Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Vitamin E là gì?

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vitamin E là gì?

    Tác dụng

    Tác dụng của vitamin E là gì?


    Vitamin E là chất chống oxy hóa có trong thực phẩm cũng như các loại đậu, hạt và các loại rau lá xanh. Vitamin E là một loại vitamin tan trong dầu quan trọng, góp phần trong nhiều quá trình của cơ thể.

    Công dụng của viatmin E là điều trị hoặc ngăn ngừa thiếu hụt vitamin E. Những người mắc một số bệnh có thể cần thêm vitamin E.

    Bạn nên dùng vitamin E như thế nào?


    Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng vitamin E, chẳng hạn như vitamin E dạng uống hoặc vitamin E bôi mặt.

    Sử dụng các sản phẩm vitamin E đúng theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc kéo dài hơn so với khuyến cáo. Vitamin E có tác dụng tốt nhất nếu bạn dùng với thực phẩm.

    Đối với dạng dung dịch, bạn đo thuốc bằng ống tiêm, muỗng hoặc ly thuốc đặc biệt được cung cấp. Nếu bạn không có một thiết bị đo liều, hãy hỏi dược sĩ.

    Thuốc lỏng chứa đường hóa học có thể chứa phenylalanine. Kiểm tra nhãn thuốc nếu bạn mắc bệnh phenylketon niệu (PKU).

    Nếu bạn cần phẫu thuật hoặc thực hiện thủ thuật y khoa, cho bác sĩ phẫu thuật biết bạn đang sử dụng vitamin E. Bạn có thể cần phải ngừng sử dụng thuốc trong một thời gian ngắn.

    Bạn nên bảo quản vitamin E như thế nào?


    Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

    Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

    Liều dùng


    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

    Liều dùng vitamin E cho người lớn như thế nào?


    Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiếu vitamin E:


    Liều điều trị: 60-75 đơn vị uống mỗi ngày một lần.

    Liều phòng ngừa: 30 đơn vị uống mỗi ngày một lần.

    Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh
    rối loạn vận động Tardive:

    600-1600 đơn vị uống mỗi ngày.

    Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh
    thiếu máu hồng cầu hình liềm:

    450 đơn vị uống mỗi ngày.

    Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh
    Alzheimer:

    1000 đơn vị uống hai lần mỗi ngày.

    Liều dùng thông thường cho người lớn
    cần bổ sung chế độ ăn uống:

    Dung dịch uống (AQUA-E): 200 đơn vị (10 mL) đường uống mỗi ngày một lần.

    Liều dùng vitamin E cho trẻ em như thế nào?


    Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh
    thiếu Vitamin E:

    1 đơn vị/kg/ngày, uống vitamin E hỗn hòa với nước.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em
    phòng ngừa bệnh võng mạc:

    Phòng ngừa bệnh võng mạc do sinh non hoặc loạn sản phế quản phổi (BPD) thứ cấp để điều trị bằng oxy: 15-30 đơn vị/kg/ngày để duy trì nồng độ trong huyết tương ở mức 1,5-2 mcg/ml (có thể cần liều cao như 100 đơn vị/kg/ngày). Lưu ý: AAP xem xét không khuyến cáo sử dụng liều và đường dùng này.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em
    mắc bệnh xơ nang:

    Uống 100 đến 400 đơn vị/ngày.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em
    bổ sung ăn uống:

    Cách dùng: 1 đơn vị vitamin E = 1 mg dl-alpha-tocopherol acetate.

    Đường uống:

    Sử dụng đủ:

    1 đến dưới 6 tháng: 4 đơn vị hàng ngày.

    6 đến dưới 12 tháng: 5 đơn vị hàng ngày.

    Khuyến cáo hàng ngày cho phép (RDA):

    1-3 tuổi: 6 đơn vị hàng ngày.

    4-8 tuổi: 7 đơn vị hàng ngày.

    9-13 tuổi: 11 đơn vị hàng ngày.

    13 tuổi và lớn hơn: 15 đơn vị hàng ngày.

    Vitamin E có những dạng và hàm lượng nào?


    Vitamin E có những dạng và hàm lượng sau:
    • Dạng lỏng;
    • Dung dịch;
    • Viên nén;
    • Viên nang lỏng;
    • Viên nén nhai;
    • Bột pha dung dịch;
    • Viên nang.


    Bên cạnh có ở dạng thực phẩm chức năng và thuốc, vitamin E còn có nhiều trong một loại thực phẩm sau:
    • Hạnh nhân. 100g hạnh nhân có chứa tới 26,2mg vitamin E. Bạn có thể dùng hạnh nhân tươi hoặc các sản phẩm từ hạnh nhân.
    • Củ cải. Củ cải cung cấp khoảng 17% giá trị vitamin E bạn cần nạp mỗi ngày.
    • Hạt dẻ. Hạt dẻ chứa nhiều viatmin E và các chất dinh dưỡng khác.
    • Rau cải xanh. Rau cải xanh cung cấp nhiều viatmin như vitamin E, A, C, K và folate.
    • Rau bina. Không chỉ giàu vitamin E, rau bina còn có nhiều chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi và folate.
    • Bơ. Bạn có biết nửa quả bơ có chứa tới 2mg vitamin E, đây chính là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào.
    • Bông cải xanh. Bông cài xanh có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin E.


    Tác dụng phụ


    Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vitamin E?

    Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng với vitamin E: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

    Ngưng dùng vitamin E và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:
    • Đau đầu, chóng mặt, thay đổi thị lực;
    • Cảm giác choáng váng, muốn ngất xỉu;
    • Suy nhược bất thường hoặc cảm giác mệt mỏi;
    • Tiêu chảy, đau bụng;
    • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (chảy máu cam, chảy máu nướu răng).


    Tác dụng phụ thông thường có thể bao gồm:
    • Buồn nôn;
    • Cảm giác mệt mỏi;
    • Đau đầu;
    • Phát ban nhẹ.


    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
    Thận trọng/ Cảnh báo

    Trước khi dùng vitamin E bạn nên biết những gì?


    Khi quyết định sử dụng một loại thuốc, phải cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi dùng thuốc. Bạn và bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra quyết định. Đối với thuốc này, có những điều cần được xem xét như sau:

    Dị ứng


    Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng bị bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc khác. Nói với bác sĩ nếu bạn bị bất kỳ bệnh dị ứng nào khác, chẳng hạn như dị ứng các loại thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc động vật. Đối với sản phẩm không kê toa, đọc kỹ thành phần thuốc được ghi trên nhãn hoặc bao bì.

    Trẻ em


    Chưa có báo cáo về các vấn đề xảy ra ở trẻ em với liều lượng khuyến cáo hàng ngày bình thường hàng ngày. Bạn nên kiểm tra với bác sĩ nếu bạn cho trẻ dùng thuốc này. Trong trường hợp sinh non, các bé phải được bổ sung các vitamin cần thiết. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ sinh non có thể có nồng độ vitamin E thấp. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên bổ sung vitamin E cho trẻ.

    Người cao tuổi


    Chưa có báo cáo về các vấn đề xảy ra ở người cao tuổi với liều lượng khuyến cáo hàng ngày bình thường hàng ngày.
    Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú


    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
    Tương tác thuốc

    Vitamin E có thể tương tác với thuốc nào?


    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc tần suất sử dụng một hoặc hai loại thuốc:
    • Dicumarol.


    Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây ra tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể được điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc cùng được kê toa, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc:
    • Warfarin.

    Thức ăn và rượu bia có tương tác tới vitamin E không?


    Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
    Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến vitamin E?


    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
    • Vấn đề về máu. Khi dùng vitamin E với liều lượng lớn hơn 800 đơn vị mỗi ngày trong thời gian dài có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn.

    Khẩn cấp/ Quá liều

    Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?


    Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
    Bạn nên làm gì nếu quên một liều?


    Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.


    Je suis comme je suis
    Je suis faite comme ça
    Que voulez-vous de plus?
    Que voulez-vous de moi?

  • #2
    Vitamin E là một thành phần quan trọng giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể là một chất chống oxy hóa giúp làm chậm các quá trình gây tổn thương tế bào.

    1. Vitamin E là gì?

    Vitamin E là một vitamin tan trong dầu, có trong nhiều loại thực phẩm như dầu thực vật, ngũ cốc, thịt, trứng, hoa quả, rau xanh, và dầu mầm lúa mạch. Cơ thể con người có thể hấp thu vitamin E từ thực phẩm hoặc qua viên uống bổ sung.
    Vitamin E được sử dụng để điều trị cho các trường hợp thiếu vitamin E - tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra ở những người có rối loạn di truyền và ở trẻ sinh non rất nhẹ cân. Vitamin E cũng được sử dụng trong một số trường hợp khác.

    2. Những trường hợp nào cần bổ sung vitamin E?

    Vitamin E được sử dụng trong nhiều trường hợp như:
    • Rối loạn vận động có thiếu vitamin E: Rối loạn vận động do di truyền gây thiếu vitamin E nghiêm trọng, do đó trong quá trình điều trị cần bổ sung vitamin E.
    • Thiếu vitamin E: Các trường hợp thiếu vitamin E có thể điều trị và phòng tránh rất đơn giản bằng viên bổ sung vitamin E đường uống.
    • Bệnh Alzheimer: Vitamin E có thể làm chậm quá trình mất trí nhớ ở bệnh nhân mắc bệnh mức độ trung bình. Bên cạnh đó vitamin E cũng có khả năng làm chậm quá trình tiến triển chung của bệnh, giúp bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình kéo dài khoảng thời gian có thể tự chăm sóc bản thân trước khi cần nhờ cậy đến sự chăm sóc từ người khác. Tuy nhiên vitamin E không thể ngăn chặn hoàn toàn tiến triển của bệnh.
    • Sa sút trí tuệ: Một số nghiên cứu gợi ý đàn ông nếu bổ sung đồng thời vitamin E và vitamin C có thể giảm nguy cơ tiến triển một số thể sa sút trí tuệ nhất định, nhưng không có tác dụng giảm nguy cơ đối với sa sút trí tuệ của Alzheimer.
    • Thiếu máu: Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin E làm tăng đáp ứng với thuốc erythropoietin (thuốc kích thích tăng sinh hồng cầu) ở bệnh nhân lọc máu nhân tạo (cả trẻ em và người lớn).
    • Beta - thalassemia: Bổ sung vitamin E đường uống dường như có lợi trên những trẻ em mắc beta - thalassemia kèm thiếu vitamin E.
    • Ung thư bàng quang: Uống bổ sung 200 IU vitamin E mỗi ngày trong hơn 10 năm dường như giúp giảm nguy cơ tử vong.
    • Bảo vệ mô lành trong hóa trị: Sử dụng vitamin E trên da kết hợp với dimethyl sulfoxide (DMSO) dường như có hiệu quả trong việc ngăn chặn hóa chất trị liệu thấm vào mô tế bào xung quanh.
    • Phòng ngừa tổn thương thần kinh trong hóa trị: Uống vitamin E (alpha - tocopherol) trước và sau trị liệu với cisplatin có thể giảm nguy cơ tổn thương thần kinh.
    • Đau bụng kinh: Uống vitamin E ở thời điểm trước 2 ngày ra huyết, uống trong 5 ngày có thể giảm mức độ và thời gian đau, cũng như giảm lượng máu kinh.
    • Hội chứng tiền kinh nguyệt: Uống bổ sung vitamin E dường như giúp giảm lo lắng cũng như cảm xúc tiêu cực ở một số phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt.
    • Tăng khả năng sinh sản ở nam giới: Nam giới có vấn đề về sinh sản uống bổ sung vitamin E làm tăng tỉ lệ thụ thai, nhưng uống đồng thời vitamin E liều cao với vitamin C không mang lại kết quả tốt hơn.
    • Xuất huyết nội sọ, xuất huyết não thất: bổ sung vitamin E đường uống dường như có hiệu quả trong điều trị xuất huyết nội sọ, xuất huyết não thất ở trẻ sinh non.
    • Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non: sử dụng vitamin E đường uống có hiệu quả trong điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non.



    3. Liều bổ sung vitamin E

    Các nghiên cứu đã đưa ra liều lượng sử dụng vitamin E như sau: vitamin E sử dụng tương đối an toàn mà không có bất kì tác dụng không mong muốn nào khi sử dụng liều 15 mg hàng ngày đối với người trưởng thành.
    Giới hạn sử dụng vitamin E theo độ tuổi:
    • Từ 1 - 3 tuổi: không quá 200 mg/ngày
    • Từ 4 - 8 tuổi: không quá 300 mg/ngày
    • Từ 9 - 13 tuổi: không quá 600 mg/ngày
    • Từ 14 - 18 tuổi: không quá 800 mg/ngày
    • Từ 19 tuổi trở lên: không quá 1000 mg/ngày

    Khi sử dụng quá liều vitamin E có thể gặp phải:
    • Buồn nôn, nôn
    • Tiêu chảy
    • Đau bụng
    • Mệt mỏi
    • Đau đầu
    • Nhìn mờ
    • Phát ban
    • Bầm tím và chảy máu.

    Một số trường hợp đặc biệt nên lưu ý:
    • Phụ nữ mang thai: Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác hại trên giai đoạn đầu của thai nhi nên phụ nữ mới mang thai không nên bổ sung vitamin E trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
    • Đái tháo đường: Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ suy tim trên bệnh nhân đái tháo đường, do đó những bệnh nhân này cần tránh sử dụng vitamin E liều cao.
    • Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ tử vong trên những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, do đó những bệnh nhân này nên tránh vitamin E liều cao.
    • Thiếu vitamin K: Vitamin E có thể làm trầm trọng thêm bệnh trạng ở những bệnh nhân có nồng độ vitamin K quá thấp.
    • Chảy máu: vitamin E có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, do đó cần lưu ý trên những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu như bị rối loạn đông máu, sắp phẫu thuật,...

    4. Tương tác thuốc

    Khi sử dụng vitamin E cùng các thuốc khác cần thận trọng trong những trường hợp dưới đây:
    • Khi dùng cùng với cyclosporine (neoral, sandimmune): sử dụng liều cao vitamin E có thể làm tăng hấp thu cyclosporine của cơ thể, từ đó làm tăng tác dụng cũng như các tác dụng không mong muốn của cyclosporine.
    • Các thuốc chuyển hóa qua gan (chu trình cytochrome P450 3A4) : sử dụng vitamin E đồng thời với các thuốc chuyển hóa qua gan có thể làm tăng quá trình chuyển hóa thuốc, từ đó làm giảm hiệu lực của thuốc. Một số thuốc chuyển hóa qua gan có thể bị ảnh hưởng là: lovastatin, ketoconazole, itraconazole, fexofenadine, triazolam và nhiều thuốc khác.
    • Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu: vitamin E có tác dụng làm chậm quá trình đông máu, do đó nếu sử dụng cùng các thuốc có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu sẽ xảy ra nguy cơ chảy máu. Các thuốc đó là: aspirin, clopidogrel, diclofenac, ibuprofen, naproxen, dalteparin, enoxaparin, heparin, warfarin,...





    Je suis comme je suis
    Je suis faite comme ça
    Que voulez-vous de plus?
    Que voulez-vous de moi?

    Comment


    • #3

      cụ Ế lúc này già cả lụm khụm rồi nên phải nạp đủ loại thứ thuốc bổ tá lã để dưỡng sức ... già hén

      Comment


      • #4
        Nguyên Văn Bài Viết Của FBI Bụi View Post

        cụ Ế lúc này già cả lụm khụm rồi nên phải nạp đủ loại thứ thuốc bổ tá lã để dưỡng sức ... già hén
        Mới bắt đầu 4 bó mừ dám chê Evo tui gìa hử


        Je suis comme je suis
        Je suis faite comme ça
        Que voulez-vous de plus?
        Que voulez-vous de moi?

        Comment


        • #5
          Ế nên bắt chước 7 dùng Viagra đi, loại multi-Vitamin Đừng dùng quá liều, coi chừng bị cháy da như 7
          "Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful"

          Comment


          • #6
            Nguyên Văn Bài Viết Của Hiệp Khách View Post
            Ế nên bắt chước 7 dùng Viagra đi, loại multi-Vitamin Đừng dùng quá liều, coi chừng bị cháy da như 7
            Đừng có nghe lời Bác HK, viagra mắc lém

            Comment


            • #7
              Nguyên Văn Bài Viết Của Hiệp Khách View Post
              Ế nên bắt chước 7 dùng Viagra đi, loại multi-Vitamin Đừng dùng quá liều, coi chừng bị cháy da như 7
              Hôm nay mới biết tại sao bác Ái kêu 7 chà dà, lý do là bác 7 dùng quá liều bị cháy da


              Je suis comme je suis
              Je suis faite comme ça
              Que voulez-vous de plus?
              Que voulez-vous de moi?

              Comment


              • #8
                Nguyên Văn Bài Viết Của evolution View Post
                Hôm nay mới biết tại sao bác Ái kêu 7 chà dà, lý do là bác 7 dùng quá liều bị cháy da
                Chịu thua Cụ Ế và Bac HK luôn

                Comment

                Working...
                X