Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

T h ơ - N g u y ễ n K h u y ế n

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • T h ơ - N g u y ễ n K h u y ế n


    T h ơ - N g u y ễ n K h u y ế n

    Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, sinh năm 1835 tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông được mệnh danh là một trong các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam, chứng kiến sự suy tàn của thể chế phong kiến tại Việt Nam.


    Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa (chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn). Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.


    Trong các tác phẩm thơ ca nổi tiếng của mình, Nguyễn Khuyến nổi tiếng với sự biến hóa khôn lường trong cách hành văn. Có thể nói, ông là một trong các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam có sự linh hoạt giữa các ngôn ngữ khác nhau, giúp cho việc sáng tác của ông cũng linh hoạt, biến hóa như thế. Điển hình là sự chuyển giao luân chuyển giữa chữ Hán và chữ Nôm, hoặc từ chữ Nôm sang chữ Hán, đều được ông thể hiện rất linh hoạt.


    Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Bạn đến chơi nhà, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.



    Anh Giả Điếc


    Trong thiên hạ có anh giả điếc,
    Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
    Chẳng ai ngờ sáng tai họ, điếc tai cày,
    Lối điếc ấy sau này em muốn học.
    Toạ trung đàm tiếu, nhan như mộc,
    Dạ lý phan viên, nhĩ tự hầu.
    Khi vườn sau, khi ao trước, khi điếu thuốc, khi miếng trầu, khi chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu,
    Sáng một chốc, lâu lâu rồi lại điếc.
    Điếc như thế ai không muốn điếc?
    Điếc như anh dễ bắt chước ru mà!
    Hỏi anh, anh cứ ậm à!


    Bài này Nguyễn Khuyến chế một ông bạn thân giả cách điếc, thấy gì có lợi cho mình thì nhanh nhẹn hưởng ứng ngay, nhưng còn điều bận đến mình thì ậm à như không nghe thấy



    Ăn Mày

    Gõ cửa làm chi quấy cả ngày,
    Hỏi ra mới biết lão ăn mày.
    Ăn mày chớ có ăn tao nhé,
    Gạo kém, đồng khô thế mới rầy.Ăn Mày


    Bài Hát Ru Em


    Hạ hơi hơi, hạ hời hời,
    Nam nhi đứng ở trên đời,
    Thông minh tai mắt là người trần gian.
    Tang tình tang, tịnh tình tang,
    Em thơ chị ẵm, em ngoan chị bồng.
    Màn Đồng Tử, gối Ôn Công,
    Lớn lên em phải ra công học hành.
    Xinh ghê xinh gớm là xinh,
    Tình tính tinh,
    Sớm khuya cửa Khổng, sân Trình,
    Dốc lòng nấu sử sôi kinh chớ rời.
    Hạ hơi hơi, hạ hời hời,
    Học là học đạo làm người,
    Làm người phải giữ lẽ trời dám sai.
    Làm trai cho đáng nên trai,
    Ngày một, ngày hai,
    Chớ đừng nay lại ngày mai,
    Chớ đừng đi nghịch cho phai lòng vàng
    Ngoan ngoan, ngoan thực là ngoan,
    Bé cần học, lớn làm quan,
    Khắp triều chu tử, đều làng thi thư.
    Ư ư giữ khư khư,
    Chiêu ư tư, tịch ư tư,
    Văn chương thầy nước, thi thư báu nhà.
    Ạ a a,
    Ghê thậm là ghê,
    Có công cách tri tu tề,
    Khốn quẫn cũng biết, ngu si cũng hiền.
    Khuyên khuyên khuyên thực là khuyên,
    Lẻn lèn len,
    Hễ mà có chí thì nên
    Cầu kiều đã bắc dịp lên đấy rồi.
    Đi chơi, chớ có đi chơi,
    Chị khuyên em, em phải nghe lời,
    Chim hằng bay,
    Nga hằng lội,
    Đáp cao núi Thái, tát vơi sông Thù,
    Ru hời ru hỡi tình ru,
    Cu cu hề cu cu,
    Chèo thuyền đến bến thầy Chu,
    Bút nghiên làm dấu võng dù cân đai.
    Rõ bảng rõ bài,
    Tranh khôi đoại giáp dễ nhường ai,
    Chị Hằng Nga vốn yêu người niên thiếu,
    Chuyên chuyên, em học cho chuyên,
    Hi thánh hi hiền,
    Kìa người tiến sĩ, trạng nguyên,
    Cũng là học vấn cần chuyên những ngày.
    Hay hay thế mới là hay,
    Này đây này,
    Cửa trời mở rộng đường mây,
    Có công mài sắt có ngày nên kim.
    Chị yêu em!
    Nhẻm nhèm nhem,
    Nắm nem không thèm,
    Một nhà đầm ấm ơn trên,
    Mở giòng phiệt duyệt, rộng nền tổ tông,
    Sênh sang áo phượng sân rồng,
    Bõ công cha mẹ vẫy vùng áo xiêm,
    Em ơi em hỡi em hời!
    Muốn nên tai mắt ở đời,
    Thì em phải nhớ lấy lời chị ru.
    Ru hời ru hỡi tình ru!


    Bài ca này được đăng trên Nam Phong tạp chí số 24 (năm 1919) kèm lời chú “Vũ Ngọc Liễn sao lục”. Tuy nhiên, sách Việt Nam văn học sử trích yếu (năm 1949) cho rằng đây là một bài dân ca.



  • #2

    Bạn đến chơi nhà

    Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
    Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
    Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
    Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
    Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
    Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
    Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
    Bác đến chơi đây ta với ta.




    Bóng đè cô đầu


    Mưỡu:
    Bóng người ta nghĩ bóng ta,
    Bóng ta, sao lại hoá ra bóng người?
    Tỉnh tinh rồi mới nực cười.
    Giấc hồ ai khéo vẽ vời cho nên?

    Nói:
    Cô đào Sen là người Thi Liệu,
    Cớ làm sao õng ẹo với làng nho?
    Bóng đâu mà bóng đè cô?
    Bỗng thấy sự nhỏ to thêm thắc mắc.
    Cố hữu diệc vi thân ngoại vật,
    Toán lai đô thị mộng trung nhân.
    Sực tỉnh ra nào biết chuyện xa gần,
    Còn văng vẳng tiếng đàn lần tiếng trống.
    Quân bất kiến: Thiên Thai động khẩu cần tương tống,
    Dẫu bóng ta, ta bóng có làm sao.
    Thực người hay giấc chiêm bao?




    Bồ tiên thi

    Chú huyện Thanh Liêm khéo giở trò,
    “Bồ tiên thi” lại lấy vần bồ.
    Nghênh ngang võng lọng nhờ ông sứ,
    Ngọng nghẹo văn chương giở giọng ngô.
    Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp,
    Tiên là ý chú muốn vòi xu!
    Từ vàng sao chẳng luôn từ bạc,
    Không khéo mà roi nó phết cho.




    Bỡn cô tiểu ngủ ngày

    Ôm tiu, gối mõ ngáy khò khò,
    Gió lọt phòng thiền mát mẻ cô.
    Then cửa từ bi cài lỏng cánh,
    Nén hương tế độ đốt đầy lò.
    Cá khe lắng kệ đầu hi hóp,
    Chim núi nghe kinh cổ gật gù.
    Nhắn bảo chúng sinh như muốn độ,
    Sẽ quỳ, sẽ niệm, sẽ nam mô.


    Comment

    Working...
    X