, phân loại ra
                          và chia thành từng quyển và hạng mục. Từ khi làm Tả thập di đến giờ, phàm những bài nhân lúc gặp gỡ, cảm xúc làm ra, trong đó có hàm ý tán dương phúng thích hay khởi hứng ví von, những
                          bài đặt đề mục căn cứ vào những việc xảy ra từ niên hiệu Vũ Đức đến Nguyên Hoà, đều đề là
                          Tân nhạc phủ, tổng cộng có 150 bài gọi là thơ phúng dụ. Có 100 bài làm khi lui gót công đường
                          ngồi một mình, khi lâm bệnh nghỉ việc rỗi rãi, lấy đạo tri túc để giữ lấy trạng thái hài hoà, lấy việc
                          ngâm vịnh để di dưỡng tính tình thì gọi là thơ nhàn thích. Có 100 bài nhân sự vật có liên quan bên
                          ngoài tác động đến tình lý bên trong rồi tuỳ theo cảm thụ và cảm ngộ mà hóa thành những lời vịnh
                          thán thì gọi là thơ cảm thương. Lại có hơn 400 bài trường cú, tuyệt cú ngũ ngôn, thất ngôn, từ 100
                          vần đến 2 vần, gọi là thơ tạp luật, tất cả có 15 quyển, khoảng 800 bài, lúc gặp nhau sẽ chuyển hết
                          cho anh.
                          Anh Vi Chi ! Người xưa nói: “Lúc cùng chỉ cầu cái tốt cái hay cho riêng mình, khi đạt thì
                          giúp đỡ cho cả thiên hạ” (cùng tắc độc thiện kì thân, đạt tắc kiêm tế thiên hạ). Tôi tuy không phải
                          là người hiền cũng thường noi theo câu nói ấy. Cái mà kẻ đại trượng phu phải giữ là đạo, phải
                          chờ là thời. Thời cơ đến thì làm rồng cưỡi mây, làm đại bàng lướt gió, đột nhiên hăng hái xông ra
                          dốc hết sức tài. Thời cơ không đến thì làm con báo giấu thân trong đám sương mù, làm con chim
                          hồng bay trên bầu trời sâu thẳm, âm thầm lặng lẽ rút mình thoái ẩn. Tiến hay thoái, xuất hay xử,
                          đi về đâu mà ta chẳng được đắc ý ? Cho nên, chí của tôi là ở chỗ kiêm tế, hành của tôi là ở nơi
                          độc thiện. Giữ chí nguyện và hành động đó đến cùng là đạo, dùng lời để nói rõ ra là thơ. Gọi là
                          thơ phúng dụ, vì thể hiện chí kiêm tế; gọi là thơ nhàn thích vì thể hiện nghĩa độc thiện: Cho nên
                          xem thơ tôi thì biết đạo của tôi ở trong đó. Còn thơ tạp luật, hoặc là do sự lôi cuốn của một lúc,
                          của một việc nào đó mà phát ra tiếng cười, một lời ngâm rồi qua quýt viết ra, đó không phải là thứ
                          mà bình sinh tôi ưa chuộng. Song những lúc xum họp, chia tay với bà con bè bạn cần phải lấy nó
                          để giải hận mua vui. Nay lúc sắp xếp tôi chưa thể bỏ đi được. Sau này, có ai vì tôi mà biên tập
                          những bài thơ này thì lược đi cũng đươc.
                          Anh Vi Chi ! Quý điều tai nghe, khinh điều mắt thấy, tôn vinh đời xưa, miệt thị đời nay, đó
                          là lẽ thường tình của con người. Không cần dẫn chứng những điều xa xưa. Như những bài ca
                          hành của Vi Tô Châu mấy năm gần đây, ngoài cái đẹp đẽ tài hoa ra, còn rất gần với lối phúng dụ.
                          Thơ ngũ ngôn của ông lại cao nhã, đạm bạc, đã tự trở thành thể thức của một “nhà”. Những
                          người cầm bút ngày nay có ai theo kịp được ông ta ? Thế nhưng, lúc Vi Tô Châu còn sống, người
                          ta cũng chưa quý trọng ông ta lắm đâu, phải đợi đến khi ông mất rồi thì người ta mới quý ! Nay
                          thơ tôi, loại người ta thích, chẳng qua chỉ là thơ tạp luật và những bài thuộc hạng Trường hận ca
                          trở xuống mà thôi! Cái mà đời trọng là cái mà tôi xem khinh. Còn thơ phúng dụ, ý mạnh mẽ mà lời
                          chất phác; thơ nhàn thích, tứ thanh đạm mà từ xa xôi. Đem cái chất phác hợp với cái xa xôi nên
                          đời chẳng thích.
                          Nay người yêu thích thơ tôi, sống cùng thời với tôi, chỉ còn một mình anh nữa thôi ! Thế
                          nhưng trăm nghìn năm sau biết đâu lại chẳng xuất hiện những người biết yêu thơ tôi như anh nhỉ
                          ? Cho nên, từ tám, chín năm lại đây giao du với anh, khi hanh thông đôi chút thì lấy thơ để
                          khuyên răn nhau, khi hơi cùng khốn thì lấy thơ để động viên nhau, khi mỗi người đơn độc một
                          phương thì lấy thơ để an ủi nhau, khi được ở một nơi thì lấy thơ dể cùng chung vui. Anh hiểu
                          được điều cốt yếu ở tôi đêu là nhờ thơ đó. Như mùa xuân năm nay, lúc đi chơi ở phía nam thành
                          cùng anh đùa vui trên lưng ngựa, nhân đó mỗi người ngâm một bài thơ tiểu luật đẹp đẽ, mới mẻ,
                          không xen lẩn bất cứ bài thơ nào khác; từ dốc Hoàng Tử đến làng Chiêu Quốc, lần lượt thay
                          nhau xướng hoạ, tiếng ngâm nga không dứt suốt hai mươi dặm đường, Phàn, Lí ở cạnh cũng
                          không tài nào nói chen vào được. Người hiểu ta thì cho là tiên thơ, không hiểu thì cho là ma thơ.
                          Vì sao vậy ? làm nhọc tâm linh, tiêu hao khí lực, liên tiếp sáng tối, chẳng tự biết là khổ, chả phải
                          ma thì là gì ? Ngẫu nhiên cùng người nào đó đứng trước cảnh đẹp, hoặc tiệc tàn bên hoa, hoặc
                          rượu say dưới nguyệt, một vịnh một ngâm, chẳng biết tuổi già sắp đến, dù có cưỡi loan giong
                          hạc, ngao du thoả thích ở chốn Bồng Lai cũng chẳng bằng, thế chả phải tiên còn gì ? Anh Vi Chi !
                          Anh Vi Chi ! cũng chính vì thế mà tôi và anh thường quên cả hình hài, thoát khỏi tông tích, khinh
                          miệt phú quý, coi thường cả nhân thế đó !
                          Nhân lúc này, hứng thú của anh đang còn, hãy cùng tôi sưu tầm hết thơ ca của bạn bè quen
                          biết, lấy những thể mà họ sở trường nhất, như Cổ nhạc phủ của Trương Tịch, Tân ca hành của Lí
                          Thân , Luật thi của hai bí thư Lư Củng và Dương Cự Nguyên, tuyệt cú của Đậu Củng, Nguyên
                          Tông Giản. Sưu tầm cho rộng, chọn lọc cho tinh rồi biên soạn thành một tập, gọi là Nguyên Bạch vãng hoàn thi tập. Các bậc quân tử được so sánh, bình luận trong đó, không ai không nhảy cẩng
                          lên vì vui sướng, cho đó là việc làm tốt đẹp. Than ôi ! Lời chưa hết thì anh đã bị giáng chức, mấy
                          tháng sau tôi cũng ra đi luôn, lòng thật buồn chán. Biết đến bao giờ mới hoàn thành được việc ấy
                          ? Đó lại là chuyện đáng than phiền nữa !
                          Tôi thường vẫn nói với anh : phàm người làm thơ văn, luôn tự nghĩ mình là đúng, không
                          muốn bị cắt bỏ nên có lúc cũng rơi vào khuyết tật rườm rà; song, chỗ hay dở ở khoảng giữa hai
                          cực ấy, tự mình lại càng khó phân biệt. Ắt phải chờ đến lúc bạn bè cùng nhau đánh giá một cách
                          công bình, không rộng lượng một cách vô nguyên tắc, bàn bạc xem nên cắt bỏ chỗ nào, sau đó
                          mới định được mức độ đơn giản hoặc phồn tạp một cách thoả đáng. Huống hồ tôi và anh, những
                          người càng hay mắc bệnh rườm rà khi làm văn chương ? Mình còn chẳng bằng lòng thế, nữa là
                          người khác? Nay, mỗi chúng ta hãy soạn lại những bài văn xuôi và văn vần, tạm xếp thành từng
                          quyển, đợi ngày gặp nhau đưa cho nhau phần của mỗi người để hoàn thành chí nguyện của
                          chúng mình trước đây. Song chẳng biết năm nào gặp được nhau, gặp nhau ở nơi nào, nếu chẳng
                          may bỗng nhiên qua đời thì làm sao ?”
                          Lời bàn : Tư Mã Giang Châu đã thể hiện tình bạn chân chính của văn nhân . Hôm nay mỗi
                          người học văn chỉ cần đọc lên là đủ suy ngẫm sửa mình .


                          ST
                          Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                          Comment

                          Working...
                          X