Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Thơ Vũ Hữu Định

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thơ Vũ Hữu Định



    Mấy chục năm qua, cả ở trong và ngoài nước, đã có nhiều người viết về Vũ Hữu Định cùng bài thơ Còn một chút gì để nhớ của ông.

    Về tác giả, Vũ Hữu Định tên thật là Lê Quang Trung, sinh năm 1942 tại Thừa Thiên Huế, từng sống ở nhiều nơi, trong đó có Tây Nguyên, lập gia đình và định cư tại Đà Nẵng. Ông làm thơ từ thập niên 1960, đăng báo rải rác. Trước 1975, Vũ Hữu Định là cán bộ xây dựng nông thôn; sau giải phóng, ông làm công nhân điện lực. Một đêm trăng tháng Giêng năm 1981, tại làng An Hải, bên bờ sông Hàn, Đà Nẵng, Vũ Hữu Định qua đời vì ngã từ trên lầu xuống.

    Trong tập Còn một chút gì để nhớ, theo những người bạn cùng thời thì Vũ Hữu Định ra đi, đã để lại rất nhiều bài thơ chưa kịp in ấn thành tập - kể cả những bài khá nổi tiếng. Vì vậy, bạn bè ông viết tiếp: “Chúng tôi là những bạn bè, những người yêu mến Vũ Hữu Định góp lòng in tập thơ này như một nén hương tưởng niệm đến một con người tài hoa, lang bạt và có đời sống rất thơ”. Về nội dung thơ Vũ Hữu Định, trong cuốn sách Thơ Vũ Hữu Định toàn tập, người giới thiệu cho biết: “Thơ Vũ Hữu Định quay quanh các chủ đề: quê nhà, tình bạn, tình yêu trong khát vọng một không gian rộng rãi”.

    Về bài thơ, tên của tác phẩm này trong các cuốn sách được dẫn ở trên, đúng như chúng tôi đã viết - Còn một chút gì để nhớ. Chứ không phải như trong một số trường hợp, có người đã thể hiện khác với tiêu đề vốn có của nó, ví dụ: Một chút gì để nhớ hoặc Còn chút gì để nhớ…

    Tương tự như trên, một vài câu, từ trong bài cũng có sự thể hiện không giống với những tài liệu mà chúng tôi hiện có. Có thể nêu một ví dụ (không viết hoa từ nào):

    nên mắt em ướt và tóc em ướt

    da em mềm như mây chiều trong

    Từ “da” trong dòng thơ thứ hai là đúng, thay vì sai như đôi khi được viết thành “nên” (nên em mềm như mây chiều trong).

    Dòng cuối của bài thơ này sinh thời được tác giả viết là còn một chút gì để nhớ để quên, như các tài liệu hiện có. Nhưng đôi khi đã được “chuyển” thành còn một chút gì để nhớ để thương.

    Hai tập sách chúng tôi đang có trong tay cũng thể hiện sự không thống nhất vài từ ngữ (bên đồi và trên đồn) khi in lại bài thơ nổi tiếng nhất của Vũ Hữu Định viết về Pleiku.

    Bản in 1996 tại Việt Nam:

    mai xa lắc bên đồi biên giới

    còn một chút gì để nhớ để quên.


    Bản in 2006 ở nước ngoài:

    mai xa lắc trên đồn biên giới

    còn một chút gì để nhớ để quên

    Cuối cùng, cần nói thêm là văn bản Còn một chút gì để nhớ được trình bày trong các cuốn sách mà chúng tôi hiện có, có một vài điểm “lạ” về chính tả, cụ thể là sự viết hoa và dấu câu (không chỉ trong một bài này). Nếu không kể tiêu đề bài thơ (có bản in chữ in hoặc in hoa có bản in chữ thường) và từ “Pleiku” được viết hoa (ở dòng thơ em Pleiku má đỏ môi hồng), không có từ nào trong bài nào được viết hoa. Một điểm “lạ” nữa là bài thơ này không sử dụng bất kì dấu câu nào (không chấm, phẩy), kể cả cuối câu kết bài (đối với bản in 2006) và có duy nhất một dấu chấm câu ở vị cuối bài (đối với bản in 1996).

    Pleiku là đô thị trẻ trên cao nguyên, mặc dù vậy, đây cũng là một trong những miền đất có sức hấp dẫn đối với nhiều người làm nghệ thuật. Bài Còn một chút gì để nhớ của Vũ Hữu Định (và bản phổ nhạc của Phạm Duy) có thể được xem là một trong những dấu ấn đáng kể về thơ ca của thành phố này trong vòng mấy chục năm qua. Cũng vì sự yêu mến nó, mà người ta đã vô tình hoặc cố ý tạo ra thêm một số “dị bản”. Đó vừa là một sự thú vị lại cũng vừa là “một chút”… rắc rối cho những “anh khách lạ” yêu thơ đã và đang sống tại thành phố Pleiku ngày nay.


    Nguyễn Quang Tuệ



    Còn một chút gì để nhớ


    phố núi cao phố núi đầy sương

    phố núi cây xanh trời thấp thật buồn

    anh khách lạ đi lên đi xuống

    may mà có em đời còn dễ thương


    phố núi cao phố núi trời gần

    phố xá không xa nên phố tình thân

    đi dăm phút đã về chốn cũ

    một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng



    em Pleiku má đỏ môi hồng

    ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông

    nên mắt em ướt và tóc em ướt

    da em mềm như mây chiều trong


    xin cám ơn thành phố có em

    xin cám ơn một mái tóc mềm

    mai xa lắc bên đồi biên giới

    còn một chút gì để nhớ để quên.


    Vũ Hữu Định.



    Còn một chút gì để nhớ

    Thơ Vũ Hữu Định - Nhạc Phạm Duy - Trình bày : Ý Lan





  • #2
    Thơ Vũ Hữu Định




    ĐỜI VẪN CÓ EM

    Về một nơi nào ta vẫn có em
    đường xa không đốt được ưu phiền
    những con đường núi sâu hun hút
    những phố đìu hiu không nhớ tên

    ta ở đây sống giữa rừng sương
    có bạn là chim không chút chán chường
    có hoa không bán giăng đầy núi
    có lũ vượn về chung thủy trên nương

    ta vẫn có em, đời vẫn có thơ
    ta đi quét lá đốt tương lai
    thở hơi sương khói tình xanh ngát
    không biết ngày mai - Ôi một mai

    sao chẳng yêu như vượn yêu rừng
    như hoa núi thở thả lừng hương
    như chim vẫn hót trên cành mát
    mà lại sầu phải khóc tương lai

    ta chẳng về đâu đời chẳng có em
    có em khi núi thở sương đêm
    có em là mộng ru trăng ngủ
    bên suối hồn sao hát nhạc rừng.



    THƯỢNG NGUỒN

    (Tặng Nguyễn Đình Dzu, một chiều nhớ Đại Ninh quay quắt)

    thượng nguồn sương ngập bờ khe
    màu lan của đất bốn bề gọi nhau
    lá xanh như thuở ban đầu
    lá vàng như thuở cùng nhau hẹn hò
    anh nghe lá mục dặn dò
    bước về nhè nhẹ mà mơ kẻo mà
    một mai cách trở đường xa
    nhớ non tưởng núi mặn mà phai đi
    cỏ bên này suối xanh rì
    cỏ bên kia suối vàng ghi chút màu
    thuyền về đi chẳng được mau
    nghe theo lũ quạ gọi màu chiều không
    ngoảnh trời lá hé màu trông
    bóng dương vượn hú rã lòng trong sương
    đây khe nước mộng thượng nguồn
    những hàng chuối níu màu sương trên ngàn
    những lời cỏ gió mang mang
    âm thanh của đá dội tràn tuổi thơ
    vàng rẫy bắp nối xanh lơ
    của khoai sắn rộng suốt bờ triền non
    nghe con cá quẫy trong nguồn
    nước xô đọng bóng linh hồn chiều đi

    (phoxua.net)

    Comment


    • #3
      Thơ Vũ Hữu Định




      TƯỞNG TƯỢNG

      ngồi tưởng tượng mùa chim bay trốn gió
      anh nhớ anh buồn lúc thấy em đi
      anh nghe lũ chim gọi đàn bay mất
      gió bay theo đem lạc dấu xuân thì

      ngồi tưởng tượng lúc đàn chim sợ hãi
      ngó chớp bên đông báo gió mùa hung
      anh giục giã lòng anh lẩn quẩn
      thấm cơn mưa,nghe được giọt não nùng

      em để lại chút hương nào phảng phất
      anh tìm quanh đây một chút nghìn năm
      nghe nồng mặn như môi vừa gặp lại
      là mùi hương em gửi đến tự nghìn trùng

      nẻo em bước, đường em đi,chốn tới
      một chốn nào xa anh cũng thấy gần
      đời để lại cho anh ngoài ô cửa
      một hình mây,bóng núi,tin sông

      ngồi tưởng tượng rằng em đang vẫy gọi
      trên đồi tranh gió ngược bước anh về
      em khóc rũ tóc lẩn màu sắp tối
      đường anh đi gió dạt bước lầm mê

      anh ở lại ngó trời qua ô cửa
      chợt biết tin mây, ý gió,lòng mùa
      anh ở lại sống những ngay thui thủi
      ngày hôm nay nghe như một ngày xưa




      MỘT NGÀY CỦA GÃ THẤT TÌNH

      khi ngó lại bốn bên là núi lở
      trùng dương xanh sóng dữ đã lên bờ
      em thì suốt mấy mùa nay chẳng gặp
      xuân riêng đời hao hụt hồn thơ

      khi ngó lại sông bên bồi bên lở
      thời gian nay mới biết dở dang
      em thì có bao giờ em hiểu được
      đông lao đao mùa lá nọ bay vàng

      khi ngó lại anh đã già rất lạ
      tóc chưa hết xanh lưng mỏi mắt khờ
      thời con buớm là hồn anh bay lượn
      em có bao giờ hiểu lúc anh mơ

      khi ngó lại ngọn đèo buổi sớm
      em có đi qua con đường núi thật buồn
      ta cảm ơn em đã đành bội bạc
      mà hồn ta nay tắm được trong sương

      khi ngó lại suối nọ còn tuôn chảy
      nước nở hoa khi gặp đá dạm lời
      anh đứng sững bên bờ đau hồn cỏ
      con bướm giang hồ lả cánh bay rơi

      rằng đá sỏi cũng đau như là nước
      anh biết mây cũng một chút muộn phiền
      đất có lúc cũng vô tình đau đớn
      và anh đây ngày nọ thấm cơn điên

      rằng có lẽ con chim rừng bữa nọ
      hát với anh là chia xẻ ngọn nguồn
      chim đã bay anh còn đứng lại
      một đời anh đứng lại mà thương

      đêm hun hút, đêm sâu,ngày chẳng cạn
      đêm trăng lu sóng vỗ mạn đò
      anh như một chiếc thuyền neo lại bến
      sóng với thuyền thầm thĩ chuyện buồn xo

      sáng khi đứng trên đèo cao cũng nhớ
      chiều anh đi theo con suối ngoằn ngoèo
      em còn bóng mà tăm thì đã mất
      em ở nơi nào,anh vẫn đi theo.

      Comment

      Working...
      X