Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những vấn đề sức khỏe thai phụ cần chú ý

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những vấn đề sức khỏe thai phụ cần chú ý

    Có nhiều lý do để bạn phải chuẩn bị thật kỹ càng về mặt tâm lý, sức khỏe trước khi mang thai nếu bạn không phải rơi vào trường hợp “dính bầu” ngoài dự kiến. Nhưng cho dù nằm trong dự định hay không thì bạn cũng cần phải có đủ kiến thức để bảo vệ bản thân và thai nhi trong suốt thai kỳ. Có những vấn đề về sức khỏe bà bầu thường gặp mà bạn nên chú ý. Cẩm Nang Tin Tức 24h hôm nay sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin sức khỏe cần thiết để khi có những biểu hiện bất thường bạn có thể đi thăm khám kịp thời.


    Huyết trắng ra nhiều (Đản bạch)
    Việc bị ra nhiều huyết trắng không ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ bầu tuy nhiên nó lại gây ra cảm giác ngứa, khó chịu. Khi cảm thấy mình có thể đã bị huyết trắng bạn có thể đến bác sĩ để làm xét nghiệm nước tiểu cho kết quả chính xác, vệ sinh âm hộ bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ mà bác sĩ tư vấn. Hãy chú ý là chỉ vệ sinh bên ngoài không nên vệ sinh quá sâu nhé!
    Phù nề
    Thai phụ từ tuần thứ 20 trở đi sẽ thường bị phù nề. Nguyên nhân là do tĩnh mạch bị nghẽn nên chân sẽ bị sưng phù lên. Các mẹ bầu nên chú ý vấn đề này, và khi có hiện tượng trên bạn nên nhanh chóng đi đến bác sĩ khám để có sự can thiệp đúng lúc khi cần, bởi phù nề có thể là dấu hiệu của chứng “tiền sản giật”, và nó rất nguy hiểm, có thể gây hại đến tính mạng của thai phụ và cả thai nhi.
    Có một số phương pháp để giúp giảm phù nề đó là tìm cách cho nước thải ra khỏi cơ thể. Thường thì người mẹ mang thai sẽ được chỉ định cho uống Betasiphon có tác dụng kích thích quá trình thải nước ra ngoài. Ngoài ra, phương pháp dân gian uống nước râu bắp để kích thích tiểu nhiều cũng được áp dụng. Các bà bầu chú ý nên gác chân lên gối cao khi ngủ đêm để giúp giảm chứng phù nề.
    Rối loạn tiêu hóa
    Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, thai phụ thường bị ăn không tiêu, táo bón hay tiêu chảy thất thường. Do đó, bạn nên chú ý ăn uống vệ sinh đồng thời nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm tốt cho bà bầu.
    Có những thay đổi thất thường
    Có một số hiện tượng thất thường mà hàng ngày khi vệ sinh bạn cần chú ý để có sự thăm khám kịp thời như âm đạo bị ra máu, ra nước (nguyên nhân có thể là bị vỡ ối), có nhiều khí hư gây ngứa rát, mùi chua, hoặc là bị nhiễm nấm, đau bụng…
    Cảm cúm
    Bạn có thể tiêm ngừa Vaccine phòng cảm cúm trước khi có ý định để thai, còn nếu không thì khi mang thai bạn nên cẩn thận tránh tiếp xúc với những ai bị cảm cúm xung quanh mình. Đặc biệt, nếu lỡ bạn bị cảm thì cũng không nên tự ý thay bác sĩ kê đơn thuốc nhé. Bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên trị để có những hướng dẫn cụ thể. Việc tự ý dùng thuốc bất kỳ trong khi mang thai sẽ có thể gây nguy hại cho thai nhi.
    Rối loạn tiết niệu
    Càng về sau trong những tháng cận sinh em bé thì các mẹ bầu thường đi tiểu nhiều hơn bởi lúc đó tử cung đã lớn thêm hơn gây chèn ép bàng quang. Ngoài ra, chất nội tiết thai nghén cũng làm cho nước tiểu được bài tiết nhiều hơn bình thường. Đặc biệt là những ngày gần tới lúc em bé chào đời, thai nhi nhất là phần đầu sẽ lọt vào phần tiểu khung của mẹ chèn ép bàng quang nhiều hơn, từ đó làm cho người mẹ có cảm giác muốn đi tiểu suốt.
    Bệnh trĩ
    Bệnh trĩ có thể xuất hiện là do khi em bé trong bụng mẹ càng ngày càng lớn sẽ đè lên xương chậu gây cản trở sự lưu thông máu, do vậy, máu sẽ chuyển sang huyết quản giãn nở để tiếp tục cung cấp cho cơ thể. Để tránh bị tình trạng này, bạn nên cung cấp thêm thực phẩm có nhiều chất xơ đồng thời không nên mang, vác vật nặng.
    Giãn tĩnh mạch

    Nguyên nhân của hiện tượng giãn tĩnh mạch cũng như bệnh trĩ. Để tránh bị giãn tĩnh mạch mẹ bầu nên tránh đứng một chỗ lâu, nên năng tập luyện. Chú ý nâng cao chân, khi ngồi không vắt chéo và đi vớ.
    Có những thay đổi bất thường sẽ xuất hiện từ từ và khó nhận biết nên khi mang thai bạn cần cẩn trọng hơn trong việc chú ý sự thay đổi hàng ngày trong cơ thể của mình để có sự can thiệp kịp thời. Cẩm Nang lưu ý bạn lần nữa rằng, hãy để bác sĩ chăm sóc cho bạn, chữa trị cho bạn và lắng nghe sự hướng dẫn của họ, không nên tự làm bác sĩ cho mình.
    Last edited by evolution; 04-02-2015, 09:17 AM. Lý Do: Đăng link quảng cáo
Working...
X